Đại tướng Nguyễn Chí Thanh 3 Những bức thư qua hai đầu Nam – Bắc Cuối năm 1963, sau khi đi họp Bộ Chính trị về, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh báo cho vợ biết Bác và Đảng lại điều ông trở lại quân ngũ. Ông sẽ vào miền Nam chiến đấu. Bà Cúc biết rõ, đây là tâm nguyện từ lâu của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Khi mới ở Việt Bắc về Hà Nội, các tướng lĩnh đồng hương tới chơi, thường ước ao sớm được về đánh giặc giải phóng quê hương. Mệ (mẹ của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) đi ngang nghe mấy chàng đồng hương bàn chuyện về giải phóng quê hương liền “hứ” lên một tiêng và nói: “Có giỏi thì vô Nam mà đánh giặc”. Điều đó đã thành sự thật. Lúc này Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam Việt Nam. Cuốn sách “Nguyễn Chí Thanh - sáng trong như ngọc, một con người” ghi lại: “Trái tim người vợ đau nhói. Chị nghĩ: “Đã làm tướng thì lẽ đương nhiên phải ra trận”. Chị chỉ nghĩ thương anh, lo sức khỏe của anh, bởi gần đây khi làm việc nhiều anh hay ôm ngực kêu khó thở”. Lúc đó, bà Cúc mới đi chữa bệnh về. Bà không khỏe từ khi mất đứa con đầu lòng ở chiến khu Trị Thiên trong kháng chiến chống Pháp. Bức ảnh được chụp năm 1960 hôm đại tướng Nguyễn Chí Thanh (người ngoài cùng bên phải) hôm về thăm HTX nông nghiệp Đại Phong (Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình)- một điển hình về phong trào hợp tác hóa và sản xuất nông nghiệp. Tháng 9/1964, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư quân ủy Trung ương Nguyễn Chí Thanh chính thức vào Nam với cương vị Chính ủy quân giải phóng miền Nam, bên cạnh có Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh, tư lệnh Trần Văn Trà Cuộc tiễn đưa ông vào Nam có Bác Hồ, lãnh đạo Đảng, Chính phủ, quân đội và gia đình thật quyến luyến Tại căn cứ của Trung ương Cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng Bộ chỉ huy Miền thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời mọi động thái mới của Mỹ và quân đội Sài Gòn trên chiến trường để đề ra chủ trương, biện pháp kịp thời và hiệu quả. Từ thực tế chiến đấu của quân và dân miền Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đi tìm lời giải cho câu hỏi: Làm thế nào để quân và dân miền Nam có thể đánh thắng được mấy chục vạn quân Mỹ? Những lá thư đã trở thành cầu nối Nhiệm vụ nặng nề là thế, công việc vất vả phức tạp là thế nhưng trong những bức thư gửi ra Bắc, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đều nói với vợ là: “Làm ăn khấm khá. Sức khỏe tốt. Đừng lo cho anh ”. (Vì nguyên tắc giữ bí mật nghiêm ngặt nên tên của hai vợ chồng cũng được đổi: Thanh là Nam và Thao, Cúc đổi thành Lý ) Anh Thao ơi! Cúc dặn nhé: Công việc làm ăn của anh nặng nhọc nhiều, anh cố bồi dưỡng để đủ sức khỏe làm ăn lâu dài anh nhé. Cúc chỉ mong anh đừng ốm đau, làm ăn ngày càng phát tài hơn nữa, thu nhập ngày càng cao hơn nữa, là Cúc và tất cả gia đình mừng rồi. Còn mọi việc ăn ở của gia đình đã có Cúc và bà con giúp đỡ, anh yên tâm. Lần nữa mong anh khỏe, nhớ anh nhiều. Anh năng viết thư cho Cúc với. Gửi lời thăm Thuận, Duệ và tất cả bà con quen biết Đằng sau bức thư này, còn có một dòng chữ to, ngã nghiêng như cua bò: BA ƠI MUA SÚNG LỤC CHO CON - VỊNH. Người con trai út của ông, đã tự viết những dòng thư đầu tiên cho cha mà không cần mẹ cầm tay. Trong bức thư gửi tháng 4/1965, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh viết: Lý yêu mến, Vừa nhận được cả thư và ảnh của gia đình - Mừng lắm. Chắc Lý đã nghe anh bạn kể chuyện nhiều và rõ. Nghe nói Lý khỏe hơn trước nhiều, và nhìn trong ảnh thấy Lý có mập hơn trước, mừng lắm. Sức khỏe của anh vẫn tiếp tục tốt. Cách đây 1 tuần có cân, 58 cân. Tuy làm ăn lao động vất vả nhưng không đến nỗi như trước đây, cho nên vẫn có điều độ, chơi bời săn bắn chút ít, cho nên khỏe hơn trước nhiều về các mặt. Bà con làng nước ở đây nói chung sức khỏe là tốt, vui vẻ. Gửi lời thăm ông bà ngoại. Ba có nhận được thư của Bé, Bé cố gắng học nhé. Hà thì khá, đừng chủ quan tự mãn. Tý có học cả văn hóa, cả nhạc cho khá. Cu Vịnh ngoan nhé! Ba hôn các con, ba cố làm ăn khá để gửi tiền về nuôi các con. Các con phải lo học tập, lao động, tu dưỡng đạo đức cho ngoan. Thảo khỏe nhé. Thăm tất cả, chúc mạnh khỏe tất cả. Anh sẽ nhớ lời Lý dặn. Mong Lý, các con, các ông bà mạnh khỏe. Họ đã gặp lại nhau! Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ra đi đột ngột vào tháng 7/1967, đêm trước ngày ông dự định quay trở lại chiến trường miền Nam để chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968. Trước đó mấy tháng, ông vừa từ chiến trường trở về Hà Nội… Cô Nguyễn Thanh Hà kể lại, những ngày sau đó, lâu lâu trong giấc ngủ, Mẹ hét kêu tên Ba. Mẹ đem những bức thư Ba viết cho Mẹ ở Thanh Chương, Liên Khu 4, Việt Bắc ra đọc. Vừa đọc vừa cười lại vừa khóc… Có lần, Mẹ gọi tôi vào đặt xấp thư của Ba xuống và khen: “Ba Hà là người thật thà nhất nước? Có ai đời đi kể chuyện người yêu cũ của mình cho vợ nghe…” “Chỉ sau khi Ba mất, chúng tôi mới hiểu tình yêu Mẹ giành cho Ba như thế nào. Hơn 10 năm sau ngày đó, cho tới khi Mẹ cũng ra đi, Mẹ sống trong địa ngục vì nỗi nhớ Ba không gì bù đắp nổi. Mẹ sống vì chúng tôi nhưng tâm hồn Mẹ đã chết từ ngày 6/7/1967” – cô Hà nói. Nghe vậy, chúng tôi chợt có niềm tin rằng, ở một nơi nào đó, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và bà Cúc đã gặp lại nhau… . Đại tướng Nguyễn Chí Thanh 3 Những bức thư qua hai đầu Nam – Bắc Cuối năm 19 63, sau khi đi họp Bộ Chính trị về, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh báo cho vợ biết Bác. của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Khi mới ở Việt Bắc về Hà Nội, các tướng lĩnh đồng hương tới chơi, thường ước ao sớm được về đánh giặc giải phóng quê hương. Mệ (mẹ của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) . 9/1964, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư quân ủy Trung ương Nguyễn Chí Thanh chính thức vào Nam với cương vị Chính ủy quân giải phóng miền Nam, bên cạnh có Bí thư Trung ương Cục Nguyễn