"Đuổi" cơn giận cho con Khi gặp trường hợp khó khăn, không được như mong muốn hoặc bị người lớn tránh mắng hay xích mích với bạn bè… bé thường gặp stress do tức giận. Cha mẹ không nên để con phải “nuốt giận” vào trong (google image) Điều đó rất có hại cho hệ thần kinh non nớt của trẻ. Do vậy, cha mẹ không nên để con phải “nuốt giận” vào trong. Bằng cách nào đó, ít ảnh hưởng đến xung quanh nhất, hãy giúp bé xả “cục tức” và tống khứ cơn thịnh nộ. Âu yếm và trấn an Khi con trẻ gặp rắc rối, vai trò của cha mẹ rất quan trọng bởi sự có mặt của họ cùng những cử chỉ âu yếm, yêu thương, chiều chuộng sẽ làm trẻ thấy yên lòng, vui mừng và mọi bực bội trong người dường như tan biến. Bé luôn có cảm giác đuợc an ủi nếu cha mẹ bên cạnh đúng lúc. Chỉ cần một cái ôm của mẹ, vài lời thủ thỉ của bố, sự ân cần động viên và những cử chỉ yêu thương ấy làm cơn tức giận của con nhanh chóng qua đi. Hãy để bé biết rằng, bạn thực sự quan tâm đến cảm xúc của con. Bức biếm họa Nếu trẻ nổi cơn “tam bành” với ai đó và bắt đầu la hét, tốt nhất, hãy đưa tới chỗ khác để con “hạ hỏa”. Sau đó, bạn có thể đưa cho bé tờ giấy hoặc miếng bìa, cây bút và bảo con vẽ một bức biếm họa về “đối tượng” đã gây ra nỗi bực tức ấy. Nỗi căm giận trong trẻ sẽ khiến bức tranh kia hiện ra với những chi tiết, hình thù chẳng giống ai, rất kỳ quái, thậm chí là khiếm nhã. Tuy nhiên, bạn đừng vội can thiệp mà hãy để cho con trút giận, “tổng sỉ vả” lên bức tranh với những gì bé mường tượng vẽ ra. Như thế, nỗi căm hờn với đối tượng ngoài thực tế trong trẻ sẽ dịu đi rất nhiều. Nếu trẻ chưa biết vẽ, biết viết, có thể bảo con kể lại để bạn ghi chép. Khi hết giận, bé sẽ bỏ phần ghi chép đó hoặc quên ngay. Bạn cũng có thể đưa cho bé “cái thùng rác” bằng vải, bìa cacton hay là cái lọ nào đó phù hợp để con làm “túi hét” và tha hồ la hét những âm thanh khó nghe nhất để biểu lộ cảm xúc và xả cơn tức giận vào đó. “Vật tế thần” Tựa như cái bao cát mà các võ sĩ thường đấm đá vào mỗi khi tập luyện võ. Cái khác là ở đây, nó được thay thế bằng chiếc gối, cái phao bơi hay trái banh cao su lớn. Nếu như cái bao cát thường được vẽ chân dung của địch thủ để các võ sĩ có thêm cảm hứng luyện tập thì “chiếc gối lãnh đòn” không cần vẽ vời gì bởi “kẻ thù” mà trẻ muốn xả giận rất đa dạng nên nếu để trẻ bôi bẩn sẽ có vô khối hình thù phức tạp và bạn sẽ phát mệt vì điều đó. Sau khi “trừng phạt”, xả giận vào vật tế bằng cách dẫm đạp, dậm chân, kéo, xoắn, đập, ném… tùy ý, ngọn núi lửa trong lòng trẻ sẽ dịu xuống. Bạn cũng có thể học theo cách của một số bộ lạc thường làm là nặn cho bé một hình nộm bằng đất sét, hộp xốp hoặc giấy… Theo quan niệm của họ, khi tấn công vào hình nộm đối phương thì kẻ thù bằng xương, bằng thịt cũng sẽ chịu đau đớn. Dù không có niềm tin như người dân của các bộ tộc ít người kia, nhưng nếu có được hình nộm tượng trưng cho kẻ thù với những chi tiết đặc trưng để trẻ vò nát, giẫm bẹp hay ném vào thùng rác… cũng sẽ giúp nỗi tức giận của con tan biến như có phép màu. Đơn giản hơn, “vật tế” có thể chỉ là một tờ giấy đã vẽ sẵn hình một con quái vật nào đó để trẻ tha hồ “hành hạ” nó bằng cách gạch, xóa, vò, xé cho hả giận. Khuyến khích con chạy nhảy quanh nhà, đi bộ hoặc làm những việc ưa thích như đọc sách, xem phim hoạt hình, cho vật nuôi ăn… cũng giúp ích cho bé trong việc tách con thoát khỏi những nghĩ suy của cơn nóng giận. Luôn công bằng Khi gia đình bạn có nhiều trẻ nhỏ thì việc cãi vã, chành chọe, tranh giành, thậm chí đánh nhau giữa chúng là chuyện khó tránh khỏi. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các bé hay tức giận khi không đạt được những gì như mong muốn. Cơn tức giận của con sẽ kéo dài dai dẳng nếu bố mẹ không ra tay trở thành “liên hiệp quốc” để lập lại hòa bình cho cả đôi bên. Bạn không được thiên vị cho anh (chị) hoặc em. Hãy nhẹ nhàng khuyên bảo các con, chẳng hạn như: “Anh (chị) em chơi với nhau phải thật ngoan, phải nhường nhịn cho em vì em bé hơn” hoặc “Cái này không hợp với con, khi nào lớn như anh (chị), con mới được chơi hay sử dụng…”. Cha mẹ cũng thường xuyên kể cho các con những câu chuyện về tình cảm gia đình để trẻ hiểu, tôn trọng và thương yêu nhau hơn. “Mai táng” cơn giận Cũng như người lớn, khi nóng giận, trẻ cũng chỉ muốn “chôn sống” căn nguyên đã khiến bé bực tức. Để giúp trẻ “hô biến” cục tức, bạn hãy bày trò cho con chôn vùi ở đâu đó như gốc cây, chân tường, góc vườn… một vật tượng trưng cho kẻ thù đã gây ức chế cho bé. Đó có thể là một món đồ chơi, một viên sỏi hay một cái cúc áo hay một vật bất kỳ… Sau này, khi cơn giận của con nguôi ngoai, bạn có thể bảo con “xá tội” cho món đồ đó bằng cách đào lên, rửa sạch và cho nó tham gia vào trò chơi của mình. Ngoài ra, các trò chơi vận động khác với chúng bạn như bịt mắt bắt de, mèo đuổi chuột, công an bắt gián điệp, nhảy dây, đá cầu… cũng có thể khiến trẻ vui mà quên đi tức giận. Cha mẹ làm gương Trẻ con hay bắt chước người lớn nên cách bạn xử lý với cơn tức giận chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến con. Hãy là tấm gương tốt cho bé như giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp bực bội hay thất vọng và con bạn cũng sẽ làm như vậy. Cha mẹ có trách nhiệm dạy cho trẻ hiểu rằng, nóng giận là một cảm xúc không thể tránh khỏi. Quan trọng là bạn cần kiểm soát cơn giận theo hướng tích cực để con học theo và ủng hộ chúng khi bé học cách giải quyết tức giận theo hướng tốt nhất. Phương Dung . cho kẻ thù đã gây ức chế cho bé. Đó có thể là một món đồ chơi, một viên sỏi hay một cái cúc áo hay một vật bất kỳ… Sau này, khi cơn giận của con nguôi ngoai, bạn có thể bảo con “xá tội” cho. "Đuổi" cơn giận cho con Khi gặp trường hợp khó khăn, không được như mong muốn hoặc bị người lớn tránh mắng hay xích mích với bạn bè… bé thường gặp stress do tức giận. Cha mẹ không nên để con. vui mà quên đi tức giận. Cha mẹ làm gương Trẻ con hay bắt chước người lớn nên cách bạn xử lý với cơn tức giận chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến con. Hãy là tấm gương tốt cho bé như giữ bình