Kỹ Thuật Trồng Dừa Kỹ thuật chọn giống Dừa 1. Chọn giống dừa: Khi trồng dừa việc đầu tiên phải nghĩ đến chọn giống là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại kinh doanh trồng dừa trên mảnh vườn của mình, gắn liền gần suốt một đời người. Qua thực tế nhận thấy nhiều nơi vùng trọng điểm trồng dừa của tỉnh (vùng lợ), hàng năm bị nước mặn 4%o xâm nhập 3-4 tháng nhưng nhiều giống dừa phát triển rất tốt, năng suất cao, chứng tỏ các giống dừa thích hợp nhiều ở vùng nước lợ. Do đó, khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống dừa: dừa cao, dừa lùn. - Giống dừa cao: dừa Ta (xanh, vàng); dừa Dâu (xanh, vàng); dừa Bung, dừa Sáp. + Dừa Ta, dừa Bung thường gốc to, đường kính gốc 0,6-0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20-25m, tuổi thọ 50-60 năm, cho trái to hơn dừa Dâu, cơm dừa dày, thường 8-12trái/tháng, hàm lượng dầu từ 63-67%, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, chống chịu tốt, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa nầy thụ phấn chéo hoàn toàn nên khi ra trái cũng bị lai hoàn toàn. + Dừa Dâu thường gốc nhỏ, đường kính gốc 0,5-0,6m, thân nhỏ khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45năm, cho trái nhỏ hơn dừa Ta, cơm dừa mỏng hơn dừa Ta, hàm lượng dầu ít hơn dừa Ta, thường 12-15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi, dừa Dâu có thể giảm năng suất, tuổi cao dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa nầy (trên thực tế gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vàng… - Giống dừa lùn: dừa Xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa Ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa Dứa (loại trái nhỏ)…, thường đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10-12m, tuổi thọ 25-35 năm, trái nhỏ, thường 12-15trái/tháng, tính chống chịu kém, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi, nhóm dừa này cũng cho trái nhỏ, tuổi cao dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa nầy tự thụ phấn, rất ít khi bị lai. Trong tỉnh hiện có các giống dừa lai nhân tạo do Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò (Xã Lương Hòa - huyện Giồng Trôm) sản xuất có các giống như: - PB 121: dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi. - PB 141: dừa lùn xanh Ghiné xích đạo x Cao Tây Phi. - JVA 1 : dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Hijo. - JVA 2 : dừa lùn đỏ Mã Lai x Cao Hijo. Các giống trên sau khi trồng 3-4 năm cho trái, năng suất 100-150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh. Không nên để giống đời F2 vì sự phân ly (bị lai) rất nhiều. Giống dừa Sọc (trái dừa, bẹ dừa có sọc) uống nước ngọt, trồng nhiều tại Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò, dừa Sọc dễ bị lai, sau khi trồng cho trái giống rất ít cây còn giống như dừa mẹ; dừa Bông còn gọi dừa ngọt, vỏ trái khi khô lốc ra xơ dừa tơi xớp như bông, dễ thấm nước, lúc non ăn cả vỏ ngọt, có ở Xã Phong Nẫm. Các giống dừa nầy khi trồng tại Bến Tre khuyến cáo nên cân nhắc kỹ như: dừa Bung trái rất to nhưng rất ít trái; dừa Sáp tỷ lệ cây có trái sáp khoảng 50%, tỷ lệ trái sáp trên quày 10-20%; dừa Xiêm đỏ (màu đỏ hơn dừa Tam Quan, màu đẹp nhưng uống nước ít ngọt); dừa Bông (dừa ngọt) con chuột, con sóc ăn phá dữ. Ngoài ra, tại Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò có 4-5 cây dừa cấy phôi đã trồng năm 2004, nay đã lớn nhưng do đất đai ít mầu mỡ nên chưa cho trái. Dừa cấy phôi được người ta dùng kỹ thuật cao lấy từ cái mộng dừa đem vào trong một chậu chứa hổn hợp nhân tạo để trong điều kiện môi trường thích hợp, phôi phát triển ra lá, thành cây rồi đưa ra trồng ngoài vườn, nghĩa là không trồng bằng trái mà trồng bằng mộng dừa. Sau khi trồng khoảng 7-8 năm cho trái, chậm hơn trồng từ trái dừa. Dùng phương pháp cấy phôi tạo cây dừa giống rất tốn kém, chậm cho trái, kém hiệu quả kinh tế. Hiện nay có 3 phương pháp lai tạo giống mới: - Thụ phấn nhân tạo: Bông đực ở cây mẹ được loại bỏ, bông cái bao cách ly. Cây cha, bông đực cũng được bao cách ly, sau đó thụ phấn, xử lý và phun lên hoa cái của cây mẹ. - Định hướng thụ phấn tự nhiên: Trong vườn trồng xen kẽ dừa cao và dừa lùn. Tới thời điểm cho trái, người ta loại hoa đực của cây dừa lùn, các bông cái của cây mẹ sẽ được thụ bằng phấn của cây dừa cao để tự nhiên. - Thụ phấn có trợ lực: Tương tự như thụ phấn nhân tạo, người ta trồng các cây dừa lùn (làm mẹ) và cây dừa cao (làm cha) ở những nơi riêng biệt, được cách ly đảm bảo, sau đó loại bỏ hết bông đực ở vườn cây mẹ và thu hoạch bông đực ở vườn cây cha để phun lên hoa cái ở vườn cây mẹ. 2. Chọn cây dừa mẹ: Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15-20 năm. Giống dừa lùn: Từ 10-15 năm. Năng suất: Dừa cao từ 70-100 trái/cây/năm. Dừa lùn từ 100-120 trái/cây/năm. Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng. 3. Chọn trái giống: Tuổi trái: khi vỏ trái đã khô. Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh. Trái giống được chọn từ cây dừa mẹ được bình tuyển. 4. Cách để trái dừa lên giống: Vạt vỏ trên đầu trái cho dễ thấm nước. Để trái nằm ngang cho nước dừa dễ tiếp xúc với mộng dừa, cung cấp dinh dưỡng cho mộng phát triển ra chồi non. Dăm dừa xuống đất, tủ mụn dừa và tưới ẩm thường xuyên. Khi trái lên 4-5 lá đem trồng ra vườn. . Kỹ Thuật Trồng Dừa Kỹ thuật chọn giống Dừa 1. Chọn giống dừa: Khi trồng dừa việc đầu tiên phải nghĩ đến chọn giống là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại kinh doanh trồng. Giống dừa Sọc (trái dừa, bẹ dừa có sọc) uống nước ngọt, trồng nhiều tại Trung tâm nghiên cứu dừa Đồng Gò, dừa Sọc dễ bị lai, sau khi trồng cho trái giống rất ít cây còn giống như dừa mẹ; dừa. đưa ra trồng ngoài vườn, nghĩa là không trồng bằng trái mà trồng bằng mộng dừa. Sau khi trồng khoảng 7-8 năm cho trái, chậm hơn trồng từ trái dừa. Dùng phương pháp cấy phôi tạo cây dừa giống