"Bão" trong nhà Không phải vô cớ mà cánh đàn ông ví các bà vợ như “sư tử Hà Đông”, vì nhiều phen, sự quá quắt của các bà từng khiến quý ông phải xanh mặt. Vì sao một người phụ nữ, lúc vui vẻ thì dễ thương đến thế, nhưng khi nổi giận lại như “cơn bão” cấp 12? Hậu quả của những “cơn bão” ấy là gì? Làm quá Anh Khương ngồi gác chân lên bàn xem tivi, quờ quạng thế nào mà đẩy ly cà phê rớt xuống sàn, bể ly, ướt thảm. Anh mải xem trận đá bóng nên chưa vội dọn. Vợ anh về, sẵn cơn bực kẹt xe, trút giận sang chồng: “Trời ơi là trời, anh bị điên rồi à? Cà phê đổ lên thảm như vậy mà còn ngồi tỉnh bơ coi tivi được à? Anh là trẻ con hay sao mà suốt ngày làm bể chén bể ly như vậy? Anh có biết một cái ly bao nhiêu tiền không? Sao anh không nói gì, cứ ngồi đực ra như thế? Anh… Anh…”. Anh Khương chóng cả mặt, đầu nóng lên: “Dạ thưa cô, tôi không bị điên. Đàng nào cà phê cũng đổ rồi, cái ly cũng bể rồi. Tôi chưa dọn tức là tôi sẽ dọn sau, chứ không phải ngồi đực như thằng điên như cô nói đâu”. Cô vợ lại càng “phát hỏa”: “Ly bể như vậy mà anh không dọn, con đạp lên què chân thì sao? Anh là người cha vô tâm đến như vậy sao? Thật hết chịu nổi anh, tôi số con rệp nên mới vớ phải ông chồng như anh”. Minh họa: NOP Anh không phải là sỏi đá để có thể xem những lời nói của vợ như nước đổ lá khoai được. Anh muốn bỏ qua lắm, anh muốn nghĩ những lời vợ như một đoạn thoại trong phim chiếu trên truyền hình, nhưng không thể. Chỉ là chuyện rớt bể ly cà phê thôi mà anh bị vợ kết án những lời nặng nề. Nhưng như thường lệ, anh lại bụng bảo dạ “chẳng lẽ phải ly dị vợ vì vợ quá dữ dằn? Thôi thì cứ coi như bà nào cũng vậy, ráng chịu”. Chuyện bé xé ra to là điều dễ gặp ở những người vợ quá quắt. Anh Nguyễn Quân (kỹ sư điện, làm việc tại Q.12) từng gửi đến Báo Phụ Nữ một tâm sự nặng trĩu: “Tôi gửi mẹ ở quê một ít tiền chữa bệnh. Mẹ tôi tưởng cả hai vợ chồng gửi, nên gọi điện cảm ơn. Vợ bốc máy và lộ bí mật. Chỉ vậy thôi mà cô ấy làm như trời sập: “Bây giờ anh mới lộ chân tướng gian dối. Tôi thật ngu ngốc khi tin anh. Anh là thứ ăn cây táo rào cây sung. Nhà này dư tiền lắm sao mà anh làm thế? Anh có biết tôi đã phải nhịn ăn nhịn mặc để lo cho gia đình?”. Đay nghiến chồng chưa đủ, cô ấy còn gọi cho mẹ chồng, tỏ ý giận khi chồng lén cho tiền mẹ, còn “dằn mặt” mẹ chồng lần sau mà còn nhận tiền kiểu đó nữa thì sẽ có chuyện. Thực ra, tôi cũng có phần lỗi khi không công khai tiền bạc, nhưng ở góc độ đàn ông, chắc ai cũng hiểu, chuyện lén cho mẹ vài triệu bạc, đâu có là gì ghê gớm lắm mà cô ấy làm dữ đến như vậy. Đây không phải lần đầu vợ tôi quá đáng kiểu đó mà thỉnh thoảng vẫn “nổi khùng” như thế. Hiện tôi quá giận và cảm thấy có lỗi với mẹ, nên đang tạm thời ra ngoài ở một thời gian, để lắng nghe lại tình cảm của mình như thế nào, có thể tiếp tục hôn nhân với vợ được không”. Anh Quân kể tiếp: “Tôi lấy vợ với một sự tự nguyện cao, tự nguyện chấp nhận cả chuyện vợ nói nhiều, nói dai, nói… dại. Khổ nỗi là qua thời gian, tôi “rèn” thêm được chữ “nhẫn” bao nhiêu thì vợ càng lấn tới bấy nhiêu. Một lần, tôi bị cô bạn đồng nghiệp nhắn tin chọc ghẹo cho vui, thật tình khoe với vợ để chia sẻ, ngờ đâu nàng nổi máu Hoạn Thư: “Hóa ra người ta đồn đại không sai, không có lửa sao có khói? Anh còn bày đặt cho đọc tin nhắn để lấp liếm…”. Tôi quơ vội tấm áo, lang thang giữa phố một mình ”. “Mất điểm” trầm trọng Ảnh minh họa - internet Thực tế, khi vợ nổi giận, đàn ông thường chọn cách nhịn, vì đâu còn cách nào khác? Nhưng thói thường, “ta càng nhân nhượng, địch càng lấn tới”, đến mức các bà nhầm tưởng, khi có chuyện gì đáng tức giận thì cứ tuôn ra cho hả dạ. Sau cơn tam bành, người vợ lại thường dễ dãi cho rằng hết giận thì thôi, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Nhưng có bình thường được không khi các bà vợ quá quắt đã tàn phá lòng tự trọng của chồng một cách ghê gớm? Đàn ông im lặng chịu đựng khi vợ hành xử quá đáng, đàn ông không nhắc lại chuyện đã qua, không có nghĩa là họ không âm ỉ vết thương lòng. Người vợ không hiểu được rằng, trong cách nhìn, cách nghĩ của đàn ông, những lỗi lầm họ gây ra chưa đáng để lãnh những trận cuồng phong như thế. Đơn cử như chuyện anh Khương làm bể cái ly. Người đàn ông chỉ nghĩ đơn giản, cái ly đó giỏi lắm thì trị giá 20 ngàn đồng, thảm dính cà phê thì giặt là xong. Vậy mà bị vợ kết án như thể anh là người đàn ông không ra gì. Điều nguy hiểm ở đây là người đàn ông vừa chịu đựng, vừa nghĩ vợ mình lúc đó là một “vật thể lạ và đáng sợ” chứ không còn là cô vợ bé bỏng, đáng yêu nữa. Cảm xúc yêu thương được xây đắp từng chút qua từng ngày nhưng chỉ cần một lần quá quắt của vợ là tan biến sạch. Thật tình, anh Nguyễn Quân cũng tự thấy mình không có lỗi lắm, bởi xét cho cùng, việc biếu tiền mẹ là tốt, chỉ chưa được ở chỗ anh không báo cáo với vợ. Một người đàn ông biết thương mẹ thì mới biết thương vợ con chứ, có gì đâu mà làm mình làm mẩy đến vậy? Thế đấy, đàn ông thường đơn giản hóa mọi chuyện, còn phụ nữ lại nghiêm trọng hóa, rồi chuyện nọ xọ chuyện kia khiến chồng chịu không nổi. Anh Quân (và chắc chắn là nhiều người đàn ông khác) luôn mong muốn vợ mình, nếu có chuyện gì, thì cũng một vừa hai phải mà nói với nhau, làm quá lên chỉ khiến chồng phát sợ. Cảm giác sợ lại là yếu tố “lợi hại” nhất góp phần tiêu diệt cảm giác yêu thương vì đơn giản, chẳng ai vừa sợ vừa yêu được. Về mặt tâm lý, sở dĩ xảy ra chuyện chồng càng cố nhịn, vợ càng làm tới và dẫn đến đổ vỡ là do người phụ nữ có khả năng chịu đựng rất cao và họ nghĩ đàn ông cũng giống như họ. Phụ nữ từ lúc sinh ra đã được cha mẹ dạy phải nhường nhịn, nhất là chị hai thì phải nhịn phần cho các em, nhường phần ngon cho người lớn Sự thiệt thòi của phụ nữ trong cuộc sống đã dần tôi luyện cho họ có khả năng chịu đựng phi thường. Vì vậy, những lúc ra rả bên tai chồng, họ chỉ nghĩ đơn giản là nói “cho sướng miệng, cho hả giận” và “vợ có quá một chút, có gì mà không chịu được”. Trong khi đó, người chồng lại đang gồng mình lên với sự khó chịu tột độ. Chồng đã gồng mình lên mà vợ còn quá quắt hơn nữa thì “già néo đứt dây” là chuyện khó tránh khỏi. Anh Tô Thanh Phong, giáo viên dạy Văn ở Q.Gò Vấp, TP.HCM chia sẻ: “Vợ mắng thì có khi một mình chồng cắn răng chịu được, nhưng anh chồng bực nhất là cả khu phố nghe hết những lời đay nghiến đó. Đàn ông rất trọng sĩ diện, mà thấy cả khu phố đang nghe truyền thanh trực tiếp chuyện mình bị vợ mắng thì ai chịu cho nổi. Đó là chưa nói, người vợ làm quá cũng ảnh hưởng tâm lý không tốt cho các con. Không ít đứa trẻ vẫn nói thương ba chứ không thương mẹ, là vì thấy mẹ hay mắng ba”. Nói đi cũng phải nói lại, trong khi chờ vợ thay đổi thì chính những người chồng cũng cần phải biết “tránh… sư tử chẳng xấu mặt nào”. Quý ông nào cũng hiểu vợ mình thường nổi sùng nhất khi gặp chuyện gì, hiểu rồi nếu lưu ý thì sẽ tránh được. Gia đình như một con thuyền, người đàn ông như vị thuyền trưởng, nếu vị thuyền trưởng giỏi sẽ biết cách giữ thuyền được thăng bằng. Cách giữ thăng bằng tốt nhất là… lái thuyền tránh những cơn sóng dữ! . "Bão" trong nhà Không phải vô cớ mà cánh đàn ông ví các bà vợ như “sư tử Hà Đông”, vì nhiều phen, sự quá. như nước đổ lá khoai được. Anh muốn bỏ qua lắm, anh muốn nghĩ những lời vợ như một đoạn thoại trong phim chiếu trên truyền hình, nhưng không thể. Chỉ là chuyện rớt bể ly cà phê thôi mà anh. mới lộ chân tướng gian dối. Tôi thật ngu ngốc khi tin anh. Anh là thứ ăn cây táo rào cây sung. Nhà này dư tiền lắm sao mà anh làm thế? Anh có biết tôi đã phải nhịn ăn nhịn mặc để lo cho gia