THANH TRA KỸ THUẬT AN TOÀN CÁC NỒI HƠI - 2 doc

6 242 1
THANH TRA KỸ THUẬT AN TOÀN CÁC NỒI HƠI - 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

8 NHỮNG QUY ĐỊNH BỔ SUNG ĐỐI VỚI NỒI HƠI ĐẦU MÁY XE LỬA 13.1 Những quy định của quy phạm này cùng với những điều bổ sung và sửa đổi dưới đây áp dụng cho các nồi hơi đầu máy xe lửa dùng trong các xí nghiệp công nghiệp, xí nghiệp vận tải đường sắt và hầm mỏ trừ các điều1.10, 3.5, 3.16, 3.18, 3.19, 3.29, 3.38, 3.39, 3.40, 3.41, 3.42, 3.43, 3.44, 6.15, 6.16, 6.17, 6.18, 3.35, 6.36, 6.40, 646, 6.47, 6.48, chương VII, chương IX và chương XII. 13.2. Trước khi cho xuất xưởng nồi hơi đầu máy xe lửa mới chế tạo, phải gắn trên một nồi hơi đầu tấm nhãn hiệu bằng kim loại mẫu hình chữ nhật có kích thước 140 x 90mm trong đó ghi các số liệu sau : a) Tên nhá máy chế tạo b) Số chế tạo và tháng năm chế tạo. c) Aùp suất làm việc cho phép lớn nhất, at. d) Đầu máy loại số. e) Ngày tháng khám nghiệm lần đầu. Khi đầu máy vào cấp sửa chữa nếu tấm nhãn hiệu này bị nứt, hỏng xí nghiệp sửa chữa phải căn cứ vào lý lịch nồi hơi để làm lại theo đúng yêu cầu quy định trên. 13.3. Ngoài tấm nhãn hiệu quy định trong điều 13.2 còn phải đóng bằng chữ chìm trên mỗi khúc thân nồi (cạnh mối hàn ngang) các số liệu dưới đây : a) Tên nhà máy chế tạo. b) Số chế tạo và tháng năm chế tạo. c) Aùp suất làm việc cho phép, lớn nhất, at. 9 13.4. Aùp kế dùng cho nồi hơi đầu máy xe lửa pải có đường kính không nhỏ hơn 160mm còn cấp chính xác thì không thấp hơn 1,5. Aùp kế phải nối vào phần chứa hơi của nồi hơi bằng ống xiphong. Ống xiphong này phải uốn ít nhất 2 vòng với đường kính trong từ 80 đến 120mm. Chỗ lắp áp kế phải có đèn soi sáng và phải được bảo vệ khỏi tác động của nhiệt bức xạ làm hư hỏng áp kế. Aùp kế phải được kiểm tra 6 tháng một lần. Phải được kiểm tra trong các lần sửa chữa lớn và cả những trường hợp có nghi ngờ về độ chính xác của nó. Sau khi kiểm tra và hiệu chính phải dán trên mặt áp kế một miếng giấy nhỏ khổ 15 x 30mm có ghi rõ ngày tháng và đơn vị kiểm tra. 13.5. số lượng và kích thước van an toàn phải được kiểm tra theo công thức : mdh = 0,0075 D P Trong đó : n - Số lượng van an toàn đã đạt. d - Đường kính lỗ thông của van an toàn, cm. D - Sản lượng hơi của nồi hơi, kg/h. h - Chiều cao nâng lên của van, cm. P – Aùp suất tuyệt đối của hơi trong nồi hơi, at. 13.6. Khả năng thoát hơi của van an toàn nồi hơi đầu máy xe lửa phải được xác định theo điều 6.45 của quy phạm này. 13.7. Các van an toàn nồi hơi đầu máy xe lửa phải được điều chỉnh sau : a) Van thứ nhất phải bằng p + 0,2at. 10 b) Van thứ hai phải bằng p + o,4at. Các van an toàn sau khi đóng kín hoàn toàn, áp suất trong nồi hơi không được giảm quá 0,5at so với áp suất làm việc lớn nhất của nồi hơi. 13.8. Số lượng đinh chì lắp đặt cho mỗi nồi hơi đầu máy xe lửa do cơ quan thiết kế quy định nhưng ít nhất phải là 2 đinh chì, chỉ cho phép đặt 1 đinh chì với nồi đun đầu máy xe lửa chạy đường hẹp dưới 1000mm. Yêu cầu kỹ thuật của đinh chì phải theo đúng quy định ở điều 6.10 của quy phạm này. 13.9. Mỗi lần cạo rửa nồi hơi phải kiểm tra tình trạng của các đinh chì. Cứ 3 tháng phải đức lại đinh chì một lần và cả những trường hợp phát hiện thấy tình trạng kỹ thuật không tốt cũng phải đúc lại. Sau khi đúc đinh chì phải được cạo rửa sạch sẽ, kiểm tra kỹ lưỡng và phải thử bằng sức nước đến áp suất bằng p + 5at (p là áp suất làm việc lớn nhất của nồi hơi at). Nếu thử tốt thì đơn vị sử dụng phải đóng dấu chìm lên mặt trên của đinh chì các số liệu sau : - Ký hiệu đơn vị đúc. - Ngày tháng, năm đúc. Sau đó phải in dấu đinh chì vào một tờ giấy riêng để lưu vào lý lịch hộ chiếu của nồi hơi. 13.10. Mỗi nồi hơi đầu máy xe lửa phải có hai ống thủy và hoạt động độc lập với nhau, cho phép đặt một ống thủy và một hệ thống 3 vòi thử nước (một vòi chỉ mức nước thấp nhất, một vòi chỉ mực nước trung bình và một vòi chỉ mực nước cao nhất trong nồi hơi). 11 Trên mặt tấm cửa lò cạnh ống thủy phải gắn một mũi tên bằng kim loại sơn màu đỏ chỉ mức nước thấp nhất cho phép. Khoảng cách từ mức thấp nhất trên ống thủy đến mép dưới ống thủy phải từ 5 đến 10mm. Ống thủy phải có đèn soi sáng rõ ràng để công nhân vận hành quan sát mức nước trong nồi hơi. 13.11. Độ sáng mặt nước nồi hơi đầu máy xe lửa phải không nhỏ hơn 50 luymen, còn các chỗ khác thì không nhỏ hơn 20 luymen. 13.12. Mỗi nồi hơi đầu máy xe lửa phải có 2 bơm cấp nước hoạt động độc lập với nhau, mỗi bơm phải bảo đảm cấp đủ nước khi nồi hơi làm việc với sản lượng hơi lớn nhất. Các máy bơm phải bảo đảm làm việc tốt đều, trong số đó phải có một bơm có khả năng làm việc khi nhiệt độ nước đến 70 oC . Trên mỗi đường nước phải đặt van khóa và van một chiều. Các máy bơm cấp nước phải có vòi chữa cháy và đầu ống nối đúng tiêu chuẩn. 13.13. Thời gian khám nghiệm các nồi hơi đầu máy xe lửa phải theo đúng điều 10.3 của quy phạm này nhưng có bổ sung : a) Khám nghiệm định kỳ tiến hành theo mỗi kỳ sửa chữa lớn nồi hơi, nhưng không quá 6 năm đối với nồi hơi mới đưa vào sử dụng lần đầu. Thời hạn khám nghiệm định kỳ tiếp theo do cán bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn quy định theo tình trạng kỹ thuật của nồi hơi, nhưng không quá 6 năm. b) Khám nghiệm định kỳ toàn bộ nồi hơi được tiến hành phù hợp với mỗi kỳ sửa chữa vừa, nhưng không quá 2 năm. 12 13.14. Độ mòn giới hạn đối với từng bộ phận, từng chi tiết cụ thể của nồi hơi đầu máy xe lửa, do cơ quan cấp trên có thẩm quyền quy định. 13.15. Nồi hơi đầu máy xe lửa đã sử dụng trên 12 năm mà không có biện pháp nào khác để loại trừ cặn cứng dày quá 1mm bám trên các tấm hộp lửa, thì phải tháo các tấm hộp lửa ra để khử cặn cứng và kiểm tra hiện tượng rạn nứt ở phía trong và phía ngoài các tấm hộp lửa này. 13.16. Nồi hơi đầu máy xe lửa đã sử dụng từ 40 năm trở lên, các tấm tôn cũ phải được khảo sát cơ tính một mẫu cho mỗi tấm nguyên và chiếu siêu âm 100% các mối hàn. Các kết quả thu được phải phù hợp với yêu cầu của quy phạm này. Trong mỗi kỳ sửa chữa lớn (khám nghiệm định kỳ 6 năm) cũng phải kiểm tra bằng siêu âm các mối hàn giao nhau và những chỗ nghi ngờ. Các mối hàn sửa chữa vá, táp, thay, đắp các ổ ăn mòn đều phải kiểm tra bằng siêu âm 100%. Chương XIV ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG NỒI HƠI (Được thay thế bằng TCVN 6006 – 1995) Chương XV ĐIỀU TRA SỰ CỐ VÀ TAI NẠN DO SỰ CỐ XẢY RA (Được thay thế bằng TCVN 6007 – 1995) Chương XVI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH QUY PHẠM 16.1. Quy phạm này có hiệu lựckể từ ngày 1/1/1982 đối với tất cả đơn vị thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng nồi hơi, nồi đun thuộc các Bộ, các ngành và các địa phương trong cả nước. 13 16.2. Những nồi cũ không đủ điều kiện thi hành quy phạm này sẽ do cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn chịu trách nhiệm đăng ký nồi đó xét châm chước riêng cho từng trường hợp cụ thể. Đối với những vấn đề kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến an toàn thì trước khi châm chước phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan ban hành quy phạm 16.3. Thủ trưởng các đơn vị thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng nồi hơi, nồi đun nước nóng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước khi vi phạm quy phạm này. Đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm do những người dưới quyền gây ra. 16.4. Những người vi phạm quy phạm này, tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý kỷ luật theo chế độ hiện hành. CHỦ NHIỆM KHOA HỌC KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG VÀ KỸTHUẬT NHÀ NƯỚC THỨ TRƯỞNG Lê Khắc đã ký Phan Văn Hựu đã ký . van an toàn, cm. D - Sản lượng hơi của nồi hơi, kg/h. h - Chiều cao nâng lên của van, cm. P – Aùp suất tuyệt đối của hơi trong nồi hơi, at. 13.6. Khả năng thoát hơi của van an toàn nồi. dụng nồi hơi, nồi đun thuộc các Bộ, các ngành và các địa phương trong cả nước. 13 16 .2. Những nồi cũ không đủ điều kiện thi hành quy phạm này sẽ do cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn chịu. lớn nồi hơi, nhưng không quá 6 năm đối với nồi hơi mới đưa vào sử dụng lần đầu. Thời hạn khám nghiệm định kỳ tiếp theo do cán bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn quy định theo tình trạng kỹ thuật

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan