Lên bàn mổ vì răng khôn mọc 'dại' Răng khôn mọc lệch có thể gây nhiều tai biến như: nhiễm trùng, viêm quanh thân răng cấp xung huyết, tai biến về tế bào, hạch, xương, mạch máu, nhiễm trùng xa (viêm nội tâm mạc, màng bồ đào, viêm cầu thận), làm hỏng răng số 7, rối loạn khớp cắn, biến thành u thậm chí nhiễm trùng máu gây nguy hiểm cho tính mạng. Có thể tử vong Anh Bùi Minh Đ, 25 tuổi (Hà Đông, Hà Nội), thỉnh thoảng lại bị đau nhức, nhai khó vì mọc răng khôn hàm dưới. Do chủ quan nghĩ rằng, sau vài lần sưng, răng sẽ mọc và khỏi nên anh không đi khám, chỉ mua thuốc về dùng. Đến khi má sưng to, sốt li bì, gia đình đưa anh Đ đi viện cấp cứu thì đã quá muộn, toàn thân đã bị nhiễm trùng huyết. Anh tử vong sau hai ngày nhập viện do nhiễm trùng máu toàn thân. Khi có v ấn đề về răng, nên gặp bác sĩ để được t ư vấn. Đến hôm nay, sau vài ngày phẫu thuật, Nguyễn Phương Uyên, 16 tuổi (ở ngõ 27 phố Cát Linh, Hà Nội) vẫn chưa thể há miệng và ăn uống bình thường. Một tuần trước đó, khi thấy mặt con sưng phồng và kêu đau tai, chị Thanh Hương, mẹ Uyên chỉ nghĩ do con gội đầu bị nước vào tai nên tự ra hiệu thuốc mua thuốc cho con uống. Hai ngày sau, cháu Uyên sốt đến hơn 40 độ, nửa mặt sưng to, lan xuống vùng cổ. Cấp cứu tại bệnh viện, bác sĩ cho biết, cháu bị viêm mô tế bào gây nhiễm trùng do răng số 8 mọc lệch. Thạc sĩ Hồ Thị Quỳnh Minh, Viện Răng hàm mặt Quốc gia cho biết, biểu hiện nhẹ nhất tai biến do răng khôn mọc lệch là nhiễm trùng, răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi lợi gây viêm, viêm quanh thân răng cấp, mủ lan cả về phía thực quản, amydal, viêm hạch góc hàm, lan xuống hầu họng, gây rối loạn tiêu hóa do nuốt mủ. Khi bị viêm, nướu chung quanh thân răng sưng đỏ, vùng má dưới cũng sưng phồng lên, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều, nhai khó, nuốt khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn. Có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi. Đặc biệt, răng khôn mọc ngầm có thể đưa đến sự hình thành và phát triển nang thân răng ngầm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nang sẽ phát triển ngày càng lớn và phá hủy xương ngày càng nhiều. Trong trường hợp này, nếu nhập viện muộn, có thể viêm lan vào xương hàm gây ra cốt tủy viêm, lâu ngày làm xương bị chết, cá biệt có trường hợp lây lan toàn thân, tạo ra nhiễm trùng máu gây nguy hiểm tính mạng nhanh chóng nếu không biết cách xử lý kịp thời. Không thể phòng ngừa được răng khôn mọc “dại” Tiến sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba cho biết, răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng bắt đầu mọc lên trong độ tuổi từ 18 đến 25. Do mọc sau cùng nên răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, thường bị thiếu chỗ làm răng mọc lệch lạc không đúng vị trí, răng bị kẹt không thể mọc lên hoàn toàn hoặc ngầm trong xương hàm gây rất nhiều tai biến. Nghiên cứu cho thấy, răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỉ lệ khoảng 20% các bệnh về răng - hàm - mặt. Thạc sĩ Minh cho biết, điều đáng nói là “bệnh ” không có cách gì phòng ngừa được. Cách duy nhất phát hiện là chụp Xquang. Thông thường, người bệnh thường chủ quan, có khi đau vài lần mới đi khám thì đôi khi đã muộn. Việc điều trị răng khôn mọc lệch giai đoạn sớm không có gì khó khăn. Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X quang, tùy theo vị trí mọc răng ( răng mọc ngay ngắn hay lệch lạc), răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc, tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định chỉ sử dụng kháng sinh, cắt lợi trùm để giúp răng mọc lên dễ dàng, chỉ những trường hợp quá đau đớn, hoặc răng gây tai biến mới phải nhổ. Theo Tiến sĩ Hải, nhổ sớm răng số 8 sẽ bảo trì được răng số 7 và các răng khác. Để phòng ngừa các tai biến khi mọc răng khôn, các chuyên gia đều khuyên, ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách, ngay từ khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên được sáu tháng là bắt đầu cho trẻ làm quen với việc khám răng định kỳ, thường xuyên sáu tháng một lần. Khi trẻ được 12- 15 tuổi, tức là trước khi răng khôn nhô ra khỏi lợi, cần đi khám và chụp X-quang hàm răng để phát hiện mầm răng. Nếu chiếc răng khôn có thể làm xiên xẹo hàm răng, nha sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng. Bởi răng chưa có chân nên chuyện lấy bỏ cũng không khó. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển ẩm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm. . hàm. Răng bắt đầu mọc lên trong độ tuổi từ 18 đến 25. Do mọc sau cùng nên răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, thường bị thiếu chỗ làm răng mọc lệch lạc không đúng vị trí, răng bị kẹt không. Lên bàn mổ vì răng khôn mọc 'dại' Răng khôn mọc lệch có thể gây nhiều tai biến như: nhiễm trùng, viêm quanh thân răng cấp xung huyết, tai biến về. khôn mọc lệch giai đoạn sớm không có gì khó khăn. Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X quang, tùy theo vị trí mọc răng ( răng mọc ngay ngắn hay lệch lạc), răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc,