Gừng chữa và phòng bệnh docx

17 241 0
Gừng chữa và phòng bệnh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Gừng chữa và phòng bệnh Xin cống hiến 2 bài thuốc đặc hiệu từ củ gừng Bài thuốc chống và chữa say xe : - Trước khi đi xa bằng ôtô, lấy 1 củ gừng to , rửa sạch, nướng sơ xho xém vỏ và chín thịt bìa ngoài . Giã nát vắt lấy nước ốt . Bỏ vô tủ lạnh . Trước khi lên xe khoảng 20-30 phút uống hết ly nước đó . - Trước đó có thể nấu cháo đậu xanh nguyên vỏ , bỏ vô củ gừng đập dập nấu chín và ăn . Rồi uống nước gừng . - Cất lấy 4 lát gừng KT cỡ 1cm2 , buộc vào huyệt Nội quan và NGoại Quan ở 2 cổ tay . Dùng băng keo cố định lại trong suốt chuyến đi . Có thể buộc thêm 1 lát nữa vào lỗ rốn càng tốt . - Trong chuyến đi , cầm theo 1 miếng gừng thỉnh thoảng nhấm nháp 1 tý cho đỡ lợm giọng . Bài này đã được Viện y học Thượng Hải TQ - nghiệm phương cho kếtquả rất tốt . Giá trị của 1 củ gừng to bằng 1 viên thuốc chống say xe , nhưng ổn định lâu và ko có tác dụng phụ . 2/ Bài thuốc chữa mụn cóc : Mụn cóc là một dạng nấm da , thường mọc trên mặt và tay chân . Tên gọi là cóc thì biết rồi , bề mặt sù sì màu sắc xấu xí . Mụn cóc thường hoạt động theo bầy đàn , nghĩa là có 1 mụn cái và vô số mụn con ăn theo ở lân cận . Thường mục cóc ko gây đau ngứa , nhưng đôi khi gây bất tiện và mất thẩm mỹ . Nhiều người , đặc biệt là chị em phụ nữ bị mục cóc rất khổ sở vì nó làm giảm dung nhan . Nhiều bài thuốc trị mục cóc mnhư đốt điện, chà vào quan tài người chết , chà rơm khô , cất bằng dao , bôi máu lươn nhưng thường thì ko hết mà quá trình thực hiện hay gây đau đớn cũng như hơi rùng rợn . Chữa mụn cơm hiệu quả (Dân trí) - Mụn cơm là một dạng u lành tính nhưng dễ lây lan. Mụn cóc thường xuất hiện trên tay và chân nên gây rất nhiều phiền phức đặc biệt là về mặt thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để xoá hết những lo âu về mụn cơm? - Trước tiên, hãy học cách phòng bệnh cho mình và những người xung quanh. Tại những nơi công cộng như bể bơi, bãi biển… tránh đi chân trần bởi đây là bệnh có thể lây. - Sau khi tắm, đi trời mưa về… hãy lau khô chân và tay. Mụn cơm phát triển đặc biệt nhanh trên những vùng da khô ẩm ướt như kẽ ngón tay và ngón chân. - Hãy tin là những nốt mụn cơm sẽ được chữa khỏi. Yếu tố tâm lý rất quan trọng để chữa khỏi loại bệnh dai dẳng này. Nếu luôn nghĩ rằng các nốt mụn cơm không thể biến mất thì nó cũng sẽ đúng là như vậy. - Sử dụng các loại cây cỏ trong thiên nhiên cũng giúp chữa mụn cơm rất hiệu quả. Nước hoặc nhựa của cây thổ liên hoàng cực kỳ hiệu quả trong chữa bệnh mụn cơm. - Nếu bị mụn cơm trên mặt, hãy thận trọng với việc cạo râu. Những vết xước khi cạo râu sẽ làm lan những nốt mụn sang các vùng da khác. Trong trường hợp bạn làm xước những nốt mụn cơm, lập tức hãy khoanh vùng lại và lau khô càng nhanh càng tốt. - Dùng kem hoặc thuốc mỡ có chứa axit lactic hoặc axit salixilic. Hai loại thuốc này có tác dụng làm tróc vảy bề mặt mụn cơm. Tuy nhiên loại thuốc này rất ăn da, hãy cắt khăn ướt đắp quanh nốt mụn cơm để bảo vệ những vùng da xung quanh. - Sử dụng Azote lỏng để chữa mụn cơm. Tai các phòng khám bệnh da liễu, các bác sỹ sẽ chữa mụn cơm bằng cách đốt cháy chúng với chất azote lỏng. - Khi nào bạn nên đến bác sỹ? Khi mụn cơm đã trở nên quá to và không mất đi sau nhiều tháng chữa trị với những loại cây cỏ truyền thống và thuốc bôi nói trên vì chúng có thể gây ra những biến chứng. Bài thuốc : Dùng gừng già , giã dập chà xát mạnh vào mục cóc cái cho nó đỏ lên , sau đó thấm nước gừng lên bề mặt mụn cho dầy đặc , khi khô sẽ trở thành 1 lớp bột trắng . Những mụn cóc có ăn theo cũng chà luôn nhưng ko cần kỹ như mụn cái . Một ngày làm 5-7 lần . Lần quan trọng nhất là trước khi đi ngủ. Làm liên tục 5-7 ngày tuỳ trường hợp có khi 3-4 ngày đã thấy hiệu quả. Mụn tróc vảy và bay nhanh , ko gây đau đớn ( chỉ hơi ngứa 1 tý ko đáng kể ) Sau đó ko để lại sẹo . Khi mụn cái bay , các mụn con cũng bay theo . Bài thuốc này sưu tầm từ tạp chí Thuốc và Sức Khoẻ , được tôi thực nghiệm thành công ở 3 người - 1 cụ già 75 tuổi có 1 mụn cóc ở mặt to bằng đầu lớn đũa ăn cơm , nổi cao cả 5 - 7 ly, 1 em bé 1 tuổi và 1 tôi bị ở tay . Em bé là con một anh bạn , khi đưa cháu vào viện Nhi Đồng - HCMC , các bác sĩ nói phải hội chẩn vì cháu còn nhỏ để mổ cắt . Họp hành đi lại nhiều quá , anh bạn tôi tức khí bế con về . Sau khi nghe tôi bày , anh ấy thực hiện cho cháu sau 5 ngày thì OK. Chả đau thằng bé , mà kinh phí chắc hết 15 ngàn là cùng . Bây giờ anh ấy vẫn tâm đắc với bài này . Hiện nay hình như tôi còn 1 thằng mụn cóc ở chân , tôi sẽ sử lý tiếp , sẽ theo dõi chụp ảnh mỗi giai đoạn và post cho bà con coi để tai nghe mắt thấy . Qua nhiều báo, thấy nhiều người quan tâm đến mụn cóc lắm . Anh chị em nào đọc bài này , dù bắt gặp người quen hay người lạ mà bị mụn cóc , hãy phát tâm bày cho họ bài thuốc này . Công đức này xin hồi hướng cho vị bác sĩ mà tôi quên mất tên đã đăng tạp chí Thuốc và Sức Khoẻ . Gừng còn rất nhiều tác dụng kỳ diệu , mà các bạn có thể tham khảo ở nhiều báo chí . GỪNG - VỊ THUỐC QUEN MÀ LẠ Gừng được dùng nhiều trong ăn uống, chữa bệnh và cho đến tận bây giờ không phải chúng ta đã biết hết, giải thích được mọi công dụng quen thuộc và mới lạ của nó. Một vài tác dụng của gừng - Trong gừng tươi có enzym protease phân hủy rất mạnh các protein thành các amino acid làm cho thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, loại được các chuỗi peptid lạ nên chống được dị ứng cho một số người không quen. Đây là một trong những lý do mà người ta dùng gừng làm gia vị khi chế biến cá, ốc. - Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột, nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức ở bộ máy tiêu hóa. Điều này giải thích được tác dụng làm dễ tiêu, chống tiêu chảy, đầy hơi và chống ói mửa. - Trên chuột thí nghiệm, gừng ức chế việc gây loét dạ dày, có thể do gừng ức chế sự hình thành histamin. - Những người có thai (dưới 20 tuần) bị nôn trầm trọng phải nhập viện được cho uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 250mg gừng khô làm giảm được nôn rõ rệt. So sánh gừng với metoclopramid thấy tác dụng chống nôn của gừng không thua kém (1.000mg bột gừng khô có hiệu lực tương đương với 10mg metoclopramid) nhưng ưu điểm của gừng là không gây tác dụng phụ như khi dùng metoclopramid. - Trước khi lên tàu xe (khoảng 30 phút) nếu nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với muối sẽ bảo đảm không bị say tàu xe suốt cuộc hành trình. Mowrey và Clayson (1982) đã làm thí nghiệm so sánh gừng và dramamin nhận thấy 940mg bột gừng khô có hiệu lực chống say hơn 100mg dramamin trong khi gừng không gây ra cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón và bí đái như dùng dramamin. Một nhóm các nhà nghiên cứu Anh cho rằng tác dụng chống say tàu xe của gừng là do làm êm dịu dạ dày và họ cho một số người bệnh uống trước gừng, thấy gừng làm giảm được đau dạ dày khi giải phẫu. - Các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho người bệnh uống 5g gừng tươi mỗi ngày, kéo dài trong một tuần lễ thấy gừng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu tạo thành cục máu đông làm nghẽn mạch, vì thế có hy vọng dùng gừng chống nghẽn mạch như từng dùng aspirin mà chắc chắn là sẽ rẻ tiền và an toàn hơn. - Trong thí nghiệm trên mèo đã bị gây mê, gừng có tác dụng kích thích trung tâm vận mạch, đồng thời kích thích tim, làm cường tim. Vì thế khi bị lạnh dùng gừng làm ấm, hưng phấn. Mặt khác gừng lại làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi. Vì thế khi bị sốt dùng gừng hạ nhiệt. - Trong bệnh đau nửa đầu dùng 500- 600mg gừng khô hòa với nước, uống lúc lên cơn đau và lặp lại 4 giờ/lần trong 4 ngày liền thấy giảm rõ cơn đau sau 30 phút, không thấy có phản ứng phụ. Sau đó thay bằng ăn gừng tươi hằng ngày thấy cơn đau nửa đầu xảy ra thưa hơn, nhẹ hơn. Phát hiện này (được công bố trên tạp chí J.Ethnopharmacol, 1990) của một phụ nữ 42 tuổi từng bị cơn đau nửa đầu hành hạ và đã từng dùng nhiều loại thuốc trước đó. Nay người ta dùng kinh nghiệm này để chữa bệnh đau nửa đầu cấp tính (bằng cách dùng gừng tươi, hoặc gừng khô, hoặc chất trích ly từ gừng đã chuẩn hóa). - Trong gừng (theo F.Kluchi, Chem Pharm, 1992) có các chất chống ôxy hóa, ức chế hình thành các chất gây viêm (prostaglandin, thronboplaxan, leucotrien). Gừng còn được xem có tác dụng điều hòa miễn dịch, tăng lượng corticosteron tự nhiên trên động vật thí nghiệm nhưng không gây tác dụng phụ làm teo tuyến thượng thận. Trong gừng có nhiều tinh dầu trong đó có jamical có tính diệt nấm và mecin có tính diệt khuẩn. Vì những lý do khá đa dạng này mà gừng được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm đường hô hấp trên (giã nát một ít gừng với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi), dùng giảm đau kháng viêm (giã nát gừng tươi với một ít muối, bó vào chỗ đau khi bị ngã, giã nát gừng tươi xoa bóp khi đau nhức). Trong một nghiên cứu (được công bố trên tạp chí Med. Hypotheis, 1989) các nhà nghiên cứu đã cho 18 người bị viêm xương khớp, 10 người bị đau cơ dùng gừng từ 3 tháng đến 30 tháng (với liều từ 500-1.000mg gừng khô) thì 75% người viêm khớp và 100% người đau cơ đã được giảm đau và giảm sưng. Ở một thí nghiệm khác, 7 người bị thấp khớp nặng không đáp ứng với nhiều loại thuốc khác nhưng khi dùng mỗi ngày 5g gừng tươi hoặc 100-1.000mg gừng khô thì bệnh biến chuyển rõ rệt: giảm đau, cải thiện độ hoạt động của khớp, giảm sưng, giảm cứng khớp vào buổi sáng. - Gừng còn có tác dụng tráng dương, giúp tăng cường hoạt động cho người yếu sinh lý do tuổi tác. Trong các thang thuốc dùng vào mục đích này các lương y thường cho thêm vào vị gừng tươi và thắt ngón chân cái thì sẽ dẻo dai hơn khi giao hợp. Một số phụ nữ tế nhị thường chiêu đãi các vị lang quân đi xa về bằng món ốc hương hấp lá gừng chấm với nước mắm gừng để có được niềm vui trọn vẹn. - Trên thị trường hiện có một số thuốc làm từ gừng như thuốc chống nôn (bd: nonon), thuốc chống say tàu xe (bd: zinziber), thuốc trị ho (bd: tragutan, phối hợp gừng với tràm). Tiếc rằng những sản phẩm trong nước làm từ gừng còn quá ít, trong khi phải nhập ngoại một lượng lớn thuốc hóa dược có tác dụng không hơn gừng (như các thuốc hóa dược chống nôn, chống say tàu xe đã có so sánh ở trên). - Theo nhiều nghiên cứu thì gừng tươi có tác dụng tốt hơn (do các hoạt chất từ gừng như tinh dầu, enzym, các chất chống nấm, diệt khuẩn được bảo quản nguyên vẹn hơn) trong khi đó việc chế ra được sản phẩm dùng cho một số đông từ gừng khô sẽ thuận lợi hơn nhiều. Chuẩn hóa nguyên liệu như các nước đã làm là cách làm cho các chế phẩm chế từ gừng được ổn định, từ đó nâng cao chất lượng dược phẩm. - Gừng từ nhiều vùng khác nhau không hoàn toàn giống nhau (gừng nhà nhỏ, cay trong khi gừng núi lớn, ít cay hơn). Y học cổ truyền phân biệt gừng khô (can khương) và gừng tươi (sinh khương) với cách dùng có chỗ khác nhau. Bên cạnh việc nghiên cứu áp dụng các công dụng đã được phát hiện thì việc nghiên cứu những vấn đề trên cũng là điều nên làm Gừng chống ung thư buồng trứng Theo kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan (Mỹ), các hợp chất trong củ gừng có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng và ngăn ngừa các tế bào ung thư này trở nên đề kháng với các phương pháp trị liệu. Nhóm nghiên cứu đã lấy bột gừng (loại có bán trên thị trường) cho tiếp xúc với tế bào ung thư buồng trứng. Bột gừng đã khiến cho các tế bào ung thư tự hủy diệt bằng cách tự ăn chính chúng - một cách làm mất đi khả năng đề kháng của chúng mỗi khi bệnh nhân tái phát bệnh. Tính năng này của củ gừng hứa hẹn sẽ trở thành một liệu pháp trị ung thư buồng trứng tận gốc vì không để cho các tế bào ung thư có cơ hội "tái xuất" và trở nên "bất khả xâm phạm" đối với liệu pháp hóa trị vẫn đang được ứng dụng hiện nay. Phát hiện thêm một số tác dụng kỳ diệu của gừng Gừng vốn là một thứ gia vị và cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong dân gian. Thứ nhất là tác dụng chống lão suy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: những thành phần tạo ra cảm giác cay trong của gừng có tác dụng chống ôxy hóa rất mạnh đối với các chất mỡ có trong cá và thịt. Tác dụng đó còn mạnh hơn là tác dụng của các thứ thuốc chống ôxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT và vitamin E. Gừng không những có thể chống lại sự hủy hoại các chất mỡ trong thức ăn do ôxy hóa, mà khi được hấp thu vào cơ thể, các thành phần cay đó còn có tác dụng chống lại sự ôxy hóa các chất mỡ bên trong cơ thể; chính vì vậy, cho nên gừng có tác dụng chống lão suy. Thứ hai là tác dụng phòng sỏi mật. Các nghiên cứu mới đây - cũng của các nhà khoa học Nhật, cho biết: khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có [...]...thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số chế phẩm làm từ gừng Thứ ba là tác dụng cải thiện thành phần máu Các nghiên cứu trong những năm gần đây ở nhiều nước cho biết, trong gừng có một chất đặc biệt, có cấu tạo hóa học gần giống... dụng tiêu thũng, giảm phù nề Giã gừng với vài hạt muối, bó vào chỗ đau có thể chữa bong gân Giã gừng với củ cải, vắt lấy nước uống có thể tiêu trừ chứng trướng bụng, lại có thể chống mệt mỏi và làm cho tinh thần thêm phần sảng khoái Trước khi cần đi xa, có thể ăn mấy miếng mứt gừng, vài lát gừng sống, hoặc hãm gừng với nước sôi uống, có thể chống say xe trên đường GỪNG Gọi là khương, sinh khương (củ, thân... hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào Gừng cũng được dùng để đánh gió Do không làm trầy xước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng mau hết bệnh - Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi Dùng gừng tươi giả mát ngâm với rượu... xuyên gừng có thể phòng chữa được lị - Gừng tươi khi vào cơ thể ức chế tác dụng của lipinperoxide chống được suy lão, kéo dài tuổi thọ - Gừng khô dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi tiêu chảy mệt lã, nôn mửa - Gừng xám: củ để nguyên vỏ, phơi khô - Gừng trắng: cạo lớp vỏ ngoài, phơi khô Gừng gió: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại Mọc hoang dại ở khắp nước VN, Ấn độ, Indonesia, Malayxia Trong gừng. .. ít bột gừng vào trộn đều với muối, nhờ độ nóng của muối sẽ làm dậy mùi, sau đó cho thêm mỡ hoặc dầu vào muối này và đem trộn với thịt gà sau khi hấp chín được xé ra để chuẩn bị ra đĩa Có thể cho muối, gừng trộn dầu này làm thứ gia vị chấm thêm cho món ăn Không nên cho nhiều bột gừng quá sẽ làm đắng món ăn, cũng không nên rang bột gừng trực tiếp vì bột gừng ra dễ cháy khét + Sức khỏe: * Xưa: - gừng tươi... chống oxy hóa Khi nấu thức ăn có gừng tươi sẽ làm chậm sự biến chất của thức ăn - Cất gừng tươi trong tủ lạnh, không gói Dùng để cho vào nước xốt và những món ăn tối để tạo mùi thơm trước khi thường thức Gừng giúp không bị đầy hơi, khó chịu sau khi ăn - Bột gừng được cho một ít trong thành phần gia vị để ướp cho món nướng, có bột gừng thì món nướng sẽ thơm hơn Đặc biệt bột gừng không thể thiếu trong món... tuổi Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ - Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh... cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu - Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng… ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng - Với người bị trúng gió... tắc nghẽn thành mạch - Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh… Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: “Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia” - Làm... thấp huyết áp, đặc biệt là nó có thể phòng ngừa chứỏng huyết khối và chữa trị bệnh nghẽn tắc cơ tim Hơn nữa thứ thuốc này lại không hề gây nên tác dụng phụ Ngoài ra, các nhà khoa học Ðức đã phát hiện thấy, nước gừng có khả năng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và làm giảm bớt các tác dụng phụ của các thứ thuốc chống ung thư Các chuyên gia Philipin phát hiện thấy gừng có tác dụng chống đau răng thực . Gừng chữa và phòng bệnh Xin cống hiến 2 bài thuốc đặc hiệu từ củ gừng Bài thuốc chống và chữa say xe : - Trước khi đi xa bằng ôtô, lấy 1 củ gừng to , rửa sạch, nướng sơ xho xém vỏ và. dịch mật và có thể làm phòng ngừa bệnh sỏi mật. Như vậy, gừng là thứ thuốc tốt đối với bệnh sỏi mật và những người có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này nên thường xuyên ăn thêm gừng và một số. chí Thuốc và Sức Khoẻ . Gừng còn rất nhiều tác dụng kỳ diệu , mà các bạn có thể tham khảo ở nhiều báo chí . GỪNG - VỊ THUỐC QUEN MÀ LẠ Gừng được dùng nhiều trong ăn uống, chữa bệnh và cho đến

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan