15 3.1.11 Những người làm việc thường xuyên trong kho hóa chất phải được đào tạo về nghiệp vụ bảo quản hóa chất và các biện phát xử lý sự cố do hóa chất gây ra. Phải biết phương pháp chữa cháy hóa chất và sử dụng thành thạo các phương tiện, dụng cụ chữa cháy. 3.1.12 Kho hóa chất nguy hiểm phải được ơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn và kiểm tra (công tác phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy) trước mùa mưa bão phải có những biện pháp giải quyết, biện pháp dự phòng nhằm bảo đảm an toàn. 3.1.13 Thủ trưởng cơ sở phải nắm vững số lượng,chất lượng hóa chất nguy hiểm thuộc phạm vi phụ trách của mình trong từng ngày. 3.1.14 Dụng cụ, phương tiện chữa cháy phải phù hợp với quy mô kho, tính chất của hóa chất. Dụng cụ, phương tiện chữa cháy phải để nơi cố định, thuận tiện, phải được kiểm tra thường xuyên bảo đảm có thể sử dụng tốt khi hỏa hoạn xảy ra. 3.1.15 Các kho phải có hệ thống thu lôi chống sét, phải định kỳ kiểm tra hệ thống này theo các văn bản pháp y kỹ thuật hiện hành 3.2 yêu cầu bảo quản từng loại hoá chất: 3.2.1 Bảo quản hoá chất dễ cháy nổ 3.2.1.1 Phải chia thành nhiều khu vực kho riêng theo mức độ dễ cháy nổ của các nhóm hóa chất để bảo quản được an toàn theo quy định phụ lục IIc của tiêu chuẩn này . 3.2.1.2 Trước kho phải có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, biển ghi đặt điểm chửa cháy, biểu trưng của hoá chất. Các biểu này phải rõ ràng phải treo ở chỗ dễ thấy nhất. Không được để các bao bì đã dùng hết, các vật liệu dễ cháy ở trong kho. 16 3.2.1.3 Kho chứa hoá chất dễ cháy nổ phải cách ly với lưả và nguồn nhiệt. Phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định sau: - Cấm đem các vật gây ra lửa vào kho, cấm chiếu sáng bằng lửa,chỉ được chiếu sáng bàng đèn phòng nổ. Cấm hàn hoặc làm những việc phát ra tia lửa gần kho dưới 20m. - Không đi giầy đinh hoặc đóng cá sắt vào kho, khi vận chuyển đồ chứa bằng kim loại, cấm lăn, quăng quật kéo lê trên sàng cứng, cấm dùng các dụng cụ gây ra tia lửa. - Cấm để các vải lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ trong kho. - Các xe chạy bằng ắc quy, xe trục bằng điện, xe xút bằng điện, phải lắp những động cơ kiểu kín hoặc phòng nổ. 3.2.1.4 Kho phải khô ráo, thoán gió . Đối với các chất dễ bị oxy hóa, bay hơi, cháy nổ bắt lửa ở nhiệt độ thấp phải có ấm kế nhiệt kế để theo dõi độ ẩm và nhiệt độ thường xuyên. 3.2.1.5 Đối với các hóa chất dễ cháy nổ dưới tác dụng của ánh sáng , bình đựng phải được bọc bằng các vật liệu để ngăn ngừa ánh sáng chiếu vào. Các cửa kính của nhà kho phải sơn trắng hoặc dán giấy, dùng kính mờ. 3.2.1.6 Các chất lỏng dễ cháy, bay hơi phải chứa trong các thùng kim loại không rò rỉ và để trong hang hầm hoặc đẻ trong kho thoáng mát. không tồn chứa cùng các chất ôxy hóa trong một kho. 3.2.1.7 Khi rót hóa chất lỏng dễ cháy vào thùng kim loại phải tiếp đất vỏ thùng bằng miếng đồng hoặc nhôm, không được tiếp đất bằng kim loại đen. 3.2.1.8 Việc sử dụng điện ở trong kho phải tuân theo mục 2.1.9 của tiêu chuẩn này. 17 3.2.2 Bảo quản hóa chất ăn mòn: 3.2.2.1 Kho chứa hóa chất ăn mòn phải làm bằng các vật liệu không bị chất ăn mòn phá hủy nền nhà kho phải bằng phẳng, xung quanh chỗ để phải có gờ cao ít nhất 0,1m hoặc phải rải một lớp các dày 0,2-0,3m. 3.2.2.2 Trong cùng một kho cấm để các chất hữu cơ (như rơm, vỏ bào, mùn cưa, giấy) chất ôxy hóa, chất cháy nổ cùng với hóa chất ăn mòn.Phải phân chia khu vực bảo quản hóa chất ăn mòn theo tính chất của chúng( chất ăn mòn vô cơ có tính chất axít, chất ăn mòn hữu cơ có tính axít, chất ăn mòn có tính kiềm và các chất ăn mòn khác) phải bảo quản ở những khu vực hoặc kho riêng biệt. 3.2.2.3 Thiết bị chứa hóa chất ăn mòn phải được làm bằng vật liệu không bị hóa chất ăn mòn phá hủy, phải đảm bảo kín, phải giữ đúng hệ số dầy quy định không lớn hơn 0,9. Nếu chứa trong thiết bị chịu áp lực phải định kỳ kiểm tra thử áp và thử kín. 3.2.2.4 Bao bì, thiết bị chứa hóa chất ăn mòn phải có nhãn, nếu rách hỏng phải thay ngay. Khi sắp xếp cấm để lộn ngược hoặc để nghiêng tránh vãi đổ hóa chất. 3.2.2.5 Mỗi loại axit phải để theo từng khu vực riêng trong kho. Các bình axit phải để theo từng lô, mỗi lô không qúa 100 bình. Giữa các lô phải để lối đi rộng ít nhất là 1m . cấm bảo quản axít trong kho tầng hầm. 3.2.2.6 Trong khu vực chứa hóa chất ăn mòn phải có sẵn nước sạch, dung dịch natri cacbonat, dung dịch axít axetic nồng độ 0,3%. 3.2.2.7 Những người làm việc trong kho phải thường xuyên kiểm tra độ kín của bao bì, thiết bị chứa đựng hóa chất. Phải kiểm tra chất lượng hóa chất và có biện pháp xử lý kịp thời. Khi tiếp xúc phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân. 18 3.2.3 Bảo quản hóa chất độc: 3.2.3.1 Hoá chất độc phải bảo quản trong kho có nền và tường không thắm nước không bị ảnh hưởng của lũ lục, xa nơi dân cư đông đảm bảo khoảng cách an toàn theo các văn bản pháp quy kỹ thuật hiện hành, kho phải có hóa chất bảo đảm. 3.2.3.2 Bao bì, thiết bị chứa hóa chất độc phải chắc, kín không rò rỉ, thoát hới, không được để hóa chất vương vãi trong kho. Phải có nhãn hiệu đầy đủ rõ ràng. 3.2.3.3 Bao bì, thiết bị chứa đựng hóa chất độc đã dùng hết phải để trong kho riêng và quản lý chặt chẽ. Muốn sử dụng chúng vào việc khác phải khử hết độc và được cơ quan kỹ thuật kiểm tra xác nhận, nếu không tiếp tục sử dụng phải huỷ. 3.2.3.4 Việc chuyển rót hóa chất hoặc đóng gói bao bì không được làm ở trong kho. Phải làm ở phòng bảo đảm vệ sinh an toàn, có hệ thống hút hơi khí độc tốt. 3.2.3.5 Khi sử dụng các phương tiện cân đong hóa chất độc bảo đảm không làm rơi vải hoặc tung bụi. 3.2.3.6 Trước khi vào kho hóa chất độc phải mở rộng cửa làm thoáng kho. Khi vào kho phải trang bị nay đủ phương tiện bảo vệ cán nhân. 3.2.3.7 Phải có quy chế cấp phát hóa chất độc nghiêm ngặt có cơ sở xuất nhập ghi chép nay đủ, đảm bảo thường xuyên chính xác về số lượng hóa chất độc chứa trong kho so với sổ sách. thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm kê hàng tháng, hàng qúy. 4. AN TOÀN TRONG VẬN CHUYỂN: 19 4.1 Khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân theo TCVN 4512-86 các văn bản pháp quy kỹ thuật hiện hành và tiêu chuẩn này. 4.2 khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm, cơ quan có hàng gửi kèm các giấy tờ theo các văn bản pháp quy kỹ thuật hiện hành và giấy kiểm tra chất lượng quy định ở phụ lục V) của tiêu chuẩn này cho cơ quan chiệu trách nhiệm bốc dỡ, đồng thời phải gởi giấy kiểm định cho cơ quan lao động thương binh xã hội, y tế, công an địa phương trước khi hàng đến nơi. 4.3 Khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm nhất thiết phải có nhân viên áp tải của bên có hàng. Nhân viên áp tải phải biết rõ tính chất hóa lý của hóa chất, biện pháp đề phòng và cách giải quyết các sự cố cháy, nổ, tỏa độc xảy ra. Khi đi áp tải hàng, nhân viên áp tải và vận chuyển phải mang theo nay đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. 4.4 Hoá chất nguy hiểm khi chuyên chở phải đươc bao gói chắc chắn bảo đảm các yêu cầu sau: - Đồ chứa phải bằng vật liệu không gây phản ứng hóa học với hóa chất bên trong phá hủy. - Đồ chứa bằng gỗ thì bên trong phải lót bằng thứ giấy bền đảm bảo hóa chất không thắm lọt ra ngoài. - Đồ chứa bằng thủy tinh sành sứ phải là loại tốt, không rain nứt, nút kín. Các bình này phải đặt trong sọt hoặc củi gỗ chèn bằng các vật liệu mềm. - Đồ chứa bằng kim loại phải nắp kín, nếu cần phải cặp chì niêm phong - Bình đựng các hóa chất lỏng và dẻo phải thật kín đảm bảo không để hóa chất chảy ra ngoài. Các kiện hàng phải đóng gọn chắc chắn để có thể dễ dàng xếp dỡ 4.5 Khi vận chuyển hóa chất chứa đựng bằng thủy tinh hay các bình chịu áp lực phải được thực hiện biện pháp chống xô đẩy và đập. 20 4.6 Khi vận chuyển các bình khí nén, khí hòa tan hay khí hóa lỏng phải xếp chúng thành ô có lót nỉ hoặc cao su và đặt van về một phía, các van phải đậy bằng nắp chụp phòng hộ che ánh náng mặt trời cũng như không để dây dầu mở và chất dễ cháy. Khi xếp đứng chỉ được xếp một tần, phải có giá đở hoặc chằng buộc chắn chắn, giữa các bình không được chèn lót bằng vật liệu dễ cháy. Nếu xếp nằm thì phải đặt ngang theo phương tiện vận tải và xếp thấp hơn thành xe. 4.7 Cấm vận chuyển các bình ôxy cùng với bình khí cháy và các chất dễ cháy khác. 4.8 Xe vận chuyển các chất lỏng phải có dây tiếp đất và biển cấm lửa. 4.9 Khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm xe phải có mui bạt che tránh mưa ướt, nắng gắt… 4.10 Cấm vận chuyển hóa chất nguy hiểm chung với người, gia súc và các loại hàng hóa khác. 4.11 Trước khi xếp hóa chất nguy hiểm để chuyên chở, người có hàng và người phụ trách phương tiện vận chuyển phải cùng kiểm tra, nếu phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn mới được xếp hàng lên. 4.12 Cấp xếp các laọi hóa chất có tính đối nhau hoặc cách chữa cháy khác nhau trên cùng một xe, một toa tàu, một xà lan, một thuyền. Các kiện hàng phải xếp khít chặt với nhau, phải chèn lót tránh lăn đổ, xê dịch. 4.13 Khi bốc dỡ bout hàng xuống dọc đường phần còn lại phải chèn buột cẩn thận đảm bảo không lăn đổ xê dịch mới được tiếp tục vận chuyển. 21 4.14 Trước khi tiến hành xếp dỡ, nhân viên áp tải và người phụ trách xếp dỡ phải kiểm tra bao bì, nhãn hiệu và trực tiếp điều khiển hướng dẫn biện pháp xếp dỡ an toàn. 4.15 Người trực tiếp xếp dỡ phải mang nay đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. 4.16 Trong qúa trình xếp dỡ không được kéo lê, quăng vứt va chạm làm đổ vở. Không được ôm vác hóa chất nguy hiểm vào người. Các bao bì đặc đúng chiều ký hiệu quy định. 4.17 Phải kiểm tra thiết bị nâng chuyển bảo đảm an toàn mới được tiến hành xếp dỡ các kiện hàng. 4.18 Trường hợp xảy ra sự cố trên đường vận chuyển, nơi bốc dỡ ( cháy nổ, đổ vở…) lãnh đạo cơ sở nơi xảy ra tai nạn hoặc nhân viên áp tải hàng phải báo ngay cho cơ quan lao động thương binh và xã hội, y tế, công an với nội dung sau: - Trường hợp xảy ra tai nạn; - Tên hóa chất, nồng độ và khối luợng hóa chất; - Tình hình bị ảnh hưởng của hóa chất ; - những yêu cầu cụ thể đối với cơ quan về việc xử lý tai nạn. 4.19 Việc sử lý sự cố phải do cơ quan nắm chắc về kỹ thuật có mặt tại hiện trường tiến hành. Chỉ những người hiểu rõ tính chất nguy hiểm của hóa chất, biết phương pháp xử lý và có phương tiện bảo vệ cá nhân mới được xử lý. 4.20 Phải lập tức tổ chúc canh gác và cấm biển để khoanh vùng và cách ly hiện trường ( khu vực có hóa chất bắn ra, đổ vở, cháy…). Phải tiấn hành và hoàn thành một cách triệt để việc xử lý hiện trưòng. . 4. AN TOÀN TRONG VẬN CHUYỂN: 19 4.1 Khi vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân theo TCVN 451 2-8 6 các văn bản pháp quy kỹ thuật hiện hành và tiêu chuẩn này. 4.2 khi vận chuyển hóa chất. 18 3. 2 .3 Bảo quản hóa chất độc: 3. 2 .3. 1 Hoá chất độc phải bảo quản trong kho có nền và tường không thắm nước không bị ảnh hưởng của lũ lục, xa nơi dân cư đông đảm bảo khoảng cách an toàn. phương pháp chữa cháy hóa chất và sử dụng thành thạo các phương tiện, dụng cụ chữa cháy. 3. 1.12 Kho hóa chất nguy hiểm phải được ơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn và kiểm tra (công tác phòng