PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS TT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2010 – 201 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian phát đề ) Câu 1 ( 3,0đ): Nếu trục Trái Đất không nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66,5 0 mà đứng thẳng thành một góc vuông 90 0 hoặc trùng hợp với mặt phẳng xích đạo thành một góc 0 0 , thì khi Trái Đất vẫn tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời như hiện nay thì hiện tượng các mùa sẽ ra sao? Câu 2 (5,0đ): Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam. a/ Xác định vị trí và giới hạn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. b/ Kể tên những dải núi lớn, những dòng sông lớn có hướng Tây Bắc – Đông Nam. c/ Giải thích vì sao đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ nhỏ và hẹp ? d/ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu đặc biệt như thế nào? Câu 3 (4,0đ): a/ Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản nước ta trong các năm gần đây. b/ Những khó khăn trở ngại đối với sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta hiện nay? Câu 4 (3,0đ): Cho bảng số liệu sau đây: Số dân và dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta vào các năm 1979, 1989, 1999. Năm Số dân (triệu người) Tỉ lệ dân số phân theo nhóm tuổi (%) 0 – 14 tuổi 15 -59 tuổi Từ 60 trở lên 1979 52,4 42,5 50,4 7,1 1989 64,4 39,0 53,8 7,2 1999 76,6 33,1 59,3 7,6 a/ Hãy nêu nhận xét về sự thay đổi số dân và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi trong thời kì 1979 – 1999. b/ Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi. Câu 5 (2,0đ): Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở nước ta. Câu 6 ( 3,0đ): Cho bảng số liệu sau: Sản lượng than, dầu thô của nước ta qua một số năm (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1990 1995 2000 2005 Than 4,6 8,4 11,6 32,4 Dầu thô 2,7 7,6 16,3 18,5 a/ Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng sản lượng than, dầu thô của nước ta trong thời kì trên. b/ Nêu nhận xét và giải thích tại sao sản lượng than, dầu thô của nước ta có sự gia tăng như trên. (Được phép sử dụng Atlat do nhà xuất bản giáo dục phát hành.) Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÝ Câu Nội dung đáp án Điểm 1 - Nếu trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo, thì khi Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời bao giờ cũng chiếu thẳng vào xích đạo thành một góc vuông với mặt đất. Lúc đó hiện tượng các mùa sẽ không có ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất. Nhiệt độ lúc nào cũng cao nhất ở xích đạo và giảm dần về phía hai cực. - Nếu trục Trái Đất trùng hợp với mặt phẳng quỹ đạo ( nằm trong mặt phẳng quỹ đạo), thì khi Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, trên bề mặt Trái Đất sẽ có hiện tượng các mùa ở khắp mọi nơi, nhưng sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa sẽ rất khốc liệt. Trong một năm, ánh sáng Mặt Trời sẽ lần lượt chiếu thẳng góc từ xích đạo lên cả hai địa cực. Lúc đó sẽ không còn các khái niệm đường chí tuyến, vùng nội chí tuyến, … 1,5đ 1,5đ 2 a. Xác định vị trí và giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: - Thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế. Trải dài gần 7 vĩ tuyến (khoảng 23 0 B -> 16 0 B) - Tiếp giáp: + Phía Bắc giáp Trung Quốc. + Phía Nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. + Phía Đông giáp biển Đông. + Phía Tây giáp Lào. b. Những dãy núi lớn và sông lớn có hướng Tây Bắc – Đông Nam: - Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Hoàng Sơn, … - Dòng sông: sông Đà, sông Mã, sông Cả … c. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ nhỏ hẹp vì: - Các dãy núi lan ra sát biển. - Nhiều núi đâm ngang ra biển chia cắt các đồng bằng. - Các sông ngắn, ít phù sa. d. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình: - Về mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh khô bị chặn lại bởi dải Hoàng Liên Sơn và nóng dần lên khi đi xuống phía Nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm. - Về mùa hạ, các đợt gió mùa Tây Nam từ vịnh Ben gan tới, phải vượt qua dãy Trường Sơn, trở nên khô nóng, ít mưa đặc biệt là ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ (gọi là “gió Lào”). 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ 3 a. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã có sự phát triển mạnh cả khai thác và nuôi trồng. - Khai thác hải sản: + Sản lượng tăng khá nhanh, đạt hơn 1,8 triệu tấn (năm 2005), chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền, tăng công suất. + Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu và Bình Thuận. - Nuôi trồng thuỷ sản: 0,25đ 0,25đ 0,25đ + Phát triển nhanh đặc biệt là nuôi tôm, cá. + Các tỉnh có sản lượng lớn: Cà Mau, An Giang, Bến Tre. - Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc, năm 2004 đạt hơn 1,6 tỉ USD. - Hiện nay, sản lượng thuỷ sản khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh. b. Những khó khăn, trở ngại: - Biển Đông thường có bão và các đợt gió mùa Đông Bắc, làm hạn chế số ngày ra khơi, gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân. - Phần lớn ngư dân còn nghèo, thiếu vốn đầu tư. - Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. - Việc chế biến, nâng cao chất lượng thuỷ sản chế biến còn nhiều hạn chế. - Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản đang suy giảm nhanh. - Sự biến động của thị trường xuất khẩu. 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 4 a. Nhận xét: - Từ năm 1979 đến năm 1999 cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta có sự thay đổi như sau: + Tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 tuổi giảm nhanh ( 9,4%). + Tỉ trọng nhóm tuổi 15 – 59 tuổi tăng lên khá nhanh (tăng 8,9%). + Tỉ trọng nhóm tuổi 60 trở lên tăng nhưng chậm (tăng 0,5%). -> Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có sự thay đổi theo xu hướng: chuyển dịch từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già. - Sự thay đổi qui mô dân số: Qui mô dân số ngày càng lớn, trung bình mổi năm có thêm hơn 1 triệu người. + Thời kì 1979 – 1989: tăng thêm 12 triệu người. + Thời kì 1989 – 1999: tăng thêm 12,6 triệu người. b. Nguyên nhân: - Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoach hoá gia đình, tỉ suất sinh của nước ta giảm. - Chất lượng cuộc sống của dân cư được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của dân cư tăng. - Quy mô dân số ngày càng lớn, tỉ suất sinh tuy đã giảm nhưng dân số tăng hàng năm vẫn còn nhiều, do số người trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng cao. 0,75đ 0,25đ 0,5đ 0,5d 0,5đ 0,5đ 5 Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hương nông – lâm kết hợp: - Khai thác, sử dụng hợp lí hơn tài nguyên đất ở vùng núi và trung du, có điều kiện bảo vệ vốn rừng tốt hơn. - Phát triển nghề rừng sẽ góp phần sử dung lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, làm tăng thu nhập của dân cư, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. - Phát triển nghề rừng sẽ làm cho: + Độ che phủ rừng tăng, hạn chế xói mòn đất, cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông, điều tiết nguồn nước cho các hồ thuỷ điện, hồ thuỷ lợi. + Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến lam sản ổn định hơn. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 6 a. Vẽ biểu đồ: 1,5đ HS có thể vẽ biểu đồ cột nhóm hoặc biểu đồ theo đường. Yêu cầu: Vẽ đúng, đảm bảo độ chính xác về tỉ lệ, rõ ràng, đẹp, có chú thích và tên biểu đồ. b. Nhận xét và giải thích: - Nhận xét: + Trong thời kì 1990 – 2005, sản lượng than và dầu thô của nước ta tăng liên tục. + Sản lượng than năm 2005 tăng gấp 4 lần năm 1990, bình quân mỗi năm tăng hơn 2 triệu tấn, tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2000 – 2005. + Sản lượng dầu thô tăng bình quân hơn 1 triệu tấn/năm, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995 – 2000. - Giải thích nguyên nhân sản lượng than, dầu thô tăng là do: + Trình độ kĩ thuật, công nghệ khai thác được nâng cao. + Đẩy mạnh khâu khai thác (dầu thô: khai thác thêm các mỏ dầu mới) để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá trong nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ . GD – ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS TT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2010 – 201 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian phát đề ) Câu 1 ( 3,0đ): Nếu trục Trái Đất không. hoá gia đình, tỉ suất sinh của nước ta giảm. - Chất lượng cuộc sống của dân cư được cải thi n nên tuổi thọ trung bình của dân cư tăng. - Quy mô dân số ngày càng lớn, tỉ suất sinh tuy đã giảm nhưng. tăng thu nhập của dân cư, cải thi n đời sống đồng bào các dân tộc. - Phát triển nghề rừng sẽ làm cho: + Độ che phủ rừng tăng, hạn chế xói mòn đất, cải thi n điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông,