TỦY SỐNG - HƯỚNG CỦA CÁC TẾ BÀO GỐC pot

8 255 0
TỦY SỐNG - HƯỚNG CỦA CÁC TẾ BÀO GỐC pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỦY SỐNG - HƯỚNG CỦA CÁC TẾ BÀO GỐC Một phòng thí nghiệm ở Hoa kỳ vừa phát động thử nghiệm đầu tiên trên thế giới, sử dụng những tế bào gốc để tái lập những chức năng vận động của những bệnh nhân bị bại liệt. Một thử nghiệm tế bào cũng được dự kiến ở Pháp. Nhưng những hướng khác, ít bị tranh cãi hơn, nhất là liệu pháp gène (thérapie génique), đang được nghiên cứu. Một ngày nào đó ta sẽ thành công sửa chữa tủy sống để cho phép những người bị bại liệt bước đi trở lại hay không? Các bệnh nhân và các nhà khoa học tin chắc điều đó, và từ nay chính về phía trung tâm Shepherd phục hồi chức năng và nghiên cứu về những vết thương của tủy sống và não bộ (Hoa Kỳ) mà các đôi mắt đều hướng tới. Thật vậy, vào tháng 10, thử nghiệm đầu tiên trên thế giới sử dụng những tế bào gốc phôi thai (CSE : cellules souches embryonnaires) đã được phát động để làm tái sinh tủy sống bị thương tổn của một bệnh nhân. Trắc nghiệm này, được tiến hành bởi công ty sinh-công nghiệp học Hoa Kỳ Geron Corporation, sử dụng những tế bào GRNOPC1, những tế bào mẹ của những oligodendrocyte phát xuất từ các tế bào gốc phôi thai. Được quảng cáo rầm rộ bởi truyền hình, radio và báo chí quốc tế, chiến dịch gây nên những niềm hy vọng to lớn. Thật vậy, ta hãy nhắc lại rằng tủy sống (moelle épinière), nằm dọc theo suốt chiều dài cột sống (colonne vertébrale), là trung tâm chi phối những cử động và những cảm giác của cơ thể, đồng thời đảm bảo sự dẫn truyền luồng thần kinh giữa cơ thể và não bộ. Hàng tỉ thông tin lưu thông thường trực dọc theo “xa lộ” có chiều dài khoảng 50 cm và đường kính 1cm này. Nếu luồng thần kinh bị gián đoạn hoàn toàn hay một phần, xảy ra sau một chấn thương (tai nạn, khối u…), những hậu quả có thể biến thiên từ bại liệt một phần đến bại liệt hoàn toàn (tétraplégie : bại liệt 4 chi). Thế mà hiện nay không có một liệu pháp nào cho phép tái lập những nối kết thần kinh bị thương tổn. Do đó niềm hy vọng to lớn do phương pháp mới này mang lại. Tuy vậy, có rất ít thông tin cụ thể lọt ra ngoài, vì phòng thí nghiệm Hoa kỳ chủ trương kín đáo, sau khi đã loan báo rầm rộ. Ta chỉ biết rằng bệnh nhân là một người đàn ông tình nguyện, bị một thương tổn ở ngực loại A theo xếp loại của American Spinal Injury Association Impariment Scale, nghĩa là một thương tổn tối đa của tủy sống đã dẫn đến một bại liệt hoàn toàn. Ta cũng biết rằng thương tổn này đã xảy ra chưa được 15 ngày vào lúc bắt đầu trắc nghiệm, bởi vì những thử nghiệm trước đây trên động vật đã cho thấy rằng những mũi tiêm đã không mang lại hiệu quả nào nếu chúng được thực hiện quá chậm. Mặt khác chính những kết quả đáng phấn khởi thu được từ 5 năm qua trên các động vật gặm nhấm đã khiến Geron Corporation quyết định thực hiện thí nghiệm trên người. Thật vậy các nhà nghiên cứu đã cho thấy một sự tái hoạt hóa quá trình hình thành myéline (myélinisation) của các sợi trục của các tế bào thần kinh, nghĩa là một sự tạo thành mới myéline, bao bọc các sợi trục và cho phép sự dẫn truyền thần kinh. Hậu quả : một sự cải thiện của chức năng vận động. Nhưng không phải vì vậy mà các con chuột phát triển các tératome (những khối u hiền hay ác tính, được phát triển từ các tế bào đa năng (cellules pluripotentes), những khối u mà ta luôn luôn sợ xuất hiện trong trường hợp sử dụng những tế bào gốc phôi thai. Tuy nhiên không có vấn đề kêu vang chiến thắng và gây nên những hy vọng hảo bởi vì thử nghiệm này vẫn trong giai đoạn còn chập chững. Thử nghiệm này hiện tại chỉ được thực hiện trên một bệnh nhân duy nhất, mặc dầu 7 bệnh nhân khác theo dự kiến sẽ được dần dần đưa vào protocole. Và không có một thông báo nào trước 2012 về những kết quả đầu tiên được dự kiến. “Nhưng nếu những thuật ngữ “liệu pháp tế bào (thérapie cellulaire) hay liệu pháp gène (thérapie génique) hay “những tế bào gốc” (cellules souches) có một hiệu quả gần như thần diệu lên các bệnh nhân, đó chính là bởi vì hôm nay không có một điều trị tích cực nào đứng trước một chấn thương tủy sống”, GS Jean Chazal, trưởng khoa ngoại thần kinh thuộc CHU de Clermont-Ferrand đã nhắc lại như vậy. Vả lại vị giáo sư này cũng đã dự kiến bắt đầu một thử nghiệm liệu pháp tế bào đầu tiên ở Pháp rất được mong chờ nơi những bệnh nhân bại liệt. Thật vậy, ở Pháp, ta ước tính 35.000 số những người bị tật nguyền sau những thương tổn tủy sống. Một con số mỗi năm gia tăng 1000 đến 1500 trường hợp. Liên kết với X Cell-Center, một nhóm các bệnh viện tư của Đức, có căn cứ ở Dusseldorf và Cologne và chuyên về liệu pháp tế bào, nhóm của GS Chazal sẽ sử dụng một protocol khác với protocol của trung tâm Shepherd Hoa Kỳ : những tế bào gốc được tiêm vào trở lại là những tế bào của chính bệnh nhân, phát xuất từ tủy xương của bệnh nhân này. “ Chúng tôi sẽ đưa vào nghiên cứu 120 người tuổi từ 18 đến 50 tuổi và thực hiện một thử nghiệm so sánh giữa những tế bào tương cận của bệnh nhân với một placebo”, GS Chazal đã xác nhận như vậy. Trong thì đầu, các tế bào sẽ được lấy ở xương chậu bằng sinh thiết, rồi được gởi đi Đức và được chế biến tại chỗ trong một phòng thí nghiệm. Sau đó những tế bào này lại sẽ được chuyển về Pháp và được đưa vào trở lại bằng chọc dò tủy sống. Chúng tôi chưa biết tại sao nhất là như thế nào những tế bào được tiêm trở lại này lại tiến về vùng thương tổn. Nhưng chúng tôi hy vọng chứng minh, bằng cách thực hiện một sự theo dõi bằng chụp hình ảnh được gọi là tracking (IRM de diffusion), rằng những bó sợi thần kinh mới được tạo thành trong vùng thương tổn. Đó là một bước tiến lớn”, nhà chuyên gia nói tiếp như vậy. Ở đây sự lựa chọn được dành cho những người bị bại liệt từ hơn một năm và dưới 10 năm. Những thời điểm bắt đầu chưa được ấn định. Chúng tôi đã có những giấy phép đầu tiên của Afssaps vào tháng sáu. Không phải là không khó khăn! Bởi vì những công trình nghiên cứu về những tế bào gốc được quy định rất nghiêm ngặt bởi luật pháp khắp nơi trên thế giới. Chúng ta hãy nhắc lại rằng ở Hoa Kỳ, chỉ những tổ chức tư nhân, như Geron, hiện nay mới có thể dự kiến những nghiên cứu như thế. Và có được như vậy sau một trận chiến tư pháp dài lâu. Thật vậy sự cho phép lần đầu của tổng thống Barack Obama đã bị đình chỉ ngày 23 tháng 8 năm 2010 bởi một chánh án Washington, đã xét rằng điều đó đi ngược lại với luật pháp liên bang. Ở Pháp, theo đạo luật bioéthique năm 2004, việc nghiên cứu về phôi thai vẫn bị cấm chỉ và hoạt động theo một chế độ phá lệ phức tạp. Các nhà nghiên cứu của CHU de Clermont-Ferrand đã phải chịu những chỉ trích kịch liệt, vài người đánh giá thử nghiệm quá sớm. “Hôm nay, ta không biết gì nhiều về tương lai của những tế bào này, cũng như phản ứng thật sự và độc tính của chúng. Bấy nhiêu lý lẽ khiến ta phải thận trọng”, GS Marc Tadié, chủ tịch của hội đồng khoa học của Institut pour la recherche pour la moelle épinière et l’encéphale (Imre) đã đánh giá như vậy. “Tuy vậy thử nghiệm này là phương pháp duy nhất để biết chiến lược này có cơ may mang lại kết quả hay không”, GS Chazal đã bào chữa như vậy. Tuy vậy, thử nghiệm còn có nguy cơ bị chậm lại. Thật vậy từ nhiều tháng nay công ty X Cell-Center đối diện với một tình hình khủng hoảng ỏ Đức, tiếp theo sau trường hợp tử vong của một đứa trẻ trong khi thử nghiệm. Đứa trẻ này đã nhận những tế bào gốc, được tiêm trực tiếp vào trong não bộ. “Những phân tích đầu tiên đã cho thấy rằng nguyên nhân của tử vong không thể quy cho loại những tế bào được sử dụng, mà vào động tác y khoa được lựa chọn, quá nhiều rủi ro”, GS Chazal đã xác nhận như vậy. Tuy nhiên, cơ quan y tế Đức đã hợp lý khi đã cảnh giác cơ quan y tế Pháp, điều này mang lại hậu quả là sự khởi đầu của thử nghiệm bị đình chỉ lại. Những thí nghiệm khác về tế bào gốc hiện đang được tiến hành hay sắp bắt đầu ở Hoa Kỳ, Trung Quốc hay ở Bồ Đào Nha. Thí dụ Stem-Cells, một công ty Hoa Kỳ ở Palo Alto, đã đệ đơn cuối năm 2010 cho giới hữu trách Thụy Sĩ để được tiến hành những thử nghiệm về tế bào gốc không phải phôi thai. Nhưng vài trong số những công trình này không phải là không tạo ra vấn đề. Thí dụ người ta phàn nàn sự thiếu vắng phương pháp học chính xác, việc theo dõi các bệnh nhân và nhất là những nhóm kiểm tra. “Hiện nay không có một tài liệu khoa học nào chuẩn y cho những chiến lược này”, GS Tadié đã tóm tăt như vậy. Bấy nhiêu những điều không chắc chắn đã khiến cho ICCP (International Campaign for Cures of Spinal Cord njury Paralysis), tập hợp những tổ chức không vụ lợi chuyên trách về những thương tổn tủy sống, xác lập những khuyến nghị cho tất cả những bệnh nhân ước muốn tham gia những thử nghiệm lâm sàng : “Các nhà khoa học cũng như các bệnh nhân rất muốn dùng con đường tắc. Phần lớn các thử nghiệm lâm sàng được hoạch định tốt và được tiến hành một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên một vài thử nghiệm cần phải tránh. Cuốn sách hướng dẫn này, cũng như những tài liệu hoàn chỉnh của ICCP nhằm giúp quý vị nhận biết những thử nghiệm lâm sàng tốt”. Bởi vì con đường cùa các tế bào gốc không phải là chiến lược duy nhất để sữa chữa tủy sống. Ở Montpellier, một thử nghiệm về liệu pháp gène trên động vật chẳng bao lâu sẽ bắt đầu. Những công trình phát xưất từ nhóm nghiên cứu Inserm của Alain Privat, từ nhiều năm nay nghiên cứu về chủ đề sự tái sinh của tủy sống. Vào năm 2003 nhóm nghiên cứu này đã là nhóm đầu tiên đã cho thấy nơi chuột rằng những sợi thần kinh có thể được tái sinh. Vào năm 2009, cùng nhóm nghiên cứu này đã quan tâm đến điều mà các nghiên nhà cứu gọi là “cicatrice gliale” : nhóm nghiên cứu đã công bố trong tạp chí Plos ONE 3 kết quả của những quan sát về khối những tế bào này, được hình thành trong những ngày sau khi chấn thương, một loại “tường thành” không thể nào vượt qua được, ngăn cản mọi sự tái sinh của các sợi trục, và do đó sự trở lại của luồng thần kinh. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sự xây dựng bức tường này cần hai “ kiến trúc sư ”, nghĩa là hai protéine, GFAP và vimentine. Từ đó nảy ra ý tưởng chõng lại sự tổng hợp chúng và ngăn cản trên thượng nguồn sự tạo thành của cicatrice gliale này. Đối với Marc Tadié, giải pháp cũng có thể từ một phương cách khác, còn phức tạp hơn, phương pháp interface người-máy và những chỉ huy vận động (commande motrice) bằng tư tưởng, qua những puce implantable. . TỦY SỐNG - HƯỚNG CỦA CÁC TẾ BÀO GỐC Một phòng thí nghiệm ở Hoa kỳ vừa phát động thử nghiệm đầu tiên trên thế giới, sử dụng những tế bào gốc để tái lập những chức năng vận động của những. của GS Chazal sẽ sử dụng một protocol khác với protocol của trung tâm Shepherd Hoa Kỳ : những tế bào gốc được tiêm vào trở lại là những tế bào của chính bệnh nhân, phát xuất từ tủy xương của. sinh tủy sống bị thương tổn của một bệnh nhân. Trắc nghiệm này, được tiến hành bởi công ty sinh-công nghiệp học Hoa Kỳ Geron Corporation, sử dụng những tế bào GRNOPC1, những tế bào mẹ của những

Ngày đăng: 30/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan