9 điều nên biết khi bé bú bình docx

6 297 0
9 điều nên biết khi bé bú bình docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

9 điều nên biết khi bé bú bình Đối với những bà mẹ lần đầu nuôi con thì việc cho bé bú bình là cả một vấn đề nan giải. Cho bé bú với tư thế nào là đúng, có nên tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng hay không? Pha sữa như thế nào Không nên cho bé dùng sữa đã pha để lâu (google image) 1. Bú bình như bú mẹ Đừng để bé và bạn có khoảng cách khi cho bé bú bình. Cần tạo nhiều sự tiếp xúc giữa bạn và bé bằng cách ẵm bé vào lòng khi bé bú bình đồng thời gọi hỏi bé bằng những âm thanh gần gũi. Điều này tạo sợi dây liên kết vô hình giữa bạn và bé. Nếu bé khóc, bạn cần dỗ dành bé nín trước khi cho bé ăn. Khóc có thể là biểu hiện bé quá đói. Tốt hơn là bạn nên cho bé ăn trước khi bé khóc vì đói. Biểu hiện của việc bé thèm ăn là bé ngọ nguậy tay chân, mở miệng, chóp chép miệng và quờ tay hoặc tóm lấy bất cứ vật gì cho vào miệng. 2. Chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú bình Để bé hấp thu hết chất dinh dưỡng từ sữa, thời gian cho bé ăn là một yếu tố khá quan trọng. Tiếng ồn làm bé không tập trung vào việc ăn. Điều này cũng không có nghĩa là bạn không được cho bé bú bình ở nơi đông người. Nhưng ở nhà, bạn nên tắt TV và không trả lời điện thoại. 3. Vuốt lưng cho em bé hết trớ Nếu bé bị trớ sữa, đó không phải là do bé dị ứng với sữa mà vì bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho bé uống một chút nước, nó sẽ khiến cho không khí bị đẩy ra ngoài và cũng tránh cho bé bị đầy hơi. Ngoài ra, bạn có thể vuốt lưng để giúp bé hết trớ. Cách vuốt lưng: Bế bé nửa nằm nửa ngồi, một tay đỡ ngực và bụng bé, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới. 4. Bé sẽ không bú nữa khi bé no Bé tự biết khi nào bé no cho nên bạn không nên cố ép bé bú hết bình sữa. Rất nhiều bé có vấn đề về cân nặng vì được cho bồi bổ quá nhiều. Bạn nên đọc được dấu hiệu khi nào bé no khi nào bé đói để duy trì mức cân nặng hợp lí cho bé. 5. Pha sữa đúng cách Pha sai lượng sữa và nước sẽ khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng của bé gặp rắc rối. Vì thế cần làm theo hướng dẫn đã ghi trên vỏ hộp sữa và dùng nước không florua để pha sữa. Quá nhiều khoáng chất có thể làm mất màu răng của bé. Chỉ pha lượng sữa vừa đủ cho một lần ăn. Không nên pha sẵn rồi trữ kể cả trong tủ lạnh. Để tránh bị mất nhiều thời gian vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bạn nên để sẵn sữa, nước, bình trên bàn cạnh giường. Khi bé thức dậy đòi ăn thì bạn lấy đồ đó pha cho nhanh, không cần lịch kịch xuống bếp nữa. 6. Không cho bé vừa nằm cũi ngủ vừa bú bình Dù cho bé chưa mọc răng nhưng bé vừa ngủ vừa bú bình sữa hoặc nước ép hoa quả cũng dẫn tới sâu răng về sau và có thể gặp một số rắc rối tiềm tàng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên cho bé ăn trước giờ bé đi ngủ. 7. Không dùng lò vi sóng Mùa đông, nếu pha sữa bị lạnh, bạn muốn làm nóng sữa liền nghĩ ngay tới lò vi sóng. Điều này không tốt chút nào đặc biệt khi bạn sử dụng bình sữa bằng nhựa. Nếu muốn hâm nóng, bạn nên đun nước sôi và đổ ra bát và nhúng bình sữa vào. 8. Vừa cho bé bú bình vừa cho bú sữa mẹ Rất nhiều bà mẹ vừa cho con bú bình vừa cho con bú sữa mẹ. Sữa mẹ vài tháng sau sinh có thể giảm về lượng nhưng vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Bạn không nên bỏ phí nó. 9. Sự giúp đỡ của chồng Chia sẻ việc cho bé ăn với sự giúp đỡ của chồng sẽ giúp cho ông xã hiểu được khó khăn của bạn. Trong thời gian đó, bạn có thể đi tắm, thư giãn, nghe nhạc và xem phim… Theo Eva . ngực và bụng bé, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới. 4. Bé sẽ không bú nữa khi bé no Bé tự biết khi nào bé no cho nên bạn không nên cố ép bé bú hết bình sữa. Rất nhiều bé có vấn đề. 9 điều nên biết khi bé bú bình Đối với những bà mẹ lần đầu nuôi con thì việc cho bé bú bình là cả một vấn đề nan giải. Cho bé bú với tư thế nào là đúng, có nên tiệt trùng bình sữa. Không nên cho bé dùng sữa đã pha để lâu (google image) 1. Bú bình như bú mẹ Đừng để bé và bạn có khoảng cách khi cho bé bú bình. Cần tạo nhiều sự tiếp xúc giữa bạn và bé bằng cách ẵm bé vào

Ngày đăng: 30/07/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan