Ngũ vị Hương ppsx

8 199 1
Ngũ vị Hương ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngũ vị Hương vị, màu sắc của ngũ vị không chỉ mang đến cho bạn cảm giác ngon miệng mà còn thức tỉnh cả khứu giác và thị giác. 1. Quế Quế có vị thơm ngọt, cay, giúp phòng ngừa và chữa trị các bệnh răng miệng, hô hấp, viêm khớp, lợi sữa Ngoài ra, quế là loại gia vị kết hợp để chế biến các món ăn lạ miệng. Khi ăn, bạn có cảm giác nóng, ấm bụng. Bạn có thể bảo quản quế để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Vỏ quế tươi thu về, trải ra phơi nắng cho khô bớt rồi sấy ở nhiệt độ 70 - 750C. Quế khô dạng thanh dùng được một năm, bột quế có thể sử dụng tối đa 6 tháng. Sườn lợn kho quế Thời gian thực hiện: 30 phút. Giá 65.000 đồng/4 phần. Nguyên liệu 1/2kg sườn lợn, 5 tai đinh hương, 200g nấm rơm, 1 thìa súp nước tương, 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê quế bột, 1 thanh quế, 1 quả dừa, dầu ăn. Thực hiện 1. Nấm rửa sạch, chẻ hần búp làm bốn. Sườn chặt miếng, ướp nước tương, tai đinh hương, tương ớt, quế bột, hạt nêm, nước dừa. 2. Cho dầu ăn, sườn, nước ướp vào chảo, đun liu riu đến khi sườn gần chín rồi thả thanh quế vào. Sau cùng cho nấm, đảo nhẹ tay. Mách bạn Bạn rạch sườn để sườn không bị rút lại, nhìn không đẹp. 2. Muối hạt Cách sử dụng muối hạt giống như muối thường. Muối hạt để ướp thị, cá, muối dưa cà, nêm nếm các món ăn. Riêng với các món thịt, hải sản nướng, món sẽ ngon và đậm đà hơn khi bạn xát muối hạt lên. Để bảo quản muối hạt, bạn cho vào lọ có nắp đậy hoặc túi ni-lông buộc kín. Lưu ý, bạn không nên để muối hạt gần bếp hay nơi có ánh sáng chiếu vào. Gà nướng muối Thời gian thực hiện: 30 phút. Giá: 80.000 đồng/4 phần. Nguyên liệu 1kg đùi gà, 1/2kg muối hạt. Nguyên liệu ướp: 2 cây sả thải lát mỏng, 5 quả ớt, hạt nêm, muối hạt, dầu ăn. Thực hiện 1. Cho nguyên liệu ướp với gà làm sạch từ 10 - 15 phút. 2. Đổ muối hạt vào nồi đất đốt nóng, cho gà vào đậy kín nắp, nướng 20 phút. Mách bạn Bạn cho vài lá chanh vào nồi đất, tạo vị thơm cho gà. 3. Đường thốt nốt Đường thốt nốt được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt. Mùi thơm, vị ngọt thanh của đường thốt nốt làm tăng hương vị cho món ăn và được xem là "gia vị tâm hồn". Đường thốt nốt dùng làm nước màu kho cá, thịt hay nấu các loại xôi, chè, bánh Những người sành ăn còn cảm nhận được đường thốt nốt pha chút vị béo rất đặc trưng. Xôi đường thốt nốt Thời gian thực hiện: 30 phút. Giá 30.000 đồng/4 phần. Nguyên liệu 1 bát nếp, 1 bát nước cốt dừa, 1 hộp đậu đỏ, 6 quả chuối cau, 2 miếng đường thốt nốt, 1 thìa cà phê muối, lá chuối. Thực hiện 1. Xôi đồ chín trộn với nước cốt dừa, muối. Đường thốt nốt đập hơi nhuyễn. Chuối bỏ vỏ, thái làm đôi. 2. Trải lá chuối lên mặt phẳng, cho một lớp xôi, đặt chuối vào giữa, phủ tiếp một lớp xôi rồi đến đậu đỏ. Rắc đường thốt nốt lên, hấp khoảng 5 phút. Dùng nóng. Mách bạn Chần sơ lá chuối rồi nướng qua, xôi sẽ thơm hơn. 4. Mù-tạt Người Việt Nam thường gọi wasabi là mù-tạt xanh. Đây là loại gia vị cay nồng, được nhiều người ưa chuộng. Chỉ cần chấm thức ăn với một ít mù-tạt, bạn sẽ cảm nhận hương vị tăng lên gấp bội phần. Mù-tạt thường dùng kèm các loại hải sản ăn sống. Đối với những loại thịt hơi nặng mùi như dê, cừu mù-tạt có tác dụng khử mùi, giúp món ngon miệng hơn. Cá bống mú mù-tạt Thời gian thực hiện: 20 phút. Giá: 120.000 đồng/4 phần. Nguyên liệu 1/2 phi-lê cá bống mú, 1 cái bánh đa, 1 quả ớt, vài nhánh hành lá và thì là, 1 củ hành tây, 2 thìa súp nước cốt chanh, 2 thìa cà-phê mù-tạt xanh, 1 thìa cà-phê hạt nêm. Thực hiện 1. Phi-lê cá thái mỏng. Hành lá tước sợi, thì là thía khúc. Ớt và hành tây thái sợi. Bánh đa nướng vàng, bẻ nhỏ. 2. Cá trộn nước cốt chanh khoảng 30 giây, vắt bỏ nước rồi trộn cá với các nguyên liệu còn lại. Dùng kèm mù-tạt xanh. Mách bạn Bạn chỉ nên pha loãng mù-tạt với chanh hoặc giấm. 5. Hắc xì dầu Hắc xì dầu là loại gia vị sử dụng để chế biến các món ăn cần độ đậm đặc hơn xì dầu thường. Hắc xì dầu để lâu không tốt, bạn chỉ nên dùng đến đâu mua đến đó. Nếu lỡ mua mà chưa dùng đến, bạn bôi dầu ăn lên miệng chai hắt xì dầu để ngăn nấm mốc. Hoặc cho rượu vang hay rượu trắng vào, ngoài tác dụng chống mốc còn giúp hắc xì dầu thơm ngon. Móng giò lợn hắc xì dầu Thời gian thực hiện: 40 phút. Giá 80.000 đồng/ 4 phần. Nguyên liệu 1kg móng giò lợn hồi, 5 quả ớt khô, 5g thảo quả, 2 thìa súp hắc xì dầu, 2 thìa súp đường, 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp dầu hào, hành tỏi băm, dầu ăn, rau mùi. Thực hiện 1. Móng giò lợn làm sạch để ráo, chặt miếng vừa ăn. 2. Phi thơm hành tỏi băm, xào móng giò. Cho các nguyên liệu còn lại vào, đun trên lửa liu riu đến khi nước có độ sền sệt. Trang trí với rau mùi. Dùng nóng. Mách bạn Bạn hầm móng giò độ nửa giờ rồi ngâm trong nước hầm từ 2- 3 giờ mới nấu lại, móng giò sẽ thấm hơn. . Ngũ vị Hương vị, màu sắc của ngũ vị không chỉ mang đến cho bạn cảm giác ngon miệng mà còn thức tỉnh cả khứu giác và thị giác. 1. Quế Quế có vị thơm ngọt, cay, giúp. chanh vào nồi đất, tạo vị thơm cho gà. 3. Đường thốt nốt Đường thốt nốt được nấu từ mật hoa và quả của cây thốt nốt. Mùi thơm, vị ngọt thanh của đường thốt nốt làm tăng hương vị cho món ăn và được. gọi wasabi là mù-tạt xanh. Đây là loại gia vị cay nồng, được nhiều người ưa chuộng. Chỉ cần chấm thức ăn với một ít mù-tạt, bạn sẽ cảm nhận hương vị tăng lên gấp bội phần. Mù-tạt thường dùng

Ngày đăng: 30/07/2014, 10:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan