Những công nhân được phép vận hành thiết bị điện trên các công trình xây dựng, cần phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.. Những người làm công tác xây lắp phả
Trang 1An toàn điện trong xây dựng - yêu cầu chung
Blectrical safety in construction General requirements
1 Quy định chung
1.1.Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung về an toàn điện để áp dụng cho công tác xây lắp trên các công trường xây dựng
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho công tác xây lắp ở những nơi điện áp trên 1000V và công tác xây lắp ở các mỏ khai thác than và quặng
1.2 Để tránh tác động nguy hiểm và có hại của dòng điện, hồ quang điện, trường điện từ trường tĩnh điện đối với con người, ngoài các quy định của tiêu chuẩn này cần phải theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn hiện hành
1.3 Những công nhân được phép vận hành thiết bị điện trên các công trình xây dựng, cần phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong phụ lục 1 của tiêu chuẩn này
1.4 Những người làm công tác xây lắp phải được hướng dẫn về kĩ thuật an toàn
điện, biết cách li nạn nhân ra khỏi mạch điện và biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy
ra tai nạn về điện
1.5 ở các đơn vị xây lắp nhất thiết phải có cán bộ kĩ thuật có trình độ về kĩ thuật an toàn điện bậc bốn trở lên chịu trách nhiệm về quản lí vận hành an toàn thiết bị điện 1.6 Thủ trưởng các đơn vị xây lắp phải chịu trách nhiệm về an toàn điện sử dụng thiết bị điện trong phạm vi hoạt động xây lắp của đơn vị mình
2 Những yêu cầu về an toàn điện
Trang 22.1 Khi xây dựng lưới điện ở công trường xây dựng cần đảm bảo: lưới động lực và chiếu sáng làm việc riêng rẽ, có khả năng cắt điện toàn bộ phụ tải điện trong phạm vi từng hạng mục công trình hay một khu vực sản xuất
2.2 Việc nối, tháo gỡ dây dẫn, sửa chữa, hiệu chỉnh thử nghiệm thiết bị điện, phải
do công nhân điện có trình độ về kĩ thuật an toàn điện thích hợp với từng loại công việc tiến hành
Đối với các thiết bị điện di động, máy điện cầm tay và đèn điện xách tay khi nối vào lưới điện phải qua ổ cắm Việc đấu, nối phải thoả mãn các yêu cầu về kĩ thuật an toàn điện
Việc thay cầu chảy, bóng đèn phải do công nhân thực hiện Khi làm phải dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân
2.3 Trước khi lắp ráp và sửa chữa lưới điện, thiết bị điện phải cắt cầu dao cấp điện cho khu vực sẽ thao tác, tại cầu dao đó phải treo bảng "cấm đóng điện ! có người đang làm việc ở trên đường dây" Nếu cầu dao nằm ngoài trạm biển áp (cầu dao phân đoạn,
rẽ nhánh) ngoài các biện pháp trên cần phải tạo ngắn mạch 3 pha ở phía đầu nguồn 2.4 ở các đơn vị xây lắp có sử dụng các dụng cụ điện cầm tay: khoan điện, đèn xách tay, máy biển áp, hạ áp, bộ biến đổi tần số cần phải thực hiện yêu cầu sau:
Trước khi cấp phát dụng cụ mới cho công nhân sử dụng cần phải dùng thiết bị thử nghiệm (mô nô mét) để kiểm tra: cách điện với vỏ, thông mạch nối đất Cần phải xem cấu tạo bảo vệ của dụng cụ có phù hợp với diều kiện sử dụng không Nghiêm cấm việc cấp phát các dụng cụ điện cầm tay đã có những dấu hiệu hư hỏng cho công nhân sử dụng
Trang 3Các dụng cụ điện cầm tay phải có số thứ tự Sau khi sử dụng, các dụng cụ phải được
bảo quản ở nơi khô ráo Hàng tháng đơn vị phải tổ chức kiểm tra các dụng cụ điện cầm
tay ít nhất một lần về cách điện với vỏ, thông mạch nối đất Người kiểm tra phải có trình độ kĩ thuật nghề nghiệp không thấp hơn bậc 3
2.5 Trước khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay, công nhân phải thực hiện các quy định sau: kiểm tra các chi tiết mạch nối đất, các chi tiết quay, tình trạng của chổi than
và vành góp
2.6 Khi Làm việc ở nơi có nguy hiểm về điện giật, ngoài các phương tiện phòng hộ
cá nhân, phải sử dụng các máy điện cầm tay có cấu tạo bảo vệ 2 và 3 Khi làm việc ở nơi đặc biệt nguy hiểm về điện giật phải sử dụng các máy điện cầm tay có cấu tạo bảo
vệ 3
Chú thích :
1 Việc phân loại mức độ nguy hiểm về điện giật được quy định theo TCVN 2328:1978 "Môi trường áp đặt thiết bị điền Định nghĩa chung"
2 Việc phân loại cấu tạo bảo vệ cho các máy điện cầm tay được quy định theo TCVN 3144 : 1979 "Sản phẩm kỹ thuật điện"
2.7 Để cấp điện cho các thiết bị điện di động có cấu tạo bảo vệ 1 (TCVN
3144:1979 "Tiêu chuẩn sản phẩm kĩ thuật điện") cần sử dụng cáp điện có lõi nối đất và thiết bị đóng cắt có liên hệ nối đất Cấu tạo của thiết bị đóng cắt (phích cắm và ổ cắm) cần phải đảm bảo khi đóng và cắt mạch điện lực thì liên hệ nối đất được đóng sớm hơn
và cắt muộn hơn Ngoài ra tại chỗ đầu nối của thiết bị đóng cắt cần phải bổ sung các cọc tiếp đất cục bộ di động
Trang 42.8 Tất cả các giàn giáo bằng kim loại, đường ray của các cầu trục chạy điện và các phần kim loại của các thiết bị xây dựng dùng điện phải được nối đất bảo vệ theo QPVN 13:1978 "Quy phạm tạm thời về nối đất các thiết bị điện"
Các thiết bị điện có điện áp dưới 1000V, được cấp từ nguồn điện có điểm trung tính nối đất, vỏ của nó phải được nối "O" (nối với dây trung hoà) theo QPVN 13:1978 "Quy phạm tạm thời về nối đắt thiết bị điện"
2.9 Các máy cắt điện tự động, cầu dao chuyển mạch và các dụng cụ điện dùng trong công trường xây dựng hay lắp đặt trên các trang thiết bị xây dựng, cần phải có vỏ
hoặc hộp bảo vệ
2.10 Các phần dẫn điện của thiết bị điện phải được cách li, có hàng rào che chắn,
đặt tại những nơi ít người qua lại và phải có biện pháp ngăn ngừa người không phận sự
tiếp xúc với nó
2.11 Đối với dây dẫn điện đặt ở ngoải trời của các công trình cấp điện tạm thời,
phải dùng dây có vỏ bọc mắc trên cột có sứ cách điện Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất hay sàn làm việc theo phương thằng đứng không nhỏ hơn các trị số sau : 2,5m nếu phía dưới là nơi làm việc (khi làm việc không sử dụng công cụ và thiết bị quá tầm với của người);
3,5m nếu phía dưới là lối người qua lại;
6,0m nếu phía dưới có các phương tiện cơ giới qua lại;
6,5m nếu phía dưới có tầu điện hay tầu hoả qua lại.(tính đến mặt đường ray)
Đoạn dây dẫn trong một khoảng cột không được có quá hai mối nối, các điểm nối cần bố trí ở gần điểm buộc dây dẫn vào cổ sứ
Trang 52 12 Khi lắp ráp và vận hành dây dẫn điện, các thiết bị kĩ thuật điện, cần tránh khả
năng phát nóng do quá tải hoặc các mối nối dẫn điện không tốt
2.13 Đường cáp mềm trong công trình xây dựng để cấp điện cho các máy móc, thiết bị di động hoặc cấp điện tạm thời, cần phải có biện pháp bảo vệ, chống dập cáp ở những chỗ đường cáp đi qua đường ô tô cần treo cáp lên cao, hay luồn cáp trong ống thép, trong máng bằng thép hình và chôn trong đất Nếu cáp nằm trong khu vực nổ mìn, trước khi nổ mìn, đường cáp phải được cắt điện Sau khi nổ mìn, cần phải kiểm tra, phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa trước khi đóng điện trở lại cho đường cáp
2.14 Để bảo vệ lưới điện và thiết bị điện khi có ngắn mạch giữa các pha với nhau
và giữa các pha với vỏ thiết bị, cần sử dụng máy cắt điện tự động hay cầu chảy có dây chảy phù hợp với tính toán bảo vệ ngắn mạch
2.15 Các đèn chiếu sáng chung nối với lưới điện có điện áp 127V và 220V (chi sử dụng điện áp pha), phải đặt ở độ cao cách mặt đất hay sàn nhà ít nhất là 2,5m Khi độ cao treo đèn 'nhỏ hơn 2,5m cần dùng đèn có điện áp không lớn hơn 36V
2.16 Khi làm việc trong các điều kiện đặc biệt nguy hiểm như quy định theo TCVN 2328:1978 "Môi trường lắp đặt thiết bị điện Định nghĩa chung", cần sử dụng các đèn điện xách tay có điện áp 12V
Nguồn điện áp từ 36V trở xuống có thể được cấp từ máy biển áp giảm áp, máy phát điện, các bộ ác quy Không được sử dụng máy biến áp giảm áp kiểu tự ngẫu làm nguồn cấp điện áp trên
Trang 62.17 Thiết bị hàn điện cần phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN
2290:1978."Thiết bị sản xuất Yêu cầu chung về an toàn" và theo TCVN 3144:1979
"Sản phẩm kĩ thuật điện Y ê u cầu chung về an toàn"
2.18 Khi hàn điện, cần phải tuân theo TCVN 3146:1979 "Công việc hàn điện Yêu cầu chung về an toàn" và theo TCVN 3254:1979."An toàn cháy Yêu cầu chung" 2.19 Kìm để kẹp que hàn khi hàn điện cần phải thoả mãn các yêu cầu quy định trong phu lục 2 của tiêu chuẩn này
2.20 Các thiết bị hàn điện (máy phát điện, máy biến áp hàn) khi nối với nguồn điện, phải qua thiết bị đóng cắt Thiết bị đóng, cắt phải đặt ở chỗ dễ thao tác, cách vị trí hàn
từ 2 đến 20m Khi hàn điện ở trên cao, phải có hai người: một người hàn và một người giám sát Người giám sát theo dõi công việc hàn, để kịp thời cắt cầu dao cấp điện cho
thiết bị khi có sự cố
2.21 Khi hàn điện bằng tay dùng que hàn, phải dùng hai dây dẫn: một dây nối với kìm hàn, còn dây kia (dây dẫn ngược) nối với vật hàn, khi đó cực của cuộn thứ cấp của máy biến áp hàn được nối với dây dẫn ngược và phải nối đất
2.22 Dây dẫn để hàn điện phải có vỏ bọc cách điện, đúng cấp điện áp và có tiết diện chịu được dòng điện hàn chạy qua ở chế độ hàn lớn nhất Các mối nối của dây dẫn phải đảm bảo chắc chắn, tránh phát nóng do tiếp xúc không tốt và phải quấn băng cách điện Không nên để dây hàn cắt ngang đường cấp động lực Trường hợp không thể tránh khỏi cắt nhau, phải đặt dây dẫn hàn dưới dây động lực