Bệnh giun kim - Chớ coi thường! Bệnh giun kim do giun Enterobius vermicularis gây ra và có thể lây từ người này sang người khác. Người là vật chủ duy nhất của giun. Trẻ em bị bệnh phổ biến hơn người lớn, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người đồng tính luyến ái nam. Chu kỳ của giun kim gây bệnh Giun trưởng thành cư trú chủ yếu ở ruột non, sau đó chúng xuống ruột già. Chúng thường ở manh tràng và các đoạn ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc ruột. Sau khi giun kim đực và giun kim cái giao phối, giun đực chết còn giun cái ra rìa hậu môn để đẻ. Một con giun cái đẻ khoảng 4.000 - 200.000 trứng, sau đẻ trứng, giun cái cũng chết luôn. Sau vài giờ trứng có khả năng lây nhiễm cho người khác hoặc tự lây lại qua thức ăn, nước uống, đồ vật hoặc tay bị nhiễm. Sau nuốt vào, trứng nở trong tá tràng, sau đó ấu trùng giun di trú xuống manh tràng. Tuy nhiên có thể nhiễm giun ngược dòng khi trứng nở trên da vùng hậu môn và ấu trùng di trú qua hậu môn vào đại tràng. Thời gian phát triển từ trứng thành giun cái trưởng thành và đẻ trứng là khoảng 3-4 tuần. Trứng có khả năng sống từ 2-3 tuần sau khi ra khỏi cơ thể người. Thời gian sống của giun từ 30-45 ngày. Làm sao biết được cơ thể bị nhiễm giun? Trên thực tế, nhiều người tuy bị nhiễm giun kim nhưng lại không có triệu chứng gì. Triệu chứng hay gặp và quan trọng nhất là ngứa vùng hậu môn (nhất là về ban đêm). Do giun cái ra rìa hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa, có khi gây sưng tấy quanh hậu môn. Bệnh nhân bị mất ngủ, bực dọc, đái dầm và bồn chồn nhất là trẻ em; đi ngoài phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhầy, cũng có khi tiêu chảy. Trẻ em mắc bệnh thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, buồn nôn hoặc nôn, đau Tránh để bé nghịch bẩn. bụng âm ỉ, da xanh, có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Ban đêm, những lúc ngứa hậu môn, nếu soi đèn có thể thấy giun kim ở quanh hậu môn. Nhiều bệnh nhân do ngứa đã gãi và gây xước da, viêm da quanh hậu môn. Người lớn đôi khi có cảm giác giun bò ở vùng hậu môn. Một số trường hợp giun di trú vào đường sinh dục của phụ nữ hoặc niệu đạo, gây ra viêm âm hộ, âm đạo Người ta thường chẩn đoán bệnh dựa vào việc tìm thấy trứng giun trên da quanh hậu môn chứ ít khi tìm thấy trứng khi xét nghiệm phân. Phương pháp xem phân đại thể có thể phát hiện ra giun trưởng thành, hoặc soi đèn pin tìm thấy giun quanh hậu môn vào ban đêm. Bệnh giun kim cần phân biệt với các bệnh khác như sau: ngứa quanh hậu môn do giun kim cần phân biệt với các loại ngứa do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, bệnh giun lươn Bệnh giun kim nguy hiểm như thế nào? Đối với trẻ em, bệnh giun kim gây rối loạn tiêu hóa, làm cho trẻ chậm lớn, bị rối loạn thần kinh, đái dầm, bồn chồn, lo lắng. Bệnh giun kim có thể gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp do giun chui vào ruột thừa, giun đi lạc chỗ vào thực quản, phổi, âm đạo, bàng quang gây ra viêm nhiễm do giun kim mang theo vi khuẩn gây bệnh, kiểu gây bệnh này khó chẩn đoán đúng nên không được điều trị kịp thời. Điều trị và phòng bệnh Có thể dùng một trong các thuốc sau đây để điều trị và dùng liều nhắc lại sau 2 và 4 tuần. Albendazol, mebendazol có thể uống trong bữa ăn hoặc vào bất cứ lúc nào. Chú ý không sử dụng thuốc albendazol và mebendazol cho phụ nữ có thai. Phòng bệnh giun kim cần thực hiện các biện pháp sau: không cho trẻ mặc quần thủng đít, rửa tay sạch trước khi ăn, cha mẹ cần rửa sạch hậu môn cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc sáng sớm. Mọi người cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm. Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và tẩy giun đúng cách. Khi xác định có triệu chứng của nhiễm giun kim cần phải điều trị. Nên điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nên cắt ngắn móng tay và giữ sạch sẽ, tránh gãi vùng quanh hậu môn. Định kỳ giặt ga trải giường, chăn màn cũng có tác dụng diệt trứng giun. BS. Bùi Thị Thu Hương . Bệnh giun kim - Chớ coi thường! Bệnh giun kim do giun Enterobius vermicularis gây ra và có thể lây từ người này sang người khác. Người là vật chủ duy nhất của giun. Trẻ em bị bệnh phổ. tràng, bệnh giun lươn Bệnh giun kim nguy hiểm như thế nào? Đối với trẻ em, bệnh giun kim gây rối loạn tiêu hóa, làm cho trẻ chậm lớn, bị rối loạn thần kinh, đái dầm, bồn chồn, lo lắng. Bệnh giun. mạc ruột. Sau khi giun kim đực và giun kim cái giao phối, giun đực chết còn giun cái ra rìa hậu môn để đẻ. Một con giun cái đẻ khoảng 4.000 - 200.000 trứng, sau đẻ trứng, giun cái cũng chết