1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Các tầng khí quyển chúng ta đã biết ppt

5 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 125,91 KB

Nội dung

Các tầng khí quyển chúng ta đã biết TẦNG BÌNH LƯU: tầng khí quyển giữa tầng đối lưu và tầng mêzô, từ đỉnh đối lưu đến độ cao 50 - 55 km, được đặc trưng bởi sự phân bố nhiệt độ thường gần như nhau ở phần dưới và tăng theo độ cao ở phần trên, ít nhiễu động. Giới hạn dưới của TBL là đỉnh tầng đối lưu- thay đổi theo vĩ độ, thời gian trong năm và hoạt động của xoáy thuận. TBL thấp từ đỉnh tầng đối lưu đến khoảng 24 km, trên nữa là TBL cao. Nhiệt độ trung bình ở giới hạn dưới của TBL trong khoảng -40oC đến 45oC đến -75oC đến -80oC tuỳ theo vĩ độ và mùa. Ở giới hạn trên của TBL, nhiệt độ từ -20oC đến 20oC. Lượng chứa hơi nước không đáng kể. Gió thịnh hành hướng tây; ở độ cao trên 20 km, về mùa hè gió chuyển sang hướng đông. Hàm lượng các chất khí không biến đổi, sai khác rất ít so với tầng đối lưu, nhưng nồng độ ozon trong TBL lớn hơn trong tầng đối lưu và đạt giá trị cực đại ở độ cao 20 - 25 km. TẦNG ĐIỆN LI: (cg. tầng ion), các lớp bên trên của khí quyển Trái Đất và các hành tinh khác. TĐL trong khí quyển Trái Đất nằm ở độ cao bắt đầu từ 50 - 80 km tính từ mặt đất đến khoảng 1.000 km. Đặc trưng vật lí quan trọng nhất của TĐL là có chứa ion và electron tự do sinh ra do tác dụng của bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời (bức xạ tử ngoại, bức xạ Rơnghen) và các bức xạ vũ trụ khác. Sự tồn tại của TĐL đã được Xtiuơt (B. Stewart; 1878), Suxtơ (A. Schuster; 1907) tiên đoán dựa trên các nghiên cứu về biến thiên chu kì ngày đêm của từ trường Trái Đất. Epơntơn (E. V. Appletơn) và Banet (M. A. F. Barnett; 1924) đã phát hiện bằng thực nghiệm dựa trên kết quả nghiên cứu sự phản xạ của sóng vô tuyến phát lên từ mặt đất. Căn cứ vào nồng độ electron thay đổi, TĐL được chia thành các lớp D, E và F: Lớp D nằm trong khoảng độ cao từ 50 đến 90 km. Vào ban đêm, lớp D hầu như biến mất. Lớp E nằm ở độ cao từ 90 đến 120 km và được đặc trưng bởi sự tăng nồng độ electron theo độ cao vào ban ngày; nồng độ cực đại nằm ở độ cao khoảng 110 km. Ban đêm nồng độ electron giảm rõ rệt. Lớp F bao gồm toàn bộ các lớp điện li ở độ cao trên 130 - 140 km và thường được chia thành 2 lớp phụ là F1 (150 - 200 km) và F2. TĐL có ảnh hưởng rất lớn đến sự truyền sóng vô tuyến, nhất là khi có bão từ. Lớp D hấp thụ rất mạnh năng lượng sóng vô tuyến ở dải sóng trung. Do đó, ban ngày hầu như không quan sát được sự giao thoa của sóng đất và sóng không gian (gọi là hiện tượng phađin) ở dải sóng trung. Sóng trung đi tới lớp E sẽ bị phản xạ trở lại mặt đất. Tính không ổn định của lớp E, nhất là lúc sáng sớm, chiều tối và ban đêm đã gây nên phađin. Sự phản xạ sóng vô tuyến từ lớp F2 đã tạo khả năng liên lạc ở các cự li rất xa trong dải sóng ngắn. Cơ sở nghiên cứu TĐL của Việt Nam đặt ở gần Hà Nội. TẦNG ĐỐI LƯU: lớp thấp nhất đồng thời là lớp cơ bản của khí quyển. Độ dày của TĐL khoảng 8 - 10 km ở vùng cực, 10 - 12 km ở vùng vĩ độ trung bình và 16 - 18 km ở vùng nhiệt đới. Trong TĐL, nhiệt độ giảm theo độ cao. TĐL là nơi tập trung hơn 4/5 khối lượng không khí của toàn bộ khí quyển, nơi phát sinh mạnh mẽ hiện tượng rối và đối lưu, nơi tập trung đại bộ phận hơi nước, xuất hiện mây mưa, xoáy thuận và xoáy nghịch của khí quyển TẦNG HẠ NHIỆT: Tầng trung quyển. KO tìm hiểu được cái tần nầy , ai có tài liệu không nhỉ? TẦNG NGOẠI QUYỂN: (cg. tầng êczô, tầng khuếch tán), tầng khí quyển bắt đầu từ 500 km trở lên (một số tác giả xác định từ 700 km), từ đây xảy ra sự thất thoát các hạt nhẹ nhất (các nguyên tử hiđro và heli) vào khoảng không vũ trụ. Mật độ không khí trong TNQ cực nhỏ và nhiệt độ cao đến mức mà chiều dài đường đi tự do trung bình giữa các hạt rất lớn, các hạt (đặc biệt là các hạt chuyển động thẳng đứng lên phía trên) có thể không va chạm với các hạt khác và bay ra khỏi khí quyển với tốc độ vũ trụ cấp 2. Giới hạn dưới của TNQ gọi là độ cao khuếch tán, do đó TNQ còn được gọi là tầng khuếch tán. Một số tác giả cho rằng giới hạn trên của TNQ trùng với giới hạn trên của khí quyển, một quan niệm khác gọi lớp trên của TNQ là vành hoa của Trái Đất. TNQ trùng với từ quyển, do đó một phần các hạt thất thoát mang điện được giữ lại bởi từ trường của Trái Đất trong vành đai bức xạ. TẦNG TĂNG NHIỆT: (còn gọi : tầng nhiệt quyển), lớp khí quyển có độ cao 80 - 90km, nằm ở trên tầng trung quyển. Trong TTN, nhiệt độ tăng theo độ cao, tới 200 - 300km đạt giá trị khoảng 1.500 K, sau đó nhiệt độ giữ gần như không đổi cho tới những độ cao lớn hơn. . Các tầng khí quyển chúng ta đã biết TẦNG BÌNH LƯU: tầng khí quyển giữa tầng đối lưu và tầng mêzô, từ đỉnh đối lưu đến độ cao 50 - 55 km,. quyển TẦNG HẠ NHIỆT: Tầng trung quyển. KO tìm hiểu được cái tần nầy , ai có tài liệu không nhỉ? TẦNG NGOẠI QUYỂN: (cg. tầng êczô, tầng khuếch tán), tầng khí quyển bắt đầu từ 500 km trở. cực đại ở độ cao 20 - 25 km. TẦNG ĐIỆN LI: (cg. tầng ion), các lớp bên trên của khí quyển Trái Đất và các hành tinh khác. TĐL trong khí quyển Trái Đất nằm ở độ cao bắt đầu từ 50 - 80 km tính

Ngày đăng: 30/07/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w