KÊ ĐƠN THUỐC Thuốc chỉ được kê đơn khi cần thiết. Khi kê đơn thuốc, thầy thuốc cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với người bệnh. Ðiều này đặc biệt quan trọng khi kê đơn cho người mang thai, người cho con bú, người cao tuổi, người có bệnh thận, bệnh gan hoặc có cơ địa dị ứng Một đơn thuốc tốt phải thể hiện được các yêu cầu: Hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm. Muốn kê đơn thuốc tốt phải tuân theo quy trình sau đây: 1/ Chẩn đoán, xác định đúng bệnh: Thầy thuốc cần tìm hiểu hoàn cảnh của người bệnh, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm phi lâm sàng. Cần tìm hiểu lịch sử dùng thuốc của người bệnh, đã dùng những thuốc gì, kết quả ra sao để ghi vào bệnh án. Như vậy thầy thuốc đã xác định được các vấn đề của người bệnh. Trên cơ sở đó, xác định các mục tiêu điều trị chính, phụ, trước, sau; tập trung giải quyết mục tiêu chính 2/ Lựa chọn thuốc phù hợp với người bệnh: Thầy thuốc phải tự hỏi xem những thuốc quen dùng theo kinh nghiệm bản thân trước đây liệu có hiệu quả và an toàn đối với từng người bệnh cụ thể. Ðồng thời liệt kê các thứ thuốc mà mình biết có thể điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Nên sử dụng các thuốc đã quen dùng. Cần hỏi người bệnh về các phản ứng đã xảy ra khi dùng thuốc trong quá khứ. Sàng lọc lần lượt các thuốc đó dựa trên các tiêu chí sau: Thuốc có hiệu quả nhất, an toàn nhất và phù hợp với hoàn cảnh của người bệnh nhất Trong những trường hợp bệnh nặng thì hiệu quả là yêu cầu trước tiên. Trong những trường hợp bệnh mạn tính và thể trạng người bệnh yếu thì tiêu chuẩn an toàn phải được đặt lên hàng đầu 3/ Kê đơn thuốc khi đã có chỉ định rõ ràng: Khi kê đơn, tốt nhất là dùng tên gốc hay tên chung quốc tế kèm theo tên biệt dược đặt trong ngoặc, nếu thấy cần thiết. Phải tránh viết tắt. Khi kê hai thuốc hoặc nhiều thuốc hơn trong cùng một đơn thuốc, thuốc chính ghi đầu tiên. Nên tránh kê quá nhiều thuốc trong một đơn thuốc. Kê đơn càng ít thuốc càng tốt để tránh tương tác thuốc Ðơn thuốc phải viết rõ ràng bằng mực, ghi rõ ngày, tháng, năm, họ và tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh (nếu có). Người kê đơn phải ký vào đơn bằng mực và ghi rõ họ tên Các thuốc độc, thuốc hướng tâm thần và thuốc gây nghiện phải viết riêng trong một đơn khác, theo quy chế về quản lý thuốc độc, thuốc hướng thần và thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành. Tên thuốc, hàm lượng, số lần dùng trong ngày, liều dùng mỗi lần phải ghi rõ bằng chữ và số. Người kê đơn phải ký, đề ngày, tháng, năm và phải viết rõ tên, địa chỉ 4/ Hướng dẫn dùng thuốc cho người bệnh: Thầy thuốc cần giải thích rõ ràng và ngắn gọn bằng ngôn ngữ thông thường để người bệnh hiểu được cách dùng các thuốc đã kê (số lượng phải dùng, thời gian, số lần dùng và các điều khác như cách pha, cách dùng). Nếu phải dùng đến một dụng cụ để đưa thuốc vào cơ thể, thầy thuốc phải hướng dẫn cụ thể hoặc cùng làm với người bệnh. Thầy thuốc phải luôn luôn cảnh giác để phát hiện quá liều đối với các thuốc tác dụng mạnh kê trong đơn Cần dặn dò những điều kiêng cữ đối với người bệnh. Nên hết sức thận trọng khi kê đơn cho những người đang mang thai, đang cho con bú, người có tiền sử bệnh gan, thận, cơ địa dị ứng 5/ Thông tin về phản ứng không mong muốn của thuốc: Bất cứ thuốc nào cũng có thể gây tác dụng không mong muốn. Cần chú ý theo dõi, phát hiện, ghi chép các tác dụng không mong muốn Hướng dẫn người bệnh phát hiện những dấu hiệu của phản ứng không mong muốn, hướng dẫn cách xử trí và báo cáo Thầy thuốc phải hẹn ngày khám lại đối với người bệnh 6/ Theo dõi hiệu quả điều trị: Nếu người bệnh không quay lại thì có thể đơn thuốc đã có hiệu quả, bệnh đã đỡ hơn hoặc khỏi. Nếu đơn thuốc không có hiệu quả thì người bệnh có thể sẽ quay lại. Cần tìm hiểu lý do: Thuốc không hiệu quả; không an toàn, người bệnh không chịu đựng được các phản ứng phụ; không thuận tiện do cách uống, mùi vị Trong trường hợp này tùy từng lý do, thầy thuốc lại bắt đầu quy trình khám lại Chú ý: Không nên kê nhiều thuốc trong một đơn Nên kê những thuốc một thành phần. Không nên kê những thuốc hỗn hợp nhiều thành phần Nên kê đơn thuốc theo tên gốc của thuốc. Tên thương mại ghi bên cạnh, trong dấu ngoặc Nên tranh thủ sự giúp đỡ của dược sĩ để có các thông tin về thuốc Nên theo dõi những tin tức cập nhật về thuốc ở đơn vị thông tin thuốc Nên sử dụng Dược thư quốc gia Việt Nam nhằm khai thác các thông tin sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý, an toàn, tiết kiệm Nên đưa nội dung điều trị bằng thuốc thành chủ đề trong các cuộc họp của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện Nên hết sức thận trọng sử dụng các thông tin về thuốc từ những nguồn thông tin thương mại Nên phối hợp với dược sĩ sắp xếp các thuốc điều trị cùng nhóm, đánh giá theo 4 tiêu chuẩn: Hiệu quả, an toàn, thích hợp và giá cả. Bảng này cần luôn được cập nhật Trước khi chấp thuận nhận xét về hiệu quả của những thuốc mới, cần có những số liệu thống kê dịch tễ học về các phản ứng không mong muốn Trước khi sử dụng thuốc mới, cần có những thử nghiệm lâm sàng ngay tại cơ sở để thu thập những kinh nghiệm thực tế Ðối với người bệnh nội trú, tốt nhất là kê đơn thuốc hàng ngày Những thuốc nhiều tác dụng phụ như kháng sinh, corticoid, thuốc chống ung thư, trong đơn hoặc bệnh án nên đánh số để ghi rõ ngày dùng thuốc thứ mấy Ðể tăng tính chính xác khi sử dụng thuốc, nên sử dụng mã ATC . kê hai thuốc hoặc nhiều thuốc hơn trong cùng một đơn thuốc, thuốc chính ghi đầu tiên. Nên tránh kê quá nhiều thuốc trong một đơn thuốc. Kê đơn càng ít thuốc càng tốt để tránh tương tác thuốc. KÊ ĐƠN THUỐC Thuốc chỉ được kê đơn khi cần thiết. Khi kê đơn thuốc, thầy thuốc cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với người bệnh. Ðiều này đặc biệt quan trọng khi kê đơn. lại Chú ý: Không nên kê nhiều thuốc trong một đơn Nên kê những thuốc một thành phần. Không nên kê những thuốc hỗn hợp nhiều thành phần Nên kê đơn thuốc theo tên gốc của thuốc. Tên thương mại