Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
304,23 KB
Nội dung
Chiến tranh Boshin – Phần 3 Quân đội của Mạc phủ cũ, được vận chuyển đến Hokkaidō. Liên minh tan vỡ, và ngày 12 tháng 10 năm 1868, hạm đội rời khỏi Sendai đến Hokkaidō, sau khi nhận thêm 2 tàu nữa (Oe và Hōō, trước đó được Sendai mượn từ Mạc phủ), và khoảng 1.000 quân; duy trì quân đội Mạc phủ dưới sự chỉ hủy của Otori Keisuke, quân Shinsengumi của Hijikata Toshizo, đội du kích (yugekitai) của Hitomi Katsutarō, cũng như vài cố vấn Pháp nữa (Fortant, Garde, Marlin, Bouffier). Ngày 26 tháng 0, Edo được đổi tên thành Tokyo, và thời kỳ Minh Trị chính thức bắt đầu. Aizu bị vây hãm từ đầu tháng, dẫn đến hàng loạt vụ tự sát của các chiến binh trẻ trong Byakkotai (Bạch Hổ đội). Sau trận đánh kéo dài một tháng, Aizu cuối cùng thú nhận thất bại vào ngày 6 tháng 1. Chiến dịch Hokkaidō Cộng hòa Ezo thành lập Sau thất bại tại Honshū, Enomoto Takeaki chạy trốn đến Hokkaidō cùng tàn quân và một nhóm các cố vấn Pháp. Họ cùng nhau xây dựng một chính quyền, với mục đích xây dựng một đảo quốc độc lập vì mục tiêu phát triển Hokkaidō. Họ chính thức thành lập Cộng hòa Ezo theo kiểu Mỹ ngày 15 tháng 12, nước cộng hòa duy nhất của Nhật từ trước tới này, và Enomoto được bầu làm Tổng thống với tỷ lệ phiếu cao. Nước cộng hòa cố tiếp cận với các công sứ nước ngoài hiện diện ở Hakodate, ví dụ như Mỹ, Pháp, và Nga, nhưng không có được bất kỳ sự công nhận quốc tế hay ủng hộ nào. Enomoto đề nghị tặng lãnh thổ của mình cho Shogun Tokugawa dưới luật lệ của triều đình, nhưng đề nghị của ông bị Hội đồng Hoàng gia bác bỏ.[46] Trong suốt mùa Đông, họ củng cố bố phòng xung quanh phía Nam bán đảo Hakodate, với pháo đài mới Goryokaku ở trung tâm. Quân đội được tổ chức dưới quyền chỉ huy Pháp-Nhật, Tổng tư lệnh Otori Keisuke và cấp phó là Đại úy Pháp Jules Brunet, và được chia thành bốn lữ đoàn. Mỗi lữ đoàn do một hạ sĩ quan Pháp chỉ huy (Fortant, Marlin, Cazeneuve, Bouffier), và mỗi lữ đoàn lại chia làm hai, dưới quyền chỉ huy của người Nhật.[47] Thất bại cuối cùng và đầu hàng Chiến hạm Nhật Bản Kotetsu của Hải quân Hoàng gia Hải quân Hoàng gia tiến đến cảng Miyako ngày 20 tháng 3, nhưng đoán trước được sự xuất hiện của các chiến thuyền Hoàng gia, những người nổi loạn Ezo lên một kế hoạch táo bạo chiếm tàu Kotetsu. Ba thuyền chiến được hạ lệnh bất ngờ tấn công, trong trận đánh sau này gọi là Hải chiến Miyako. Trận đánh kết thúc với thất bại của phe Tokugawa, chủ yếu là do thời tiết, trục trặc động cơ và quyết định là việc sử dụng gatling gun của quân đội Hoàng gia chống lại sự tấn công của các đội samurai. Sĩ quan Hải quân Pháp Eugène Collache tham dự trận Hải chiến Miyako trong bộ quần áo samurai. Quân đội Hoàng gia sớm củng cố vị trí của mình trong nội địa Nhật Bản, và vào tháng 4 năm 1869, phái đi một hạm đội và 7.000 lục quân đến Ezo, bắt đầu trận Hakodate. Quân đội Hoàng gia tiến rất nhanh và giành được chiến thắng trong trận Hải chiến vịnh Hakodate, trận hải chiến quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản giữa hải quân hiện đại, pháo đài Goryokaku bị bao vây với 800 người còn lại. Thấy tình hình đã trở nên tuyệt vọng, các cố vấn Pháp chạy đến một con tàu Pháp neo ở vịnh Hakodate - Coëtlogon, dưới quyền thuyền trường Dupetit-Thouars – từ đây họ chạy về Yokohama rồi sau đó là nước Pháp. Người Nhật yêu cầu các cố vấn Pháp phải bị xét xử tại Pháp; tuy vậy, vì sự ủng hộ của dân chúng Pháp với hành động của họ, các cựu cố vấn Pháp ở Nhật không bị trừng trị vì hành động của mình. Enomoto quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, và đã gửi những vật quý giá của mình cho kẻ thù cất giữ.[49] nhưng Otori thuyết phục ông đầu hàng, nói với ông rằng quyết định sống để vượt qua thất bại mới thực sự dũng cảm: “Nếu muốn chết, ngài có chết bất kỳ lúc nào."[50] Enomoto đầu hàng vào ngày 18 tháng 5 năm1869, và tuân theo luật của Thiên hoàng Meiji. Cộng hòa Ezo chấm dứt tồn tại vào ngày 27 tháng 6 năm 1869. Sau trận đánh Nhật hoàng Meiji mới 16 tuổi, chuyển từ Kyoto đến Tokyo, cuối năm 1868. Sau chiến thắng, chính quyền mới bắt đầu bằng việc thống nhất đất nước dưới sự thống trị duy nhất, hợp pháp và vững mạnh của triều đình. Dinh tự Hoàng gia được chuyển từ Kyoto đến tokyp cuối năm 1868. Quyền lực chính trị và quân sự của các phiên (han) bị bãi bỏ hoàn toàn, và các phiên sớm được đổi thành các tỉnh, với thống đốc được Thiên hoàng bổ nhiệm. Một cải cách lớn là việc hủy bỏ và truất hữu có hiệu lực tầng lớp samurai, cho phép rất nhiều các samurai chuyển sang các vị trí hành chính hay kinh doanh, nhưng đẩy rất nhiều người khác vào cảnh nghèo khó. Các phiên phía Nam như Satsuma, Chōshū và Tosa, giữ vai trò quyết định trong chiến thắng, chiếm giữ hầu hết các vị trí trọng yếu trong triều vài thập kỷ sau cuộc chiến, một tình thế đôi khi được gọi là "Nền chính trị đầu sỏ thời Meiji" và được chính thức hóa bằng việc thành lập Viện nguyên lão (genrō). Năm 1869, Đền Yasukuni ở Tokyo được xây dựng lại để vinh danh những nạn nhân của chiến tranh Boshin. Một số lãnh đạo của phe Shogun cũ bị hạ ngục, nhưng chỉ thiếu chút nữa là bị xử tử. Sự nhân từ này là từ sự kiên quyết của Saigō Takamori và Iwakura Tomomi, mặc dù phần lớn sức nặng là từ lời khuyên của Parkes, Công sứ Anh. Ông thúc giục Saigō, theo lời của Ernest Satow, "sự nghiêm khắc dành cho Keiki [Yoshinobu] hay những người đi theo ông, đặc biệt là theo lối trừng phạt các nhân, sẽ làm tổn thương danh tiếng của chính quyền mới trong con mắt của các cường quốc châu Âu." Sau 2 hay 3 năm bị giam, phần lớn bọn họ được mời cộng tác với chính quyền mới, và vài người đã có sự nghiệp rạng rõ, như Enomoto Takeaki, sau này trở thành Công sứ tại Nga và Trung Quốc và Bộ trường Giáo dục. Phe bảo hoàng không theo đuổi mục tiêu tống cổ các lợi ích ngoại quốc khỏi Nhật Bản, mà thay vào đó là mạnh mẽ chuyển mục tiêu chính trị sang việc tiếp tục hiện đại hóa quốc gia và tái đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc, sau này trở thành khẩu hiệu "Phú quốc, Cường binh" ( , fukoku kyōhei?). Sự thay đổi thái độ với người ngoại quốc này diễn ra trong những ngày đầu của cuộc nội chiến: vào ngày 8 tháng 4 năm 1868, một tấm biển được dựng lên ở Kyoto (và sau này trên toàn quốc) đặc biệt phản đối bạo lực đối với người nước ngoài. Trong chiến tranh, đích thân Nhật hoàng Meiji tiếp kiến các Công sứ châu Âu, đầu tiên là ở Kyoto, sau đó là Osaka và Tokyo. Một việc chưa từng có tiền lệ là buổi tiếp ngài Alfred, Công tước Edinburgh, tại Tokyo, "'như một người “ngang hàng” với ông về khía cạnh dòng máu '" Buổi tiếp của Nhật hoàng Meiji với phái đoàn quân sự thứ hai của Pháp đến Nhật Bản, 1872. Mặc dù những năm đầu thời kỳ Meiji chứng kiến sự nồng ấm trong quan hệ của triều đình với các cường quốc, quan hệ với Pháp vẫn lạnh nhạt vì sự ủng hộ ban đầu của Pháp với Shogun. Tuy vậy không lâu sau đó phái đoàn quân sự thứ hai được mời đến Nhật năm 1874, và phái đoàn thứ ba năm 1884. Sự hợp tác ở cấp cao trở lại năm 1886, khi Pháp giúp đóng hạm đội lớn đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư hải quân Louis-Émile Bertin. Công cuộc hiện đại hóa đất nước thực tế đã bắt đầu mạnh mẽ từ những năm cuối thời Mạc phủ, và chính phủ Meiji cuối cùng cũng áp dụng phương hướng tương tự, mặc dù nó đã đưa cả đất nước tiến tới hiện đại hóa theo một con đường hiệu quả hơn. Saigo Takamori, trong bộ quân phục, với các tướng tá trong cuộc nổi loạn Satsuma Sau lễ đăng quang của mình, Meiji ra chiếu chỉ Ngũ cá điều ngự thệ văn, ủng hộ hội họp thảo luận, hứa tăng cơ hội cho dân thường, hủy bỏ các hủ tục của thời kỳ trước, và tìm kiếm tri thức trên toàn cầu để “củng cố nền móng Đế quyền” Những cải cách nổi bật của thời kỳ Meiji bao gồm việc năm 1871 hủy bỏ chế độ phiên, theo đó các lãnh địa phong kiến và những người thống trị cha truyền con nối sẽ bị thay thế bằng các tỉnh với các thống đốc do Thiên hoàng bổ nhiệm. Những cải cách khác bao gồm việc tiến hành các trường học bắt buộc và giải tán các trường lớp Nho giáo. Cải cách lên đến đỉnh cao bằng việc cho ra đời Hiến pháp Meiji năm 1889. Tuy vậy, bất chấp sự ủng hộ triều đình của tầng lớp samurai, nhiều cải cách đầu thời Minh Trị bất lợi cho lợi ích của họ: thành lập quân đội theo chế độ nhập ngũ từ dân thường. cũng như mất đi uy tín và lương bổng cha truyền con nối đã tạo nên sự đối kháng với rất nhiều cựu samurai. Sự căng thẳng dâng cao ở miền Nam, dẫn đến cuộc Nổi loạn Saga năm 1874, và nổi loạn ở Chōshū năm 1876. Các cựu samurai ở Satsuma, lãnh đạo bởi Saigō Takamori, người đã rời khỏi chính phủ vì bất đồng với chính sách đối ngoại, bắt đầu cuộc Nổi loạn Satsuma năm 1877. Chiến đấu để bảo tồn tầng lớp samurai và một chính phủ đạo đức hơn, kh ẩu hiệu của họ "Tân chính, Hậu đức" ( , shinsei kōtoku?). Nó chấm dứt bằng trận đánh anh hùng nhưng hoàn toàn thất bại Shiroyama. Miêu tả sau này Khung cảnh lãng mạn kiểu Nhật về trân Hakodate ( ), vẽ vào khoảng năm 1880. Kỵ binh xung phong, với một chiếc thuyền buồm chìm ở hậu cạnh, được dẫn đầu bởi bộ quan phục samurai lỗi.[64] Lính Pháp ở sau đội hình kỵ binh mặc quần trắng. Một tàu chiến hơi nước hiện đại có thể thấy ở hậu cảnh, quân đội Hoàng gia mặc quân phục hiện đại ở bên phải. Trong các bản tóm tắt hiện đại, Minh Trị Duy Tân được mô tả là một cuộc “cách mạng không đổ máu” dẫn đến sự hiện đại hóa nhanh chóng của Nhật Bản. Thực tế của chiến tranh Boshin cho thấy giao tranh diễn ra khá mạnh mẽ: khoảng 120.000 quân được huy động với khoảng 3.500 người bị thương.[66] Sau đó miêu tả của người Nhật về cuộc chiến này thường bị lãng mạn hóa, cho thấy phe Mạc phủ chiến đầu bằng các phương thức truyền thống, chống lại phe bảo hoàng với vũ khí hiện đại. Và mặc dù vũ khí và kỹ thuật truyền thống được sử dụng, cả hai phe đều sử dụng một số vũ khí và kỹ thuật chiến đấu của thời kỳ này: bao gồm chiến hạm bọc thép, súng máy, và chiến thuật học được từ các cố vấn quân sự phương Tây. [...]... năm sau chiến tranh Boshin Bộ phim Hollywood năm 20 03 The Last Samurai kết hợp môt hoàn cảnh lịch sử thuộc về cả chiến tranh Boshin và Nổi loạn Satsuma năm 1877, và vài cuộc nổi loạn của tầng lớp cựu samurai đầu thời Meiji Những nhân tố của bộ phim gắn liền với quân đội Nhật Bản thời đầu hiện đại hóa cũng như sự dính líu trực tiếp của quân đội nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) tới chiến tranh Boshin . Rurouni Kenshin lấy bối cảnh 10 năm sau chiến tranh Boshin. Bộ phim Hollywood năm 20 03 The Last Samurai kết hợp môt hoàn cảnh lịch sử thuộc về cả chiến tranh Boshin và Nổi loạn Satsuma năm 1877,. Thực tế của chiến tranh Boshin cho thấy giao tranh diễn ra khá mạnh mẽ: khoảng 120.000 quân được huy động với khoảng 3. 500 người bị thương.[66] Sau đó miêu tả của người Nhật về cuộc chiến này. Chiến tranh Boshin – Phần 3 Quân đội của Mạc phủ cũ, được vận chuyển đến Hokkaidō. Liên minh tan vỡ, và