1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khoai mài - vị thuốc bổ quý pot

4 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 89,04 KB

Nội dung

Khoai mài - vị thuốc bổ quý Đông y gọi vị thuốc này là hoài sơn, có tác dụng bổ tỳ rất tốt. Hoài sơn được sử dụng trong các bài thuốc chữa chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đi tiêu lỏng do tỳ yếu. Khoai mài là loại cây leo, thân rễ phình thành củ dài 0,5-1 m, đường kính 2- 10 cm, có nhiều rễ con. Lá đơn mọc đối hoặc có khi mọc so le, đầu lá nhọn, phía cuống hình tim, kẽ lá có những củ con. Phiến lá dài 8-10 cm, rộng 6-8 cm. Hoa đực, hoa cái khác gốc. Quả khô có ba cạnh và có rìa. Cây mọc hoang khắp miền rừng núi, hiện được trồng ở nhiều nơi. Từ rất xa xưa, các nhà y học cổ đã quy chức năng tiêu hóa của cơ thể cho một cơ quan gọi là tạng Tỳ. Tài liệu xưa nhất về lâm sàng là 2 cuốn Thương hàn và Kim quỹ (khoảng thế kỷ 2-3) xác định bệnh của tạng Tỳ chủ yếu là đi tiêu lỏng, sợ lạnh Cách chữa là dùng các vị thuốc nóng nhất như can khương (gừng khô), nhục quế (quế loại tốt), phụ tử Dần dần qua thực tế, thầy thuốc đời sau ghi nhận các mức độ bệnh khác nhau của Tỳ, đưa ra nhiều bài thuốc có các vị thuốc bổ dưỡng hoặc kích thích tiêu hóa như đảng sâm, bạch truật, trần bì, sa nhân. Từ thực tế Tỳ bị bệnh sẽ sinh ra các triệu chứng như đi tiêu lỏng, sợ lạnh, để chữa bệnh phải dùng các vị thuốc nóng, hầu tiếp thêm “lửa” cho Tỳ; một quan niệm đã hình thành: Tỳ là dương và thuốc vào Tỳ cần phải ấm nóng. Lối phân tích trên phù hợp với đa số bệnh Tỳ. Nhưng còn một số trường hợp có các triệu chứng trái ngược, điều trị bằng các bài thuốc cũ tỏ ra không hiệu quả. Đó là các trường hợp Tỳ có bệnh, cũng chán ăn chậm tiêu, nhưng trong người không thấy lạnh, trái lại còn thấy nóng, khát nước; phân chỉ hơi lỏng, thậm chí có khi còn táo bón. Điều đó chứng tỏ Tỳ có cả âm và dương. Khi Tỳ âm bị suy tổn sẽ sinh ra khô khát, nóng trong, đại tiện bí, nặng hơn có thể thổ huyết, gây chán ăn, chậm tiêu, gầy mòn Để chữa bệnh, ngoài các vị thuốc bổ Tỳ, cần dùng thêm các vị thuốc mát nhằm đồng thời nâng đỡ âm và dương. Có một vị thuốc độc đáo đảm nhiệm được cả hai nhiệm vụ nêu trên: đó là Hoài sơn. Trong dân gian, nhiều người vẫn cho Hoài sơn là vị thuốc vô thưởng vô phạt, ăn cả một gánh cũng không chết. Các thầy thuốc thì chỉ khoe giỏi dùng phụ tử, thục địa, chứ không ai dám thú nhận vẫn dùng Hoài sơn hằng ngày. Thế nhưng ai cũng phải công nhận Hoài sơn là một trong những vị thuốc cổ nhất, được ghi trong sách từ cách đây 2.000 năm, và ngày nay vẫn được dùng phổ biến. Đông y cho rằng Hoài sơn vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ Tỳ bổ âm, trị tiêu khát, cầm tiêu chảy, mạnh Tỳ, Phế, Thận. Hoài sơn bổ Tỳ mà không làm khô ráo, bổ âm mà không làm đầy trệ. Người xưa dùng Hoài sơn trong bài Lục vị để bổ âm, trị chứng nóng trong, người gầy, đổ mồ hôi trộm: Thục địa 32 g, phục linh 12 g, sơn thù 16 g, trạch tả 12 g, hoài sơn 16 g, đan bì 12 g. Hoài sơn cũng được dùng trong bài Sâm linh bạch truật tán để bổ Tỳ, trị chứng tiêu chảy kéo dài, cơ bắp teo nhão, chán ăn, mệt mỏi không có sức: Đảng sâm, hoài sơn, bạch truật, bạch linh, cam thảo mỗi thứ 80 g; biển đậu, hạt sen, ý dĩ, cát cánh, sa nhân mỗi thứ 40 g; trần bì 30 g, tán bột, ngày uống 12 g. Ngày nay, Hoài sơn được dùng để trị các chứng suy dinh dưỡng trẻ em, tiểu đường, ho đàm nhiều do viêm phế quản mãn, tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể ở phụ nữ có thai, người mới ốm dậy Có thể dùng phối hợp trong bài thuốc hoặc dùng đơn độc. Một số đơn thuốc đơn giản: - Trị suy dinh dưỡng trẻ em: Hoài sơn 15 g, ý dĩ 10 g tán bột; gan gà 1 cái thái nhỏ. Hấp chín, ngày ăn 2 lần. - Trị tiểu đương type 2 thể nhẹ và trung bình: Hoài sơn 20 g, hoàng kỳ 16 g, sinh địa 16 g, mạch môn đông 12 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống ngày một thang. Có thể chỉ dùng 100 g hoài sơn, nấu thành cháo, ăn hàng ngày để trị viêm phế quản mãn, tiểu đường, suy nhược. . Khoai mài - vị thuốc bổ quý Đông y gọi vị thuốc này là hoài sơn, có tác dụng bổ tỳ rất tốt. Hoài sơn được sử dụng trong các bài thuốc chữa chán ăn, rối loạn. chán ăn, chậm tiêu, gầy mòn Để chữa bệnh, ngoài các vị thuốc bổ Tỳ, cần dùng thêm các vị thuốc mát nhằm đồng thời nâng đỡ âm và dương. Có một vị thuốc độc đáo đảm nhiệm được cả hai nhiệm vụ nêu. (quế loại tốt), phụ tử Dần dần qua thực tế, thầy thuốc đời sau ghi nhận các mức độ bệnh khác nhau của Tỳ, đưa ra nhiều bài thuốc có các vị thuốc bổ dưỡng hoặc kích thích tiêu hóa như đảng sâm,

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w