Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Theo www.anninhthudo.vn – 5 tháng trước (ANTĐ) - Đại hội Đảng lần thứ XI quyết định Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục. Quy hoạch phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 B. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Kiện toàn và phát triển hệ thống tổ chức a) Từ năm 2005 đến năm 2010, tiếp tục phát triển và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam theo Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, trong đó cần tập trung ưu tiên đối với những viện nghiên cứu mới được thành lập, thí điểm tổ chức đào tạo và cấp bằng thạc sĩ. b) Từ năm 2010 đến năm 2020, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nghiên cứu đề xuất đề án thành lập một số Viện Khoa học xã hội vùng mới. 2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực a) Từ năm 2005 đến năm 2010, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, có tỷ lệ học vị, học hàm cao, có đủ năng lực nghiên cứu giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước. Từ năm 2010 đến năm 2020, tập trung xây dựng một số viện nghiên cứu trọng điểm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thành viện quốc gia đầu ngành, hội nhập tốt với khu vực và quốc tế. b) Ưu tiên tăng cường và phát triển nguồn nhân lực cho những viện mới thành lập; những viện nghiên cứu trọng điểm có liên quan trực tiếp đến những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội; những Viện Khoa học xã hội vùng và một số viện nghiên cứu có tính chất đặc thù. c) Vừa tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành, vừa chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác phục vụ nghiên cứu, nhất là đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, có tay nghề cao, trực tiếp vận hành những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của các phòng thực nghiệm hoặc các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. d) Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ và tổ chức sắp xếp cán bộ nghiên cứu những cho những viện Khoa học xã hội vùng theo hướng huy động tối đa sự tham gia của cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội là người địa phương, các dân tộc thiểu số làm việc trong các viện khoa học xã hội vùng. Một số định hướng lớn và khâu đột phá về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010-2015 Một số định hướng lớn: 1- Đổi mới cách thức tăng trưởng theo hướng huy động tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cao năng suất, hiệu quả, tính bền vững của sự tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế thành phố. Trước hết là điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp và một số ngành thuộc lĩnh vực kinh tế dịch vụ; chú trọng phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ nhiều lợi thế, có khả năng xuất khẩu và tạo giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách thành phố; khai thác toàn diện lợi thế về biển để phát triển mạnh các lĩnh vực kinh tế biển, nhất là các dịch vụ vận tải, cảng biển, kho bãi, hàng hải, thương mại, viễn thông, du lịch… 2- Tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng xuất khẩu, kết nối có hiệu quả với thị trường thế giới. Mở rộng và phát triển không gian kinh tế, tăng cường hợp tác phát triển với các địa phương trong và ngoài nước, nhất là với khu vực Bắc bộ và trên hai hành lang- một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam- Trung Quốc. 3- Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển và quản lý đô thị, bảo đảm đạt các tiêu chí đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, xứng đáng là đô thị trung tâm cấp quốc gia; từng bước xây dựng theo hướng trở thành thành phố quốc tế. 4- Đẩy mạnh toàn diện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển mạnh hệ thống giao thông và từng bước hiện đại hóa hệ thống điện nông thôn, nhằm tạo sự liên kết, phối hợp giữa các xã, huyện và khu vực đô thị, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo tiền đề thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5- Tiếp tục xây dựng và phát triển mạnh lĩnh vực văn hóa, trước hết tạo chuyển biến rõ về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc. 6- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội bằng cơ chế, chính sách bảo đảm an sinh xã hội; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm và hỗ trợ người mất việc làm. 7- Tăng cường đầu tư, nâng cao tiềm lực quốc phòng- an ninh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với quốc phòng- an ninh, đối ngoại. Các khâu đột phá 1- Tập trung xây dựng, tạo sự phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị. Chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, chủ đầu tư dự án để đẩy nhanh việc thực hiện các dự án lớn, trọng điểm, có tác động quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thành phố. 2- Ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố cả trước mắt và lâu dài theo hướng nhanh, bền vững. 3- Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, gắn chặt và đồng bộ với tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện dân chủ ở cơ sở, được xác định là quyết tâm chính trị của hệ thống chính trị, tạo động lực thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. (Trích Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 13, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố khóa 14) Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển In bài này Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi Tạp chí số: Tạp chí Số 2 (Số 442) Năm xuất bản: 2009 Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến sự phát triển và hưng thịnh của đất nước. Đặc biệt, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung những người 9nh tú nhất của các nhóm nguồn nhân lực bao giờ cũng là hạt nhân quyết định. Mỗi quốc gia đều phải có chính sách ưu 9ên trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước Trong những năm qua, mặc dù có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, song cho đến nay, so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam còn ít về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và trong so sánh quốc tế. Vì vậy, việc phải nhanh chóng xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ năng lực giải quyết các vấn đề phát triển của đất nước trong bối cảnh cần phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế càng trở nên cấp bách. Nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thực tế sử dụng, đãi ngộ, trọng dụng. Đó là một quá trình liên tục cần được theo dõi chặt chẽ và ở mỗi giai đoạn có những giải pháp thích hợp. Nếu chỉ chú trọng đến khâu đào tạo, mà không có giải pháp hữu hiệu để sử dụng, phát huy tài năng thì những kết quả tạo được trong quá trình đào tạo sẽ mai một và ngược lại, nếu không quan tâm đến đào tạo thì không thể chủ động xây dựng và phát triển được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao. Phương hướng phát triển Phương hướng chung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam là có được đội ngũ nhân lực thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt; có năng lực tự học, tự đào tạo, có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, sáng tạo; có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc không ngừng biến đổi; thích ứng với trình độ phát triển Việt Nam năm 2020 là nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Cùng với phương hướng chung trên đây, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta trong những năm tới cần tập trung vào những nhóm nguồn nhân lực cốt yếu sau: Thứ nhất, nhân lực lãnh đạo và quản lý hành chính nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng những yêu cầu về vai trò và chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN, trong điều kiện dân chủ rộng mở và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Thứ hai, đội ngũ giáo viên các cấp từ phổ thông cho đến đại học trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng có đủ năng lực giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có kiến thức và kỹ năng làm việc tiếp cận với trình độ quốc tế. Thứ ba, nhân lực khoa học-công nghệ đông đảo, trong đó có nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn-kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu vực Đông á, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới. Thứ tư, đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kỹ năng quản lý, kinh doanh trong nước và quốc tế, có đầy đủ khả năng thực hiện vai trò động lực, dẫn dắt để nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới; Thứ năm, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn đáp ứng yêu cầu của xã hội và các nhà đầu tư. Giải pháp thực hiện Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản sau: Một là, đổi mới tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và ưu tiên tập trung bồi dưỡng nhân tài. Cải cách căn bản và sâu sắc hệ thống giáo dục quốc gia hiện hành. Xây dựng hệ thống giáo dục quốc gia mới tiên tiến, hiện đại (về tổ chức, cơ sở vật chất-kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình và phương pháp dạy, học) phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục và đào tạo, giữa các cấp bậc đào tạo từ dạy nghề đến sau đại học, giữa các nhóm ngành nghề đào tạo và liên thông hệ thống giáo dục quốc gia của Việt Nam với quốc tế. Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế. Nhanh chóng hình thành và phát triển xã hội học tập để đảm bảo tất cả người dân có cơ hội học tập suốt đời. Tập trung xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao đạt trình độ (trước hết là các ngành nghề trọng điểm mũi nhọn đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và nhu cầu xuất khẩu lao động). Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, đặc biệt là hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quản lý hành chính, ngoại giao và kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, giáo dục-đào tạo, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn hoạch định chính sách, pháp lý, y học, văn hoá-nghệ thuật. Đào tạo, xây dựng và phát triển các nhóm nhân lực cốt yếu trong các ngành nghề trọng điểm: công nghệ thông tin, cơ khí-tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ biển, công nghệ sinh học, y học, năng lượng, công nghệ môi trường và công nghệ vũ trụ. Hai là, tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc của người Việt Nam, thể hiện bằng việc tăng chiều cao trung bình của thanh niên trong thời kỳ trung hạn lên ngang bằng với thanh niên các nước trong khu vực Đông á (cụ thể là người Trung Quốc) và trong thời kỳ dài hạn lên ngang bằng với chuẩn quốc tế của Tổ chức y tế thế giới. Đồng thời, cải thiện thể trạng người Việt Nam để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể, tăng cường thể lực, đặc biệt là sự phát triển hài hoà về các tố chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo ) đảm bảo thực hiện lao động, học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thường khác của mỗi người. Những giải pháp cơ bản, mang tính quyết định là: Tăng khẩu phần ăn để tăng cường lượng calo tiếp thụ và cải thiện cơ cấu dinh dưỡng bữa ăn. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; Nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Thực hiện Chương trình tổng hợp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực cho phụ nữ; Mở rộng các hoạt động tư vấn về sức khoẻ sinh sản, về hạn chế sinh đẻ đối với những trường hợp đặc biệt liên quan đến sức khoẻ và bệnh tật của những người làm cha, làm mẹ. Thực hiện chương trình sàng lọc trẻ trước sinh và sơ sinh để phòng, chống bệnh tật và nâng cao được thể lực cho trẻ em trong tương lai; Coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong nhà trường và đẩy mạnh phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội; Phát triển y tế dự phòng. Xây dựng được hệ thống y tế dự phòng rộng khắp và hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân; Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân. Đảm bảo tất cả mọi người dân được khám chữa bệnh công bằng và hiệu quả. Ba là, đổi mới chính sách sử dụng nhân lực để tạo động lực kích thích và giải phóng sức sáng tạo của con người Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý phát triển và sử dụng nhân lực phù hợp với cơ chế và thể chế kinh tế thị trường. Xây dựng hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn quốc gia về trình độ phát triển nhân lực, những điều kiện phát triển nhân lực, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp của nhân lực và về yêu cầu chất lượng đối với các cấp, bậc, ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng và hội nhập quốc tế. Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực căn cứ vào những nguyên tắc hiệu quả của nền kinh tế thị trường, phù hợp với tiến trình hình thành và phát triển thị trường lao động. Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển của chính bản thân nguồn nhân lực. Đổi mới căn bản và toàn diện chính sách về sử dụng nhân lực trong khu vực nhà nước phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, gồm từ khâu tuyển dụng (tổ chức thi tuyển khách quan và mở rộng các đối tượng được tuyển dụng theo hình thức ký Hợp đồng lao động), bố trí công việc, trả công lao động, thăng tiến nghề nghiệp và không ngừng cải thiện điều kiện, môi trường lao động để tạo động lực, kích thích, khuyến khích làm việc sáng tạo và có hiệu quả cao. Thực hiện việc tách bạch, phân biệt rõ những khác biệt trong quản lý, sử dụng nhân lực giữa cơ quan hành chính nhà nước (cán bộ, công chức nhà nước) và các đơn vị sự nghiệp công lập (viên chức). Trên cơ sở đó, đẩy mạnh quá trình trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, tổ chức sự nghiệp công lập trong quản lý, sử dụng nhân lực. Trao quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong việc quản lý, sử dụng nhân lực theo những quy định của pháp luật và tác động của cơ chế thị trường. Xây dựng quy chế (cơ chế và chính sách) giao nhiệm vụ theo các hình thức khoán, đấu thầu, hợp đồng trách nhiệm, thi tuyển gắn với đãi ngộ dựa trên năng suất lao động và kết quả cuối cùng để tạo động lực cho làm việc có năng suất cao và khuyến khích sáng tạo. Xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ năng lực và kết quả công việc. Xây dựng và thực hiện các chính sách trọng dụng và phát huy nhân tài: Hình thành và phát triển hệ thống tổ chức phát triển nhân tài từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân tài gồm các trường, lớp giáo dục năng khiếu trẻ em, phát hiện tài năng trẻ, đào tạo đại học, trên đại học và quá trình sử dụng, đãi ngộ (chế độ trả lương, thưởng, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo và những chính sách khuyến khích về vật chất và tinh thần); Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để tạo môi trường làm việc, khuyến khích, kích thích phát huy tài năng đóng góp cho công cuộc hưng thịnh đất nước (đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài có công với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam); Xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân tài của Việt Nam (từ khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thăng tiến ). Bốn là, tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý để mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích mở rộng và tăng cường các quan hệ giao lưu và hợp tác song phương và đa phương giữa các tổ chức và người dân Việt Nam với các tổ chức quốc tế và công dân nước ngoài. Tăng cường thu hút chuyên gia quốc tế giỏi và Việt Kiều giỏi vào làm việc ở Việt Nam trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, hoạt động khoa học-công nghệ, tư vấn thiết kế, quản lý và kinh doanh để nâng cao chất lượng phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng để tăng thêm được nhiều người Việt Nam đi học tập và làm việc ở nước ngoài. Tập trung tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực ưu tiên sau: bảo vệ sức khoẻ và nâng cao thể lực con người; nhân lực quản lý hành chính nhà nước, chuyên gia kinh tế, quản trị kinh doanh và doanh nhân; đào tạo nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn (để hình thành và phát triển đội ngũ trí thức đầu ngành) Để việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả những chính sách trên, trước hết cần phải đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách nhân tài, theo hướng cởi mở và khách quan. Việc thực hiện đồng thời, đồng bộ những nhóm giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nước ta lên những tầm cao mới, thực sự là nhân tố quyết định đến sự thành đạt của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước./. TS. Nguyễn Văn Thành . Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Theo www.anninhthudo.vn – 5 tháng trước (ANTĐ) - Đại hội Đảng lần thứ XI quyết định Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công. cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục. Quy hoạch phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 B. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT. cường và phát triển nguồn nhân lực cho những viện mới thành lập; những viện nghiên cứu trọng điểm có liên quan trực tiếp đến những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội; những Viện Khoa học xã hội vùng