Giúp bé chống say xe Vừa rồi bé Na cùng bố mẹ về quê thăm ông bà nhưng suốt đường đi Na bị say xe, nôn quá chừng. Mẹ bé Na đang lo lắng làm sao cho Na đừng bị say xe nữa. Say xe thường gặp nhất ở bé 2 - 12 tuổi (google image) Lý do bé bị say xe Theo các nhà khoa học, bé Na bị say xe là do bộ phận giữ thăng bằng trong tai của bé bị kích thích quá nhiều khi tàu, xe chạy với vận tốc không đều, rẽ ngoặt ngoằn ngoèo, những dao động tròng trành; hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không giống với tín hiệu từ tai ví dụ như khi bé đi tàu mà không có cửa sổ (tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển). Say xe không chỉ xảy ra khi đi tàu, đi xe mà còn xảy ra khi đi máy bay, ngay cả khi chơi một số trò chơi ở công viên giải trí. Nhưng mẹ bé Na cũng đừng lo lắng vì say xe không phải là bệnh mà chỉ là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe mà bé Na không thích nghi được. Có những bé không bị say xe Một số bé dễ bị say xe hơn những bé khác. Say xe thường gặp nhất ở bé 2 - 12 tuổi. Trong khi bé sơ sinh và bé mới biết đi dường như là không bị. Hoặc những bé có khả năng thích ứng tốt thì không sao; nhưng với những bé bộ phận giữ thăng bằng trong tai quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí cơ thể thì dễ mắc chứng say xe. Bé Na cảm thấy khó chịu Khi bị chứng say xe, bé Na sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt mỏi, mặt tái, chân tay vã mồ hôi. Đối với những bé bình thường, sự khó chịu sẽ giảm dần và chấm dứt khi xong chuyến đi hoặc bé ra khỏi xe, tàu. Để khỏi bị say xe Sau đây là những biện pháp đơn giản giúp bé khỏi bị say xe: - Để tránh tình trạng này, trước ngày đi cần để bé thư giãn, tránh mệt mỏi. Các mẹ nên cho bé ăn nhẹ không để bé quá đói, hoặc quá no, không nên cho bé dùng đồ uống có gas để tránh dạ dày bị kích thích - Đi ôtô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu thì ngồi ở cuối đoàn tàu, cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió. Khi đi tàu, thuyền nên thì tìm chỗ ngồi thoáng mát, ngoài trời, nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất. Trên máy bay thì tốt nhất nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay. Tránh cho bé ngồi kế người say xe, người hút thuốc lá. - Dùng gừng: gừng tươi hoặc bột gừng khô cũng có tác dụng tốt chống say xe mà lại không có tác dụng phụ. Lấy một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát rồi uống với một cốc nước ấm trước khi khởi hành khoảng 30 phút. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng cho bé ngậm một lát gừng mỏng. Uống thuốc cho khỏi bị say xe Nhưng những thuốc chống say xe không sử dụng cho bé dưới 2 tuổi vì không có bằng chứng nào cho thấy thuốc có hiệu quả và an toàn đối với những bé này. Hầu hết các thuốc sau khi uống sẽ khiến bé lơ mơ, buồn ngủ, bé có thể bị khô mắt, mũi, miệng, khó tiểu, bí tiểu (tác dụng phụ kháng phó giao cảm). Thuốc có tác dụng phòng hơn là trị, do đó cần dùng trước mỗi chuyến đi. Kháng histamin là loại thuốc thường được sử dụng. Để điều trị bớt các triệu chứng say xe cho bé, có thể dùng: cinnarizin (chỉ sử dụng cho bé trên 5 tuổi), promethazin, dimenhydrinat, hoặc diphenhydramin, uống một liều trước 30 phút trước khi khởi hành (tốt nhất là trước 1-2 tiếng) và sau mỗi 6-8h trong suốt hành trình. Có thể uống thuốc cùng với thức ăn hoặc sữa để làm giảm kích thích dạ dày. Phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho bé uống thuốc vì một số bé có thể bị kích động, ảo giác, khó thở và nếu lỡ quá liều thì rất nguy hiểm. Thận trọng đối với bé bị suyễn. Những thuốc này chỉ được ngoại suy từ người lớn chứ cũng chưa có nghiên cứu nào cho bé. Loại thuốc kháng histamin ít gây buồn ngủ hơn như cinnarizin hoặc cyclizin thường được ưa dùng hơn. Các thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ như: loratadin hay cetirizin ít có tác dụng chống say xe. Hyoscin (scopolamin): Scopolamin phòng say xe hiệu quả hơn, ít làm cho bé ngầy ngật nhưng lại nhiều tác dụng phụ kháng phó giao cảm khiến bé khó chịu hơn các thuốc kháng histamine. Nếu dùng dưới dạng miếng dán sau tai thì không sử dụng cho bé dưới 10 tuổi vì tác dụng phụ nguy hiểm. Dán 1 miếng phía sau tai, ở chỗ da khô không có tóc, trước khi khởi hành 6-12 tiếng để cho thuốc ngấm. Khi đến nơi gỡ miếng dán bỏ đi. Với 1 miếng dán là đủ để phòng cho bé yêu một chuyến đi trong 72 giờ rồi. Nếu đi lâu hơn, sau 72 giờ các mẹ phải bỏ miếng cũ đi, và dán 1 miếng mới ở phía tai bên kia. Ngoài ra thuốc còn có dạng uống, dạng này có thể dùng cho bé từ 4 tuổi, phải cho bé uống trước khi đi 30 phút và lặp lại mỗi 6 tiếng nhưng không được uống quá 3 liều một ngày. Theo M&B . Giúp bé chống say xe Vừa rồi bé Na cùng bố mẹ về quê thăm ông bà nhưng suốt đường đi Na bị say xe, nôn quá chừng. Mẹ bé Na đang lo lắng làm sao cho Na đừng bị say xe nữa. Say xe thường. bé không bị say xe Một số bé dễ bị say xe hơn những bé khác. Say xe thường gặp nhất ở bé 2 - 12 tuổi. Trong khi bé sơ sinh và bé mới biết đi dường như là không bị. Hoặc những bé có khả năng. gặp nhất ở bé 2 - 12 tuổi (google image) Lý do bé bị say xe Theo các nhà khoa học, bé Na bị say xe là do bộ phận giữ thăng bằng trong tai của bé bị kích thích quá nhiều khi tàu, xe chạy với