Thần Đồng Quyền – Võ cổ truyền Người xưa quan niệm truyền thụ võ công là việc trang nghiêm, người học đến võ đường phải làm lễ nhập môn, bái tổ, bái sư. Nghi thức ấy xem ra cổ mà kính, đó là khởi nguồn của lễ. Võ thuật bắt đầu bằng lễ và kết thúc cũng bằng lễ. Chính từ những quan niệm xưa ấy mà thầy trò giữ lễ với nhau, lấy nhân nghĩa làm tiêu chí hành xử. Thầy sẽ là tấm gương soi trong sáng cho hậu thế, lời nói đi đôi với việc làm, tri hành hợp nhất. Ngoài khả năng chuyên môn, tư cách đạo đức, người thầy còn làm sáng lên nhân cách xử thế, người học nhìn vào mà noi theo. Người xưa trọng tinh thần hơn trọng vật chất, do vậy ít nghe chuyện khoe khoang, quảng cáo, công nghệ đánh phấn tô hồng chữ tôi, mà tâm niệm học võ là để phát huy chữ đức. Không có chuyện dùng thủ đoạn thấp hèn độc quyền xưng bá đồ vương, mà cùng nhau chung sống, nên thế đạo võ lâm như khu rừng có nhiều gỗ quý. Đức Khổng tử được hậu thế tôn xưng là “Vạn thế sư biểu” nhưng khiêm tốn vô cùng. Ngài nói: “Thuật nhi bất tác – có nghĩa là chỉ thuật lại (chuyện trời đất) chứ không phải là người làm ra”. Võ cổ truyền Việt Nam không dùng tên gọi bài quyền số 1, bài quyền số 2; không dùng tên thế chém số 1, thế đá số 2… mà là Lão mai quyền, Ngọc trản quyền, Phượng hoàng quyền, Thái sơn côn, Âm dương song kiếm… Đó là tinh thần người xưa gửi vào bài võ, mỗi tên gọi, danh xưng có âm vang của hồn thiêng sông núi với một tấm lòng thành. Sổ hàng di biểu lưu thiên địa. Nhất phiến đan tâm phó sử thi. Có nghĩa là: Đôi hàng soi dấu lưu muôn thuở. Một tấm lòng son tạc sử xanh. (Cổ thi) Ngày trước người tập Võ cổ truyền Việt Nam gọi bài quyền là thảo bộ, bài binh khí là thảo binh khí hay thảo pháp, như thảo bộ Lão mai, thảo binh khí Ngũ môn côn hoặc Ngũ môn thảo pháp. Thần đồng là tên bài Võ cổ truyền Việt Nam nổi tiếng lâu đời. Thần đồng có hai loại hình: Thần đồng quyên và Thần đồng côn. Lời thiệu bài Võ cổ truyền làm nên nét văn hoá Việt đặc thù không lai tạp. Có người cho rằng để “hiện đại hoá” Võ cổ truyền thì nên gọi là đánh trái, chém phải, đá trước, đạp sau, gối lên, chỏ xuống…, một, hai, ba, bốn… thay lời thiệu cho dễ tập thì thật là uổng công của người xưa vun đắp và thổi hồn vào thế hệ mai sau. Tuy con người làm ra robot nhưng không bao giờ robot có thể thay thế được con người. THẦN ĐỒNG QUYỀN (Thần đồng là đứa trẻ có tài khiếu tuyệt luân, thông minh như thần) Phần 1: Lập bộ Thần đồng hoành ngũ nhạc. Tứ chi liên đả mạc thiện tài. Lưỡng hổ âm dương phi thám tỉnh. Lạc mã hồi đầu bái kim giai. Phần 2: Thủ bái Thần đồng. Ngư ông trì thế. Xổ bộ xuy phong. Hoành khai tả toạ Thái công. Phát hồi địa hổ. Đả song phi chích phụng đơn hành Đản tả đả tả. Đản hữu đả hữu. Phi nhất bộ Thần đồng chắp thủ. Lương biên lập như tiền. (Bình Định Sa Long Cương) *** THẦN ĐỒNG THẢO PHÁP Thủ bái Thần đồng. Ngư ông trì thế. Xổ bộ xuy phong. Phản hồi toạ địa. Phụ tử tương song. Truyền thân bộ trảm. Lưỡng kích tấn công. Chỉ thiên đả hoạch. Lưỡng chỉ khúc quăng. Hồi thân đảm thủ. Lập thế võ hầu. Bạt hình xà tự. Tái tượng ngư ông. Thoái tẩu bãi lai. Song phi đoản dực. Bái tổ lập như tiền. (Võ cổ truyền Bình Định) . hoặc Ngũ môn thảo pháp. Thần đồng là tên bài Võ cổ truyền Việt Nam nổi tiếng lâu đời. Thần đồng có hai loại hình: Thần đồng quyên và Thần đồng côn. Lời thiệu bài Võ cổ truyền làm nên nét văn. Thần Đồng Quyền – Võ cổ truyền Người xưa quan niệm truyền thụ võ công là việc trang nghiêm, người học đến võ đường phải làm lễ nhập môn, bái tổ, bái sư. Nghi thức ấy xem ra cổ mà kính,. giờ robot có thể thay thế được con người. THẦN ĐỒNG QUYỀN (Thần đồng là đứa trẻ có tài khiếu tuyệt luân, thông minh như thần) Phần 1: Lập bộ Thần đồng hoành ngũ nhạc. Tứ chi liên đả mạc