1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Trà hoa và công dụng dưỡng sinh ppsx

7 200 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 219,15 KB

Nội dung

Trà hoa và công dụng dưỡng sinh Các loại trà chữa bệnh 1. Trà lá dâu: Lá dâu có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Do vậy, uống trà lá dâu rất tốt đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, đái đường, béo phì. Mỗi lần hái khoảng 10 gam, hãm trong nước sôi, uống thay cho trà. Chú ý: Để tăng tác dụng trị bệnh, lá dâu dùng làm trà nên hái sau khi sương xuống. 2. Trà tâm sen: Uống trà tâm sen lâu dài ngoài tác dụng hạ huyết áp còn có khả năng thanh nhiệt, an thần, cường tâm, điều trị có hiệu quả các chứng mất ngủ, đau đầu, yếu tim do bị cao huyết áp gây ra. Sáng uống một ấm, chiều uống một ấm (mỗi ấm khoảng 6 gam). 3. Trà hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng làm giãn động mạch vành, gia tăng lưu lượng máu đi qua động mạch vành. Do đó, uống trà hoa cúc không những người mắc bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành tim tín hiệu khả quan trong điều trị, mà nó còn có khả năng bình gan sáng mắt, thanh nhiệt giải độc, giảm lượng cholesterol trong máu. Mỗi lần dùng 10 gam, hãm trong nước sôi uống thay trà. 4. Trà sơn tra:Sơn tra có tác dụng tăng cường và điều tiết cơ tim, giãn mạch máu, giảm cholesterol trong máu. Những người mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ nhiều trong máu mỗi ngày dùng 30 gam, hãm trong nước sôi dùng thay nước uống. 5. Trà quyết minh tử: Quyết minh tử có tac sdụng ức chế sự gia tăng cholesterol trong máu. Ngăn ngừa bệnh nhũn động mạch, hạ huyết áp, thanh gan sáng mắt. Những người bị đái đường, mỡ nhiều trong máu có thể sử dụng lâu dài như một phương thuốc giữ gìn sức khỏe. Mỗi ngày dùng 10 gam thay trà. 6. Trà lá thị: Trong lá thị có nhiều Vitamin C và Rotin rất tốt cho sức khỏe và phòng trị bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành tim và thiếu máu cơ tim. Lấy lá thị tươi non 30 gam hoặc 15 gam lá thị khô, hãm nhanh trong nước sôi, cho thêm ít đường trắng rồi uống. 7. Trà đan sâm: Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, cải thiện tuần hoàn máu, rất thích hợp trong việc phòng và chữa bệnh mạch vành tim. Nghiền đan sâm thành dạng mạt lớn, mỗi lần lấy 10 gam hãm trong nước sôi uống thay trà. 8. Trà câu khởi tử: Câu khởi tử có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Những người bị cao huyết áp hoặc do mắc bệnh mạch vành tim mà xuất hiện chứng đau đầu, hay quên, khí đoản, mất ngủ, thị lực giảm, tai nghe như có tiếng gõ, yếu tim; mỗi ngày nên dùng 30 gam câu khởi tử hãm trong nước sôi để uống. 9. Trà hoa hòe: Hoa hòe có tác dụng giảm huyết áp rất nhanh, nên có thể dùng để phòng trị cao huyết áp, tràn máu não. Mỗi ngày dùng 10 gam, pha ngập trong nước sôi, uống thay trà. Trong các loại trà hoa, trà hoa nhài có hương thơm nồng nhất. Uống trà này giúp an tâm, khỏe tỳ, giảm đau dạ dày hoặc tiêu hóa không tốt. Trà hoa nhài cũng rất tốt cho phụ nữ, làm làn da trơn láng, dung nhan sáng ngời và giảm đau bụng kinh. Trà hoa hồng Trà hoa hồng tính ôn, hàm chứa phong phú vitamin, có công dụng hoạt huyết điều kinh, thông gan thoáng khí, cân bằng nội bài tiết, đồng thời có tác dụng điều chỉnh và cân bằng gan, dạ dày, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện thể chất. Ngoài ra, trà hoa hồng còn có tác dụng giảm nhẹ bệnh huyết quản tim, làm đẹp, dưỡng dung nhan, giúp ích cải thiện da khô, tẩy trừ vết thâm nám trên da. Thường ngày lấy 6-10 búp trà hoa hồng khô, cho vào trong cốc trà, thêm nước nóng vào và uống là được, Đương nhiên nếu kèm thêm với một ít táo đỏ thì sẽ tăng thêm hương vị của trà và có tác dụng bổ dưỡng khí huyết. Lưu ý: Trà nhài và trà hoa hồng đều có tác dụng điều khí, vì vậy phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên thận trọng khi dùng để tránh trường hợp hành khí hoạt huyết gây ra kinh nguyệt quá nhiều. Trà hoa cúc Trà hoa cúc có tác dụng dưỡng gan, cân bằng gan, thanh lọc gan và sáng mắt, đặc biệt thích hợp uống vào mùa xuân. Đồng thời còn có tác dụng bài trừ độc tố, mạnh khỏe có thể, trừ trà giảm nhiệt, thông phong thanh nhiệt, lợi hầu tiêu viêm, sưng, có công hiệu chống lại hoặc bài trừ các chất hóa học có hại tích tụ trong cơ thể hoặc các tia phóng xạ. Ngoài ra trà hoa cúc còn khống chế nhiều vi khuẩn gây bệnh, tăng cường tính đàn hồi cho vi huyết quản, làm chậm nhịp tim, giảm thấp huyết áp và cholesterol, đồng thời có lợi cho khí huyết, làm trơn đẹp da, dưỡng tóc…. Uống trà hoa cúc có thể kết hợp với cẩu khởi sẽ tăng cường được công lực dưỡng âm. Lưu ý: Do trà hoa cúc thuộc tính hàn lạnh, vì vậy người mắc chứng tay chân lạnh, tì hư, hay đau bụng đi ngoài không nên uống. Trà hoa kim ngân Trà hoa kim ngân tính hàn vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm tản phong nhiệt, tiêu sưng viêm. Trà hoa kim ngân có thể giảm nhẹ được các triệu chứng như viêm đường hô hấp, cảm do vi rút, viêm amidan và viêm răng lợi, đồng thời cũng có tác dụng giảm nhẹ viêm đường ruột, đau do mụn nhọt, trợ giúp ngăn chặn kiết lỵ, lợi tiểu dưỡng gan. Lưu ý: Trà hoa kim ngân thích hợp uống khi xuất hiện các triệu chứng cảm nhẹ bên ngoài, nếu cảm quá nặng thì cần phải kết hợp với thuốc để chữa trị. Trà chanh Trà chanh có hương thơm lan tỏa và có tác dụng diệt trừ và phóng chống vi khuẩn, từ cổ chí kim đểu được các nhà y học ưa chuộng, dùng để diệt trừ vi khuẩn, điều chỉnh tuần hoàn máu. Thường xuyên uống trà chanh có thể trợ giúp cải thiện chứng thiếu máu, điều hòa dạ dày đường ruột, điều tiết bài tiết chất béo và giảm thấp mỡ máu, làm chậm tốc độ suy yếu thần kinh. Uống trà chanh hàng ngày có tác dụng phòng chống bệnh tật, tăng cường sức đề kháng, đồng thời đạt được hiệu quả “có bệnh chữa bệnh, không bệnh phòng chống được bệnh tấn công”. . Trà hoa và công dụng dưỡng sinh Các loại trà chữa bệnh 1. Trà lá dâu: Lá dâu có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Do vậy, uống trà lá dâu rất. 6-10 búp trà hoa hồng khô, cho vào trong cốc trà, thêm nước nóng vào và uống là được, Đương nhiên nếu kèm thêm với một ít táo đỏ thì sẽ tăng thêm hương vị của trà và có tác dụng bổ dưỡng khí. Trà hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng làm giãn động mạch vành, gia tăng lưu lượng máu đi qua động mạch vành. Do đó, uống trà hoa cúc không những người mắc bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch và

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN