Tránh tử vong do sặc thức ăn Trưa 25/10, cháu Trương Tuấn Lộc 14 tháng tuổi được cô giáo cho ăn cháo tại lớp, bị sặc dẫn tới khó thở, tím tái. Tuy được vào viện cấp cứu nhưng sau đó 2 giờ, bé đã tử vong. Vậy tại sao trẻ lại dễ bị tử vong như vậy khi sặc thức ăn? Có cách gì để phòng tránh? Tránh tử vong do sặc thức ăn. (google image) Sau 5- 7 phút có thể ngưng thở PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ, trưởng phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Hà cho biết, trường hợp này có thể gọi là dị vật đường thở, do thức ăn rơi vào đường thở làm tắc nghẽn gây tử vong hoặc có trường hợp gây viêm phổi kéo dài nếu không xử trí kịp thời. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi TƯ, tuần nào cũng có một vài trường hợp trẻ bị dị vật đường thở. Có nhiều nguyên nhân gây sặc như trẻ vừa ăn vừa nói chuyện, ngậm (nhất là các loại hạt ), đút nhiều trẻ không nuốt kịp… Đặc biệt, có một số thói quen tai hại gây nguy hiểm cho trẻ như bịt mũi trẻ bắt trẻ nuốt, trẻ vừa ăn vừa ngủ hay các bà mẹ vừa ngủ, vừa cho con bú… khiến trẻ không nuốt được, khi thở mạnh có thể hít sữa lên mũi gây tắc đường hô hấp. Dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ nhỏ, tuổi ăn dặm đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này, các phản xạ đường thở đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục, trong khi đó trẻ thấy bất cứ vật gì cho vào miệng ngậm, rồi nuốt trôi vào cuống họng lúc nào không hay. Hậu quả của loại tai nạn bất ngờ này rất khó lường. Khi dị vật rơi vào đường thở, trẻ khó thở, tím tái, sau 5 – 7 phút ngừng thở, não thiếu oxy trầm trọng và rất khó cứu được, nếu may mắn khỏi chết ngạt cũng để lại các di chứng rất nặng nề: di chứng não, sống đời sống thực vật… Thực tế, nhiều phụ huynh không nhận biết được khi trẻ bị dị vật đường thở nên không ít trường hợp dẫn đến ngưng thở trước khi đến bệnh viện hoặc đưa đến bệnh viện rất muộn khi trẻ bị viêm phổi kéo dài, áp- xe phổi, viêm mủ màng phổi khó chữa trị. Với những tường hợp bị hóc các xương động vật (cá, gia cầm, lợn…) xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, gây áp xe trung thất. Tuyệt đối không chữa mẹo PGS.TS Dinh cảnh báo, nhiều người hay có thói quen chữa “mẹo” khi bị hóc dị vật là cho ăn cơm nóng, uống nước hoặc cho tay và miệng trẻ để móc ra vô tình lại đẩy dị vật vào sâu hơn, nhất là dị vật tròn thì càng nguy hiểm. Vì vậy, tuyệt đối không dùng cách chữa mẹo, khi thấy trẻ bị hóc dị vật cần nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế nơi gần nhất. Theo BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên phó giám đốc kiêm trưởng phòng khám Hen phế quản, Bệnh viện Nhi TƯ, cái chính là phải phát hiện nhanh khi trẻ bị hóc dị vật. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở, phải nhanh chóng xử trí không để trẻ bị ngạt thở. Nếu trẻ nói được, khóc được, đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, hãy thực hiện ngay thao tác đặt trẻ nằm đầu thấp, sấp trên một tay, tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy dị vật ra. Với trẻ lớn hơn, các bậc phụ huynh ôm lấy ngang bụng trẻ, ép bụng trẻ lại, dị vật vọt ra dễ dàng, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Phòng tránh dị vật đường thở ở trẻ - Không nên để hạt dưa, hạt bí gần tầm nhìn, tầm với của trẻ - Không để vương vãi trên sàn nhà vỏ hạt dưa, hạt bí, hạt dưa hấu, hạt mãng cầu, trẻ có thể nhặt cho vào miệng. - Không cho trẻ nhỏ ăn dưa hấu chưa l ấy hạt hoặc các loại hạt dưa, hạt bí, đậu phộng mảnh bánh tráng. - Không cho trẻ chơi với các loại hạt, đồng tiền, đồ vật nhỏ. - Nếu nhìn thấy trẻ đưa những thứ kể trên vào miệng, không vội la làm trẻ khóc thét dễ bị sặc. - Tránh ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc. Không cho trẻ ngậm thức ăn trong miệng và đùa giỡn. Theo Khoa học & Đời sống . cấp cứu nhưng sau đó 2 giờ, bé đã tử vong. Vậy tại sao trẻ lại dễ bị tử vong như vậy khi sặc thức ăn? Có cách gì để phòng tránh? Tránh tử vong do sặc thức ăn. (google image) Sau 5- 7 phút. Tránh tử vong do sặc thức ăn Trưa 25/10, cháu Trương Tuấn Lộc 14 tháng tuổi được cô giáo cho ăn cháo tại lớp, bị sặc dẫn tới khó thở, tím tái. Tuy được. viện Hồng Hà cho biết, trường hợp này có thể gọi là dị vật đường thở, do thức ăn rơi vào đường thở làm tắc nghẽn gây tử vong hoặc có trường hợp gây viêm phổi kéo dài nếu không xử trí kịp thời.