Cảnh giác với bệnh dại Thời gian gần đây, bệnh dại vẫn xuất hiện lẻ tẻ ở một vài địa phương trên địa bàn Hà Nội. Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh chủ yếu ở chó, mèo lây sang người qua vết cắn và khi đã phát bệnh thì tỷ lệ tử vong là 100%. Để cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về phòng chống bệnh, SK&ĐS đăng tải bài viết sau. Dấu hiệu để phát hiện bệnh dại? Một người sau khi bị chó dại cắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ miệng chó qua vết thương trầy xước da, nếu bị bệnh dại sẽ có biểu hiện gồm bốn giai đoạn: giai đoạn báo hiệu, giai đoạn viêm não cấp, giai đoạn viêm não đặc trưng do bệnh dại, cuối cùng là tử vong hay rất hiếm gặp là hồi phục. Giai đoạn báo hiệu kéo dài 1 - 4 ngày với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, uể oải, đau cơ, mệt, chán ăn, nôn mửa, đau họng và ho khan. Triệu chứng quan trọng là liệt và/hoặc rung cơ tại chỗ hay quanh vết cắn. Chó dại cắn l à nguyên nhân ch ủ yếu gây bệnh dại ở người. Giai đoạn viêm não mở đầu bằng tăng hoạt tính vận động, kích thích và xúc động. Tiếp theo, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, ảo giác, thích gây gổ, suy nghĩ lập dị kỳ quái, co thắt cơ, phản ứng màng não, uốn người ra sau, động kinh và liệt cục bộ. Điểm đặc trưng là có những giai đoạn rối loạn tâm thần xen kẽ với những thời kỳ tỉnh trí. Nhưng do bệnh tiến triển, thời kỳ tỉnh táo ngắn lại sau đó bệnh nhân rơi vào hôn mê. Bệnh nhân bị tăng cảm giác, nhạy cảm quá mức với các kích thích như: ánh sáng, tiếng ồn lớn, sự đụng chạm vào người. Sốt lên tới 40,6oC, đồng tử giãn rộng không đều, hay chảy nước mắt, tăng tiết nước bọt, tăng tiết mồ hôi và hạ huyết áp tư thế. Suy nhược cơ thể, tăng phản xạ gân sâu và đáp ứng cơ duỗi bàn chân. Hay gặp bệnh nhân bị liệt dây thanh âm. Nhờ biểu hiện sợ nước, sợ gió ở trên 60% bệnh nhân nên khả năng chẩn đoán bệnh dại trước khi tử vong tăng lên. Triệu chứng rối loạn thân não xuất hiện sau giai đoạn viêm não. Tổn thương dây thần kinh sọ não gây ra song thị (nhìn đôi), liệt mặt, viêm thần kinh thị giác và khó nuốt. Sự tăng tiết nước bọt và khó nuốt gây ra dấu hiệu đặc trưng là sùi bọt mép. Trên 50% bệnh nhân có biểu hiện: sợ nước, đau, co mạnh cơ hoành tự động, co cơ hô hấp phụ, cơ hầu và cơ thanh quản khi nuốt. Tổn thương nhân hạnh nhân có thể gây cương dương vật hoặc xuất tinh tự phát ở bệnh nhân nam. Bệnh nhân hôn mê và thường tử vong do ngưng thở. Sau khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân có thể sống được từ 4 ngày đến tối đa là 20 ngày, trừ trường hợp điều trị hỗ trợ. Ở thể liệt, bệnh biểu hiện một tình trạng liệt tiến triển, thường gặp ở vùng Đông Nam Á. Lúc đầu, bệnh nhân đau nhiều ở cột sống, sau đó thấy liệt: liệt chi dưới trước, tiếp đến rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên, liệt thần kinh sọ não, ngừng hô hấp và tuần hoàn, tử vong sau 4 - 12 ngày. Triệu chứng xét nghiệm xuất hiện khi có rối loạn chức năng hồi hải mã, chảy máu đường tiêu hoá và những biến chứng khác. Chẩn đoán đặc hiệu bệnh dại nhờ phân lập virut từ các chất tiết như nước bọt, dịch não tuỷ, não; phát hiện kháng nguyên virut trong mô bị nhiễm; phát hiện acid nucleic virus (ARN) bằng phản ứng chuỗi polymerase. Phòng và chữa bệnh như thế nào? Phòng bệnh chủ yếu bằng cách tiêm vaccin phòng dại cho chó, mèo. Tiêm vaccin phòng dại cho những người phải tiếp xúc với vật nuôi như cán bộ thú y, chăn nuôi gia súc, người làm nghề giết mổ chó Người giết mổ chó và người chăm sóc bệnh nhân phải mặc đầy đủ quần áo bảo hộ, găng tay, mũ, ủng, sau khi săn sóc bệnh nhân phải rửa tay kỹ bằng xà phòng, rồi sát trùng bằng cồn. Các đồ dùng của bệnh nhân cần đốt huỷ. Nếu bị chó, mèo cắn, phải dùng xà phòng và nước sạch dội rửa thật kỹ vết thương, cuối cùng rửa bằng nước sạch, lau khô vết thương và sát trùng bằng cồn, thuốc đỏ hay cồn iôt. Nên tiêm phòng uốn ván và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn vết thương. Đi khám bệnh để được tiêm huyết thanh kháng dại. Gây miễn dịch chủ động bằng tiêm vaccin kháng bệnh dại. 5 liều vaccin dùng trong 28 ngày theo lịch: ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên dùng liệu trình tiêm 21 ngày và 90 ngày. Đến nay chưa có thuốc gì có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại. Chỉ có thể điều trị triệu chứng như dùng thuốc an thần, cách ly nơi yên tĩnh. Virut d ại gây bệnh ra sao? Virut dại xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, nhân lên trong tế b ào cơ vân. Sau đó virut lan đến thần kinh trung ương, v ới vận tốc khoảng 3 mm/giờ. Khi virut đến thần kinh trung ương, nó nhân lên trong chất xám của não và di chuy ển theo thần kinh đến các cơ quan như tuyến nước bọt, tuỷ thư ợng thận, thận, phổi, tim, gan, cơ, da. Khi virut đến tuyến nước bọt và nhân lên ở đây tạo ra nguồn lây bệnh nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh rất thay đổi từ 7 ngày đến h ơn 1 năm, trung bình 1 - 2 tháng, phụ thuộc vào số lượng virut, kh ả năng bảo vệ của cơ thể và khoảng cách mà virut di chuy ển từ vết cắn đến thần kinh trung ương. Tỷ lệ bệnh và t ử vong cao nhất từ vết cắn ở mặt, trung bình ở tay, thấp nhất là ở chân. . Cảnh giác với bệnh dại Thời gian gần đây, bệnh dại vẫn xuất hiện lẻ tẻ ở một vài địa phương trên địa bàn Hà Nội. Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh chủ yếu ở chó,. tâm thần xen kẽ với những thời kỳ tỉnh trí. Nhưng do bệnh tiến triển, thời kỳ tỉnh táo ngắn lại sau đó bệnh nhân rơi vào hôn mê. Bệnh nhân bị tăng cảm giác, nhạy cảm quá mức với các kích thích. Chó dại cắn l à nguyên nhân ch ủ yếu gây bệnh dại ở người. Giai đoạn viêm não mở đầu bằng tăng hoạt tính vận động, kích thích và xúc động. Tiếp theo, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, ảo giác,