ECZEMA (CHÀM) NHỮNG ĐIỂM MỐC DA. Các eczéma (chàm) không phải là những bệnh lý mới bởi vì chúng đã được biết từ thời thượng Cổ.Ta có thể tìm thấy những thí dụ điều trị nơi những người Ai Cập. Họ sử dụng natron (natrite), có chất cơ bản là carbonate de sodium, được tạo nên bởi hơi bốc của nước muối. Những người Ai Cập sử dụng nó không những để điều trị da của những người sống mà natron cũng là tác nhân bảo quản chính trong việc ướp xác (momification des corps). MARAT. Eczéma cũng là nguyên nhân của sự kiện Marat đã bị ám sát trong bồn tắm ngày 13 tháng 7 năm 1793. Để làm giảm cơn ngứa dữ dội do bệnh chàm nặng (gãi làm cho nặng thêm căn bệnh), Marat cuối cùng phải trải qua nhiều giờ mỗi ngày trong bồn tắm với nước lưu huỳnh. Ông làm việc trong bồn tắm và cũng tiếp khách ở đó. Chính tại đây ông đã tiếp người khách viếng cuối cùng, Charlotte Corday. ĐIỀU TRỊ. Ngày nay các thầy thuốc chính thức khuyên không nên tắm kéo dài như thế, có hại cho da. Những điều trị bằng thuốc chủ yếu đều dựa trên corticoides. Nhưng cũng có những giải pháp thay thế khác. NGUỒN GỐC. Chàm thường nhất có nguồn gốc dị ứng, có hay không một thể tạng di truyền (terrain génétique) thuận lợi. Và mặc dầu bệnh không phải là mới, các eczéma, được gây nên bởi các chất gây dị ứng (substances allergisantes), đang tiến triển mạnh. Do đó lợi ích không chỉ săn sóc các triệu chứng, mà còn khám phá nguyên nhân của dị ứng để tránh mọi tiếp xúc với nó và làm cho nó biến mất. Eczéma gây bệnh cho một trẻ nhỏ trên 4 hoặc 5 (nó cũng có thể gây bệnh cho các động vật nuôi trong nhà). Vậy điều chủ yếu là phải thăm khám thầy thuốc chuyên khoa da (dermatologue) hay dị ứng (allergologue). Nhiều bệnh viện có những khoa chuyên trách tìm kiếm những nguyên nhân dị ứng và cả một loạt các trắc nghiệm cho phép, trong đại đa số các trường hợp, tìm thấy chất chịu trách nhiệm gây eczema. Ngày nay các bệnh nhân hưởng được những điều trị thích ứng hơn nhờ một sự hiểu biết sâu các cơ chế gây bệnh. EPIDERME “Eczéma : từ chữ Hy lạp ekzein, “ sôi sục ” (bouillonner), từ điển nói như vậy. Thật vậy, triệu chứng ngứa dữ dội kèm theo căn bệnh ngoài da này để lại một kỷ niệm “thấm thía” cho những người từng bị triệu chứng ngứa này. Cấp tính, chàm tạo thành những mảng đỏ (plaques rouges) có kích thước thay đổi, lấm tấm bởi những mụn nước nhỏ đầy chất dịch trong suốt, vỡ đi dưới tác dụng của động tác gãi, thường là dữ dội. Các thương tổn rịn nước, đóng vảy, đôi khi nứt rạn bởi những đường nứt đau đớn. Khi căn bệnh trở nên mãn tính, da dày lên dưới tác dụng của gãi, trở nên cứng và màu xam xám : da bị hằn cổ trâu (lichénifié). Chàm có hai nguyên nhân chính. Một, chàm quá mẫn (hay eczéma dị ứng, dermatite atopique) là một bệnh mãn tính tíến triển thành từng đợt. Chàm quá mẫn (dermatite atopique) đối với da cũng như hen phế quản đối với các phế quản : một tính kích thích đặc biệt ở đây do những bất thường cấu tạo của lớp da bọc, rất khô và tăng nhạy cảm với vài tấn công (agression). Nguyên nhân thứ hai là chàm do tiếp xúc (eczéma de contact), là một phản ứng chống lại một chất xác định. Phân biệt giữa loại này với loại kia không phải luôn luôn dễ dàng bởi vì các thương tổn giống hệt nhau. Chàm dị ứng ảnh hưởng lên 20% các nhũ nhi sau 3 tuổi, từ 7 đến 10% các trẻ em trước 16 tuổi, và 1% những người trưởng thành, thường có những thể nặng hơn. Trái lại chàm do tiếp xúc (eczéma de contact) chủ yếu thường xảy ra nơi người lớn. “Vậy tuổi cho một chỉ định chẩn đoán, cũng như sự định vị của các mảng, GS Laurent Misery, trưởng khoa dermatologie của CHU de Brest đã giải thích như vậy. Chàm dị ứng (eczéma atopique) không có định vị chính xác (atopie có nghĩa là “không nơi chốn”), nhưng tùy theo tuổi, vài vùng bị ảnh hưởng hơn : nơi nhũ nhi : má, da đầu và những chỗ lồi (convexité), bắt đầu từ 2 tuổi : các nếp gấp (hõm của cùi tay và của đầu gối), mí mắt và phần sau của tai, nơi người trưởng thành : mặt, cổ và các bàn tay. Còn chàm do tiếp xúc vẫn chỉ được giới hạn ở vùng trực tiếp tiếp xúc với dị ứng nguyên.” Đôi khi hai loại chàm hiện diện cùng lúc : từ 15 đến 30% các chàm dị ứng cũng có một dị ứng tiếp xúc đối với nickel. Da đóng một vai trò quan trọng như là một hàng rào trong sự trao đổi giữa ngoại và nội môi trường mà nó bảo vệ. “Tất cả những gì tiếp xúc với da đều đi vào hàng rào da một ít, nhất là khi da mảnh. Da bình thường chỉ để đi qua những phân tử nhỏ xíu. Nhưng trên một ngưỡng nào đó, cơ thể chống cự lại và các tế bào lympho T, có rất nhiều trong da, làm phát khởi một phản ứng viêm, nguồn gốc của chàm tiếp xúc, GS Jean-François Nicolas, thầy thuốc chuyên khoa da-dị ứng thuộc CHU de Lyon, đã nói như vậy. Trong chàm dị ứng (dermatite atopique) một bẩm chất bị các biến dị, đặc biệt là biến dị của filagrine, một protéine cấu trúc của biểu bì, làm cho da dễ thấm thấu hơn bình thường. Do đó da để đi qua những phân tử lớn hơn, như là những protéine, nguồn gốc của phản ứng viêm.” Vậy ngưỡng dung nạp của nó cũng bị hạ xuống. Khi bị chàm tiếp xúc, việc loại bỏ chất chịu trách nhiệm của sự gây cảm ứng (sensibilisation) cũng đủ để mọi chuyện đâu vào đó. Bôi thuốc dermocorticoides cho phép làm giảm phản ứng viêm và triệu chứng ngứa trong vài ngày. Nhưng các tế bào lympho T bị cảm ứng vẫn ghi nhớ về biến cố này : do đó khi chất gây cảm ứng được đưa vào lại, điều này có thể làm tái phát chàm trong vài giờ. Do đó lợi ích nhận diện dị ứng nguyên (allergène) để tránh sự tái phát này. KHÔ DA Chàm dị ứng (dermatite atopique), từ lâu khá hiếm xảy ra, đã bùng nổ vào đầu những năm 1970 trong các nước công nghiệp hóa. Sự đô thị hóa, sự giảm những nhiễm trùng vốn đã bảo vệ chống lại các dị ứng, sự vệ sinh gia tăng với xà phòng gột sạch (savon détersif) và sự “đánh bóng ” (astiquage) không đúng lúc các em bé ngay sau khi sinh, có lẽ đã làm dễ sự biểu hiện của một tạng dị ứng (terrain atopique) nơi nhiều trẻ em”, GS Alain Taieb, trưởng khoa bệnh ngoài da của CHU de Bordeaux đã đánh giá như vậy. Mặc dầu 80% các chàm dị ứng tự nó được cải thiện khi lớn lên, nhưng bệnh gây khó chịu đối với một trẻ em đến độ cần một điều trị để giảm các triệu chứng. “Điều ưu tiên, đó là chống lại khô da nhờ các thuốc làm dịu (émollient), được đắp đúng đắn mỗi ngày lên toàn thân thể, do đó tầm quan trọng của việc giáo dục điều trị. Điều trị cũng dựa vào các dermocorticoide (mà các bố mẹ ngờ vực một cách sai lầm) bởi vì chúng làm thu giảm một cách nhanh chóng phản ứng viêm và các triệu chứng ngứa, với những tác dụng phụ vừa phải, thầy thuốc chuyên khoa Bordeaux đã nhấn mạnh như vậy. Đó là điều quan trọng, bởi vì một chàm dị ứng không được săn sóc tốt thường lót đường cho bệnh hen phế quản và viêm mũi dị ứng.” Trong những trường hợp nặng, một pommade có chất cơ bản là tacrolimus (Protopic), một chất làm giảm miễn dịch, có thể được sử dụng ngay năm 2 tuổi. Nơi người lớn, những thuốc làm suy giảm miễn dịch khác như méthotrexate và ciclosporine cũng như quang liệu pháp tử ngoại (photothérapie) có thể cải thiện những trường hợp nặng nhất. Những hiểu biết mới đây trong sự thông hiểu bệnh chàm dị ứng (dermatite atopique) cũng mở đường cho những điều trị sinh học mới, trong đó vài điều trị còn đang được thử nghiệm. . ECZEMA (CHÀM) NHỮNG ĐIỂM MỐC DA. Các eczéma (chàm) không phải là những bệnh lý mới bởi vì chúng đã được biết. Da đóng một vai trò quan trọng như là một hàng rào trong sự trao đổi giữa ngoại và nội môi trường mà nó bảo vệ. “Tất cả những gì tiếp xúc với da đều đi vào hàng rào da một ít, nhất là khi da. rạn bởi những đường nứt đau đớn. Khi căn bệnh trở nên mãn tính, da dày lên dưới tác dụng của gãi, trở nên cứng và màu xam xám : da bị hằn cổ trâu (lichénifié). Chàm có hai nguyên nhân chính.