1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quản lý bệnh trong trại tôm giống ppt

3 345 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 41 KB

Nội dung

Phần 7: Quản lý bệnh trong trại tôm giống Trong sản xuất giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó cuối cùng, ít hiệu quả. 1. Phòng bệnh: Phòng bệnh cho tôm phải hiểu theo hai nghĩa sau: - Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không thể xảy ra hiện tượng sốc trong quá trình nuôi, tôm sẽ phát triển nhanh khỏe mạnh lấn át bệnh tật. - Phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả là phòng nấm và protozoae bằng hóa chất, việc phòng bệnh bằng hóa chất và thuốc đối với virus và vi khuẩn còn ít hiệu quả. Trong sản xuất giống có hai loại nấm thường gặp, có thể gây chết 100%, co ấu trùng tôm trong 1-2 ngày sau khi nhiễm, đó là nấm Lagenidium callinectes và Sirolpidium. Thực hiện phòng 2 loại nấm này theo bảng sau: Giai đoạn Nồng độ(ppm) Lần cho/ngày Nauplius 0,01 1 Zoae 0,03 2 Mysis 0,06 2 PL1 PL4 0,08 2 PL5 0,1 2 Ghi chú: Cách pha dung dịch Treflan: - Treflan thương phẩm là loại Triflurali Elanco 44% - Lấy 10ml Treflan pha vào 1000ml nước cất ta có dung dịch A - Để Treflan 0,01ppm, ta lấy 1ml dung dịch A cho vào 1m3 nước bể nuôi ấu trùng. 2. Trị bệnh: Phải thường xuyên quan sát ấu trùng qua kính hiển vi, khi thấy xuất hiện dấu hiệu gây bệnh, phải trị ngay mới mang lại hiệu quả. 2.1 Bệnh vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bacteria) Bệnh này thường gặp ở giai đoạn Postlarvae, các sợi nấm bám đầy các phần phụ của tôm, làm cho Postlarvae khó bơi, ăn yếu và sẽ xuất hiện các bệnh khác kèm theo như hoại tử (necrosis), nếu phát hiện sớm có thể trị bệnh có hiệu quả. Trị bệnh bằng Sunfat đồng (CuSO4) với nồng độ 0,15 - 0,25ppm trong 24h. 2.2 Bệnh hoại tử (necrosis) Bệnh hoại tử có 2 dạng: Vi khuẩn ăn mòn các phần phụ hoặc các phần phụ bị chết (chẳng hạn như hoại tử các nhánh chân bụng). Trong 2 dạng nhiễm bệnh trên, dạng thứ 2 khó trị hơn. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị có hiệu quả bằng cách sử dụng, hay Oxytetracylin 5 - 10ppm, hay Furazon 2-3ppm, trị liên tiếp 3 ngày sẽ khỏi. Nếu phát hiện chậm, tỷ lệ sống PL5 sẽ thấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường không thuận lợi. 2.3 Bệnh lột xác dính vỏ (Exuvia Entrapment) Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn Postlarvae, khi lột xác một phần vỏ dính lại trên các phần phụ như chân ngực, chân bụng làm cho tôm khó hoạt động. Nguyên nhân gây bệnh là do NH4 trong bể ao 9 từ 0,01ppm trở lên. Wickins (1972) cho rằng khi sử dụng thức ăn là trứng bào xác Artemia Utah dễ bị gây bệnh này, không thấy xảy ra ở Artemia hiệu San Francisco Bay trong sản xuất giống tôm càng, Bowser và cộng sự (1981) cho rằng tăng thêm Lexitin (Photpholipit) trong thức ăn, hạn chế được bệnh này. 2.4 Bệnh phát sáng (Luminescent vibriosis) Bệnh phát sáng trên tôm, thường xảy ra trong tất cả các giai đoạn. Cần phân biệt rõ sự phát triển trên tôm. Nếu trong bể tôm có các đốm sáng lớn trên những con tôm chết, đó là do các tập đoàn Coccobacilli tấn công vào các con gây chết phát sáng, thì hiện tượng lâm sàng này không quan trọng. Khi nước biển xử lý không tốt sẽ thường gặp hiện tượng này. Nếu phát sáng trên các con sống, đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm thì đó là bệnh Vibrio harveyi và Vibrio splendidus gây nên. Chen (1989) phần được trong gan tụy tạng tôm sú có 18 loài Vibri trong đó có Vibrio harveyi chiếm 26,9% và V. splendidus chiếm khoảng 0,5%. Hai loại này thường làm tôm bị chết nhiều, có lúc tới 100%, chúng có thể kháng lại 24 loại thuốc kháng sinh (theo Baticados và cộng sự 1991). Chỉ có một loại kháng sinh kiềm chế bợt sự phát triển của hai loại Vibrio này. Đối với loại bệnh này chỉ phòng bệnh mới có hiệu quả. Do bản thân các loại Vibrio này có nguồn gốc từ nước biển nên việc phòng bệnh sẽ thông qua việc xử lý thật kỹ nguồn nước nuôi. 2.5 Bệnh do nguyên sinh động vật (Protozoea) Bệnh này do một số loài nguyên sinh động vật như Zoothammium, Rpistylis, Vorticella, Acineta chúng tấn công vàomắt mang các phần phụ của tôm, làm cho tôm yếu kém, kén ăn và di chuyển khó khăn rồi chết. Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu do chăm sóc kém, làm cho môi trường nuôi bị xấu, hàm lượng các chất hữu cơ trong bể cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên sinh động vật phát triển. Điều trị bằng Chloroquin disphosphate 1.1ppm liên tục trong 2 ngày, hay tắm Formaline 25 - 30 ppm trong 15 - 20 phút. Để phòng trừ bệnh này phương pháp chủ yếu vẫn là biện pháp quản lý môi trường nuôi tốt. . Phần 7: Quản lý bệnh trong trại tôm giống Trong sản xuất giống phòng bệnh là phương pháp quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn chữa bệnh là phương pháp đối phó. Bay trong sản xuất giống tôm càng, Bowser và cộng sự (1981) cho rằng tăng thêm Lexitin (Photpholipit) trong thức ăn, hạn chế được bệnh này. 2.4 Bệnh phát sáng (Luminescent vibriosis) Bệnh. pháp đối phó cuối cùng, ít hiệu quả. 1. Phòng bệnh: Phòng bệnh cho tôm phải hiểu theo hai nghĩa sau: - Quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi tôm bố mẹ tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung

Ngày đăng: 30/07/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w