Nấm đường tiêu hoá Nấm đường tiêu hóa là sự phát triển của nấm trong hệ thống đường tiêu hóa khi cơ thể có sức đề kháng yếu. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trong hệ tiêu hóa và rất dễ nhầm với tiêu chảy. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận n ào trong hệ tiêu hóa (google image) Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) mỗi năm tiếp nhận hàng trăm trẻ nhiễm nấm tiêu hóa, không ít trong số đó bị chẩn đoán nhầm là mắc tiêu chảy. Theo bác sĩ Lê Hoàng Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, nếu nhiễm nấm nặng, không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị nhiễm trùng máu, gây khó khăn cho việc điều trị, thậm chí tử vong. Khi bị nấm đường tiêu hóa, trẻ em thường có các biểu hiện như: ăn không tiêu, tiêu chảy có nhớt, quấy khóc, sụt cân, rất giống triệu chứng tiêu chảy. Chỉ khi soi phân, xét nghiệm chất nhầy, bác sĩ mới xác định được nguyên nhân gây bệnh có phải là do nấm hay không. Bác sĩ Phạm Minh Triết, Phòng Sức khỏe Trẻ em Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, kháng sinh có thể gây ra một số triệu chứng ở đường tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Một vài loại kháng sinh bên cạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Khi phần lớn các vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt, bệnh nhân có thể bị nấm miệng, nấm ở đường tiêu hóa, đường sinh dục hoặc bị tiêu chảy. Theo bác sĩ Triết, việc lạm dụng kháng sinh kéo dài và sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, không đúng liều lượng, chủng loại rất nguy hiểm. Kháng sinh sẽ diệt hết vi khuẩn có lợi, phá vỡ thế cân bằng sinh thái trong cơ thể, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Ngoài ra, lạm dụng Corticoid trong điều trị kháng viêm, chống dị ứng cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo cơ hội cho nấm gây bệnh. Tre so sinh bi nam duong tieu hoa – Theo các chuyên gia tiêu hóa, loại nấm gây bệnh trong đường tiêu hóa thường gặp hiện nay là nấm Candida. Candida có khoảng 300 loài và loài gây bệnh phổ biến là nấm Candida tropicalis, Candida parasilosis, Candida guilliermondii, Candida glabrata… cũng gây bệnh nấm đường tiêu hóa. Nấm Candida có ở khắp nơi, đặc biệt dễ theo thức ăn nhiễm vào đường ruột. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, loại này mới sinh sôi nảy nở nhiều và gây bệnh. Theo bác sĩ Triết, nấm là một bệnh lý cơ hội, thường chỉ xảy ra khi có sự suy giảm miễn dịch hoặc sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Để hạn chế bệnh lý do nấm gây ra, trước hết, cần có ý thức trong việc sử dụng thuốc, đặc biệt không được tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây suy giảm miễn dịch cho cơ thể, điển hình là các thuốc có chứa Corticoid. Ngoài ra, cần vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt vận động để cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc phải các bệnh mạn tính, dễ tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn có hại tấn công do sức đề kháng yếu. Vì vậy, cần duy trì sức đề kháng bằng cách cho trẻ ăn uống sạch sẽ, đủ chất dinh dưỡng, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ bú sữa mẹ là một cách tăng sức đề kháng tốt nhất; sau mỗi lần bú, cho trẻ uống nước tráng miệng. Ngoài ra, để chắc chắn trẻ bị nhiễm nấm ở bộ phận nào, do loại nấm gì gây ra, nên đưa trẻ đi nội soi lấy chất nhầy để sinh thiết và làm xét nghiệm hoặc soi phân tươi. Theo Tresosinh . Nấm đường tiêu hoá Nấm đường tiêu hóa là sự phát triển của nấm trong hệ thống đường tiêu hóa khi cơ thể có sức đề kháng yếu. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trong hệ tiêu. khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Khi phần lớn các vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt, bệnh nhân có thể bị nấm miệng, nấm ở đường tiêu hóa, đường sinh. thậm chí tử vong. Khi bị nấm đường tiêu hóa, trẻ em thường có các biểu hiện như: ăn không tiêu, tiêu chảy có nhớt, quấy khóc, sụt cân, rất giống triệu chứng tiêu chảy. Chỉ khi soi phân,