RỐI LOẠN ĂN UỐNG TÓM TẮT Rối loạn ăn uống là một bệnh cảnh hay gặp ở nữ thanh niên và phụ nữ trẻ và có liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng nhưng hay bị bỏ qua và không được điều trị đúng mức. Mọi bệnh nhân rối loạn hành vi ăn uống nên được đánh giá và điều trị về mặt nội khoa cũng như tâm lý và tư vấn dinh dưỡng. Các thuốc hướng tâm thần thường được kết hợp với tâm lý liệu pháp trong việc điều trị chứng ăn nhiều vô độ; trong trường hợp chán ăn tâm lý, thuốc chỉ được sử dụng chi các bệnh nhân có triệu chứng tâm thần rõ rệt hay các bệnh nhân đang hồi phục cân nặng. SUMMARY EATING DISORDERS Tran Quang Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Special issue of Endocrinology - Vol. 3 - Supplement of No 4 - 1999: 11-18 Eating disorders are common among adolescent girls and young women and are associated with serious medical complications, yet they often go undetected and untreated. All patients with eating disorders should be evaluated and treated for medical complications of te disease at the same time that psychotherapy and nutritional counseling are undertaken. Pharmacologic agents are often useful as adjuncts to psychotherapy for bulimoa nervosa; in the case of anorexia nervosa, psychotropic medication is generally reserved for patients with a concurrent psychiatric illness or those who have recovered some weight. MỞ ÐẦU Rối loạn về ăn uống bao gồm hai thái cực đối lập nhau về hình ảnh lâm sàng: chứng chán ăn tâm lý và ăn vô độ tâm lý. Thường thì bệnh nhân có rối loạn ăn uống không phát hiện ra các triệu chứng hay thậm chí che đậy vì thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của bệnh, về các phương tiện điều trị sẵn có, xấu hổ khi trao đổi về các triệu chứng hay không muốn từ bỏ bệnh. Khi bệnh được phát hiện, ngay cả các bệnh nhân có nguy cơ đe dọa tính mạng vẫn không chấp nhận phương thức điều trị. Tỷ lệ tử vong đối với chán ăn tâm thần nói riêng là 0,56% mỗi năm, 12 lần lớn hơn tỷ lệ tử vong ở phụ nữ trẻ trong dân số chung. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN VIỆC THU NHẬN THỨC ĂN Não nhận các thông tin dinh dưỡng từ nhiều nguồn: Các tín hiệu về giác quan Hình ảnh (thị giác) và mùi vị (khứu giác và vị giác) thức ăn được truyền đến não bằng các dây thần kinh cảm giác. Các tín hiệu này có thể dương tính (kích thích cảm giác thèm ăn) hay âm tính (gây cảm giác không muốn ăn) khi các thức ăn có vẻ không ngon hay không hấp dẫn. Các tín hiệu chuyển hóa Hai loại peptid có khả năng gây cảm giác thèm ăn: desacetyl-MSH và - casomorphine. Ngoài ra tình trạng giảm đường huyết (giảm 5% so với mức sinh lý) cũng gây ra cảm giác thèm ăn. Tình trạng giảm đường huyết đóng vai trò "lẫy cò" cho một loạt tín hiệu thần kinh ảnh hưởng dương tính đến não bộ gây cảm giác đói. Các tín hiệu từ đường tiêu hóa Tín hiệu cơ học Tình trạng co thắt dạ dày gây cảm giác đói trong khi có nhiều yếu tố cơ học gây cảm giác no bao gồm sự căng dạ dày, sự tiết các hormon tiêu hóa khi thức ăn tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày và sự hấp thu thức ăn ở niêm mạc ruột. Các yếu tố cơ học sẽ truyền tín hiệu đến trung tâm no ở não qua dây thần kinh lang thang. Tín hiệu hóa học Do các thông tin là các hormon peptid tiết ra trong quá trình tiêu hóa. Cholecystokinin, enterostatin và GRP (gastric releasing peptide) là các hormon chính làm mất cảm giác thèm ăn. Các tín hiệu thần kinh giao cảm Hệ thần kinh giao cảm cũng có vai trò trong cơ chế điều hòa ăn uống: Các receptor 3 - adrenergic ở mô mỡ nâu liên quan đến cơ chế sinh nhiệt sau khi ăn và do đó khi được hoạt hóa sẽ gây cảm giác chán ăn. Kích thích thụ thể 2 - adrenergic cũng gây cảm giác chán ăn nhưng không liên quan đến cơ chế sinh nhiệt. Các tín hiệu từ chất dinh dưỡng Chất dinh dưỡng được hấp thu sau khi ăn sẽ gây cảm giác no do tác động trực tiếp lên não hay gan. Glucoz sẽ làm giảm cảm giác đói có thể do tác động lên các receptor glucoz ở gan; hơn nữa glucoz có thể tác động trực tiếp lên não vì đây là nguồn năng lượng chủ yếu của các tế bào thần kinh trung ương. Ngoài ra glucoz cũng làm tăng hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm qua trung gian các receptor 2 và 3 - adrenergic gây cảm giác no. Các acid béo và chất chuyển hóa của chúng cũng làm giảm cảm giác đói qua cơ chế làm thay đổi điện thế hoạt động tại màng các tế bào gan. . some weight. MỞ ÐẦU Rối loạn về ăn uống bao gồm hai thái cực đối lập nhau về hình ảnh lâm sàng: chứng chán ăn tâm lý và ăn vô độ tâm lý. Thường thì bệnh nhân có rối loạn ăn uống không phát hiện. RỐI LOẠN ĂN UỐNG TÓM TẮT Rối loạn ăn uống là một bệnh cảnh hay gặp ở nữ thanh niên và phụ nữ trẻ và có liên quan. chứng nghiêm trọng nhưng hay bị bỏ qua và không được điều trị đúng mức. Mọi bệnh nhân rối loạn hành vi ăn uống nên được đánh giá và điều trị về mặt nội khoa cũng như tâm lý và tư vấn dinh dưỡng.