thay đổi, điều chỉnh trong thu nhập, trái phiếu này còn được gọi là "adjustment bonds". Trái phiếu không nhận lãi zero- coupon bonds xin tham khảo phần chuyên đề về loại này. Trái phiếu đầu cơ speculative bonds người ta còn gọi là "junk bond" trái phiếu tạp. Đây là loại có lợi suất cao nhưng rủi ro không kém, được xếp hạng rất thấp dưới BB xa theo cách xếp của S&P’s. Loại trái phiếu này được dành chủ yếu cho người có thần kinh mạnh, ít được người đầu tư bình thường chấp nhận,… Luật lệ tài chính và TTCK khuyến cáo những người quản lý các quỹ cho khách hàng không nên sử dụng các loại trái phiếu chất lượng thấp này. Bản thân từ "Junk" trong tiếng Anh cũng đã xếp loại chúng như đồ "lạc xoong". Trái phiếu ngoại lai gọi là euro bonds, nhưng để chỉ chung cho tất cả các trái phiếu ngoại quốc phát hành và giao dịch tại một nước ngoài nào đó, không kể là tại xứ Âu hay Á. Trái phiếu đó ghi tiền của nước khác với nước mà nó được mua bán. Ví dụ trái phiếu có mệnh giá bằng đồng Việt Nam nếu được bán tại châu Âu hoặc ngay như tại Nhật Bản chẳng hạn, đều được gọi là "euro bond", nếu trái phiếu đó mệnh giá bằng đô- la Mỹ thì còn được gọi là Eurodollar bond. Tại thị trường tài chính Mỹ, các trái phiếu do các công ty và chính phủ nước ngoài phát hành và được phép giao dịch trên các TTCK nước này được gọi chung là "Yankee bond": Các chứng khoán nợ loại này có mệnh giá bàng đồng đô- la Mỹ khác với euro bond có mệnh giá bằng tiền nước ngoài, Giáo trình chứng khoánthế nào là người đầu tư chứng khoán đúng nghĩa thường được các công ty và chính phủ nhiều nước phát hành theo quy định và quan hệ hiệp thương hai bên nhằm tận dụng lợi thế khi tình hình kinh tế tài chính Mỹ khả quan hơn nước phát hành. Bản thân trái phiếu Yankee bị tác động chủ yếu bởi lãi suất thị trường Mỹ và tình hình tài chính công ty hoặc quốc gia phát hành. Chứng khoán đặc biệt của các Công ty Cổ phần Chứng khoán chuyển đổi Về cơ bản, một công ty cổ phần có cơ cấu vốn gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và trái phiếu các loại. Bấy nhiêu tưởng đã quá đủ để các công ty xoay xở nhằm giải quyết vấn đề vốn. Nhưng chuyện không đơn giản như chúng ta nghĩ. Trong quá trình tồn tại và phát triển, công ty vừa phải tính toán nên cần đồng tiền nào cho có lợi nhất, vừa phải "gò" theo một hành lang gồm nhiều luật và lệ chi phối. Chẳng hạn như luật chứng khoán, điều lệ công ty, các ước lệ thị trường, phản ứng tâm lý của người đầu tư bên trong, kẻ quan sát bên ngoài,… lắm lúc làm cho những "sản phẩm đơn giản và truyền thống" kia không thể phát huy. Để tạo hấp dẫn, chúng cần đến sự chế biến, cho gia vị vào, cải tiến bao bì mẫu mã, thêm cả món ăn chơi, nếu cần,. Chẳng khác nào trong chuyện ăn uống. Cách khái quát trên đây không phải lý luận đơn thuần hoặc cho vui, mà là một thực tế hành xử phổ biến của thị trường vốn đã được đúc kết thành những sản phẩm đặc biệt, làm tăng phần phong phú hay có thể nói là linh hoạt trong TTCK. Đó là trường hợp các chứng khoán chuyển đổi convertible securities, các đặc quyền mua rights hoặc cam kết bán warrants, để lấy cổ phần thưởng. Chứng khoán chuyển đổi Các chứng khoán chuyển đổi là loại trái phiếu trái phiếu thường - debentures, hoặc cổ phần ưu đãi, có thêm đặc tính chuyển đổi được ra cổ phần thường. Như ta đã biết, cổ phần thường là loại cổ phần đóng góp và chia sẻ thật sự vào hoạt động làm ăn của một công ty cổ phần. Trong khi đó, các trái phiếu và cổ phần ưu đãi thì thiên hẳn về chủ trương kiếm lợi. Loại trái phiếu được xem là của những "ủng hộ viên" bên ngoài, còn cổ phần ưu đãi dành cho những người chỉ "tháp tùng thôi chứ không thi đấu" bên trong. Họ quan hệ với công ty trên cơ sở "sòng phẳng" hơn, vì họ muốn nhận các khoản lợi cố định. Gọi là cổ phần ưu đãi, nhưng không phải đó là loại "ngon" hơn cổ phần thường. Ưu đãi chỉ có ý nghĩa về thứ tự giải quyết quyền lợi và cổ tức ổn định thôi. Trong trường hợp công ty ăn nên làm ra, mà công ty nào lại chẳng mưu cầu như vậy!, cổ phần thường mới là "ông hoàng" trong thị trường vốn. Nhờ khả năng thuyết phục của cổ phần thường, các công ty dùng chiêu thức "chuyển đổi" để hấp dẫn người mua trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi. Đây là nghệ thuật huy động tài chính cho công ty theo phương thức triển hạn việc tăng vốn góp equity. Người mua và sở hữu cổ phần ưu đãi chuyển đổi hoặc trái phiếu chuyển đổi vẫn còn bị "treo" đó cho đến ngày hiệu lực, chưa được công nhận là chủ sở hữu đầy đủ của công ty theo dạng cổ phần thường. Đến thời điểm quy định, nếu các trái phiếu thường được chuyển đổi thành cổ phần thường thì cơ cấu vốn của công ty sẽ được thay đổi, từ nợ debt sang vốn góp equity. Những lợi điểm đối với chủ thể phát hành: Công ty phát hành chứng khoán chuyển đổi có thể trông cậy vào một số lý do như: - Những chứng khoán chuyển đổi được trả lãi ít hơn loại không chuyển đổi, vì bản thân khả năng chuyển đổi đã là một quyền lợi dành cho người sở hữu. - Công ty có thể loại bỏ chi phí vốn, do phải trả lãi cố định, một khi việc chuyển đổi được thực hiện; điều này cũng có nghĩa là giảm nợ. - Tránh được việc tạo ra một sự gia tăng nhanh lượng cổ phần trên thị trường, bởi vì việc chuyển đổi diễn ra qua một thời gian dài sau khi phát hành. Đây là một cách đánh lạc tâm lý hoặc xoa dịu thị trường. - Bản thân công ty phát hành tránh làm loãng ngay lập tức thu nhập trên mỗi cổ phần thường trong kỳ của đợt huy động vốn đó. Những bất lợi đối với chủ thể phát hành: Chủ thể phát hành, tuy vậy, cũng không thể tránh khỏi một số bất lợi, đó có thể gồm: - Vốn góp của cổ đông cuối cùng vẫn bị loãng dilution vào thời điểm chuyển đổi. - Một sự chuyển đổi lớn và có ý đồ có thể tạo ra một sự thay đổi về cơ cấu kiểm soát công ty. - Sự giảm nợ trong công ty thông qua phương thức chuyển đổi cũng có nghĩa rằng công ty mất lợi thế về sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ. - Việc chuyển đổi từ hình thức nợ vay qua hình thức vốn riêng sẽ làm tăng tiền thuế phải đóng trên thu nhập công ty. - Bản thân trạng thái "khả năng chuyển đổi" còn treo lơ lửng một sự không ổn định trong cơ cấu tài chính của công ty trong suốt thời gian hiệu lực. Những lợi điểm hấp dẫn người mua: Đối với người đầu tư mua chứng khoán chuyển đổi, họ nhắm đến một số mục đích thuận lợi như sau: - Loại trái phiếu chuyển đổi dù sao vẫn là loại cho lãi suất ổn định và có thể nhận lại tiền gốc theo mệnh giá tại thời điểm đáo hạn. - Người sở hữu trái phiếu chuyển đổi có ưu tiên cao hơn sở hữu cổ phần thường trong trường hợp có sự thanh lý công ty xảy ra. - Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có khuynh hướng ổn định hơn giá cổ phần thường trong các cơn suy thoái của TTCK. - Trong lúc đó, giá thị trường của các chứng khoán chuyển đổi nói chung Iại có khuynh hướng tăng lên nếu giá chứng khoán tăng. - Được quyền chọn lựa chuyển qua cổ phần thường trong tương lai với giá hấp dẫn. Giá chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi Giá chuyển đổi: Giá chuyển đổi là giá ghi trên mặt một chứng khoán chuyển đổi xác định số tiền tương ứng với một cổ phần thường sẽ được chuyển đổi. Nếu một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá là 1.000.000đ và có giá chuyển đổi là 125.000đ thì đến ngày hiệu lực mỗi 125.000đ sẽ tương ứng với một cổ phần thường. Người cầm trái phiếu khi thực hiện việc chuyển đổi sẽ nhận được 8 cổ phần. Tỷ lệ quy đổi: Tỷ lệ quy đổi diễn đạt ý niệm về số cổ phần thường đổi được so với một chứng khoán chuyển đổi. Trong ví dụ trên, mệnh giá chứng khoán chuyển đổi là I.000.000đ, giá chuyển đổi là 125.000đ, như vậy tỷ lệ quy đổi sẽ là 8 đổi 1 1.000.000đ chia cho 125.000đ. Các trái phiếu chuyển đổi được phát hành theo một thời biểu về các giá chuyển đổi khác nhau phù hợp với bản giao ước của đợt phát hành trái phiếu. Thời biểu đó thường đưa ra các giá chuyển đổi cao hơn khi trái phiếu càng cận ngày đáo hạn. Những yếu tố tác động tới giá chuyển đổi gồm có: - Giá cổ phần làm cơ sở chuyển đổi vào lúc phát hành trái phiếu. - Thu nhập tiềm năng của công ty phát hành và tác động của nó trên giá cổ phiếu. - Xu hướng thị trường. Một thị trường có xu hướng tăng làm cho người đầu tư dễ chấp nhận chứng khoán chuyển đổi hơn. - Thời gian chuyển đổi. Nhìn chung thời gian càng lâu giá chuyển đổi càng ít cần ưu đãi. - Mức tiền lãi mà công ty sẵn sàng trả. Một lợi suất áp dụng cao để làm cho các nhà đầu tư chấp nhận một giá chuyển đổi cao hơn đối với đợt phát hành. Các cổ đông hiện hữu được ưu tiên đăng ký mua: Do các chứng khoán chuyển đổi có thể làm loãng cơ cấu vốn gộp của cổ đông, các cổ đông luôn có đặc quyền mua trước pre-emptive right để mua bất kỳ chứng khoán mới phát hành nào có thể chuyển đổi thành cổ phần thường, với một giá đăng ký mua luôn thấp hơn giá thị trường. Đặc điểm bảo vệ Chiết tách cổ phần và việc trả cổ tức bằng cổ phần: Các giá chuyển đổi có thể được điều chỉnh nếu có một quyết định chiết tách cổ phần splits hoặc công bố chia cổ tức bằng cổ phần stocks dividends căn cứ trên cổ phần thường làm cơ sở chuyển đổi suốt trong thời gian tồn tại của trái phiếu chuyển đổi. Việc chiết tách cổ phần và trả cổ tức bằng cổ phần tạo ra lượng cổ phần lưu hành nhiều hơn, đồng thời giá trị của chúng do vậy mà giảm đi. Nếu cổ phần được tách thành hai cổ phần mới cho một cổ phần cũ, thì tỷ lệ quy đổi sẽ được điều chỉnh tăng lên gấp đôi và giá chuyển đổi sẽ giảm còn phân nửa. Trường hợp có sự trả cổ tức bằng 20% cổ phần chẳng hạn, thì tỷ lệ quy đổi cũng sẽ tăng lên 20%. Ví dụ trái phiếu mệnh giá 500.000đ có tỉ lệ quy đổi 5 đổi 1 thì được tăng tương ứng là 6 đổi 1. Nhưng giá chuyển đổi cũng sẽ giảm tương ứng từ giá cũ là 100.000đ, bây giờ sẽ là khoảng 83.333đ. Các thay đổi về xếp loại chứng khoán: Nếu các cổ phần thường đang lưu hành được chuyển sang cùng số lượng cổ phần của một xếp hạng khác, đặc quyền chuyển đổi được áp dụng đương nhiên với số lượng ngang bằng với các cổ phần mới. Các cổ phần bổ sung: Giao ước phát hành trái phiếu cũng chốt lại cả số lượng tối đa cổ phần có thể tăng thêm additional shares - để huy động vốn cổ phần mà công ty được phép huy động trong thời gian trái phiếu chuyển đổi đang còn hiệu lực, lẫn giá tối thiểu mà các cổ phần bổ sung đó có thể được phát hành. Sáp nhập, hợp nhất và giải thể: Nếu công ty chấm dứt hoạt động do bất kỳ tình huống nào được đề cập trước, người nắm trái phiếu chuyển đổi sẽ mất đặc quyền chuyển đổi. Tính toán ngang giá chuyển đổi Ta lấy trường hợp một trái phiếu chuyển đổi để khảo sát. Trái phiếu chuyển đổi là loại chứng khoán khá độc đáo, nó cho khả năng đồng thời tồn tại hai chứng khoán khác nhau: bản thân trái phiếu đó và loại cổ phần thường có thể được chuyển đổi. Do vậy mà ta cần có sự so sánh giữa giá thị trường của trái phiếu và giá thị trường cổ phiếu mà nếu quy đổi sẽ có được. Nếu thị giá trái phiếu bằng tổng thị giá cổ phần theo quy đổi, thì chúng được xem là ngang giá. Thông thường, một trái phiếu chuyển đổi được giao dịch có thị giá cao hơn ngang giá ngang giá theo tính toán. Trường hợp 1: Giá phiên ngang của trái phiếu chuyển đổi: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 100.000đ và có giá chuyển đổi ra cổ phần thường là 5.000đ. Nếu cổ phần thường đang được bán với giá 6.000đ một cổ phần, trái phiếu cần được bán với giá nào để có ngang giá parity với cổ phần thường? Trước tiên, cần tìm tỷ lệ quy đổi, hay số cổ phần thường được đổi từ trái phiếu, ta có: 100.000đ/ 5.000đ = 20 cổ phần Kế tiếp, ta xem tổng giá trị cổ phần theo giá thị trường theo quy đổi là bao nhiêu. Bởi vì trái phiếu muốn có ngang giá phải bằng tổng giá trị cổ phần này, ta có: 20 x 6.000đ = 120.000đ Như vậy khi cổ phần có thị giá là 6.000đ một cổ phần, thì ngang giá của trái phiếu chuyển đổi phải là 120.000đ. Tuy nhiên, ở những thị trường đã phát triển, thông thường trái phiếu chuyển đổi được bán cao hơn ngang giá tính toán. Giả sử trái phiếu trên được giao dịch 10% cao hơn ngang giá, giá thị trường của trái phiếu sẽ cao hơn 12.000đ so với giá ngang, tức 132.000đ. Trường hợp 2: Giá phiên ngang của cổ phần thường: Một trái phiếu chuyển đổi mệnh giá 100.000đ, có giá chuyển đổi là 6.250đ. Nếu trái phiếu đó đang được bán trên thị trường với giá 120.000đ, hỏi giá cổ phần phải là bao nhiêu thì sẽ ngang giá với trái phiếu? Trước tiên, ta cũng cần phải tìm tỷ lệ quy đổi, ta có: 100.000đ/ 6.250đ = 16 cổ phần Như ta đã biết trong trường hợp 1, ngang giá là khi thị giá trái phiếu bằng với tích số giữa thị giá cổ phần nhân với số cổ phần được chuyển đổi tỷ lệ quy đổi. Như vậy, để xác định giá ngang cho cổ phần, ta chia thị giá của trái phiếu với tỷ lệ quy đổi. Ta có: 120.000đ/ 16 = 7.500đ Kết quả cho ta biết rằng cổ phần phải có giá là 7.500đ một cổ phần thì mới là ngang giá với trái phiếu chuyển đổi khi trái phiếu này đang được giao dịch với giá 120.000đ/trái phiếu. Tổng quát, ta có: + Ngang giá chứng khoán chuyển đổi = Thị giá cổ phần thường x Tỷ lệ chuyển đổi. + Ngang giá cổ phần thường = Thị giá chứng khoán chuyển đổi/ tỉ lệ quy đổi Giá trị đầu tư và giá trị chuyển đổi: Giá trị đầu tư phỏng định của một trái phiếu chuyển đổi là thị giá mà chứng khoán đó muốn bán nếu ta quên chuyện chuyển đổi nó ra cổ phần thường. Còn giá trị quy đổi conversion value của một trái phiếu là tổng cộng giá trị của lượng cổ phần thường được tính theo giá thị trường theo đó trái phiếu chuyển đổi có thể quy ra được. Ví dụ một trái phiếu chuyển đổi đang được bán giá 110.000đ và trái phiếu đó có thể đổi ra được 10 cổ phần thường. Nếu thị giá của mỗi cổ phần thường là 12.000đ thì giá trị quy đổi của trái phiếu là 120.000đ 12.000đ x 10. Áp lực chuyển đổi: Cần biết là hầu hết trái phiếu chuyển đổi và cổ phần ưu đãi chuyển đổi đều là loại mà chủ thể phát hành có thể thu hồi callable. Một công ty có thể sẽ thu hồi trái phiếu chuyển đổi nếu có điều khoản thu hồi khi điều kiện thị trường đang diễn biến theo cách mà người sở hữu trái phiếu sẽ thấy việc . là "Yankee bond": Các chứng khoán nợ loại này có mệnh giá bàng đồng đô- la Mỹ khác với euro bond có mệnh giá bằng tiền nước ngoài, Giáo trình chứng khoán thế nào là người đầu tư chứng. thường = Thị giá chứng khoán chuyển đổi/ tỉ lệ quy đổi Giá trị đầu tư và giá trị chuyển đổi: Giá trị đầu tư phỏng định của một trái phiếu chuyển đổi là thị giá mà chứng khoán đó muốn bán. thường đổi được so với một chứng khoán chuyển đổi. Trong ví dụ trên, mệnh giá chứng khoán chuyển đổi là I.000.000đ, giá chuyển đổi là 125.000đ, như vậy tỷ lệ quy đổi sẽ là 8 đổi 1 1.000.000đ chia