1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Điêu khắc: Từ hiện đại tới đương đại - 2 ppsx

7 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 201,6 KB

Nội dung

Điêu khắc: Từ hiện đại tới đương đại Judith Collins 2 Nhằm có cái “tít” thích hợp, trào lưu kế tiếp chủ nghĩa Hiện đại được các phê bình gia gọi luôn là “Hậu – Hiện đại”, một thuật ngữ bắt đầu thâm nhập vào kho từ vựng nghệ thuật, cả về thực hành và lý thuyết, từ những năm 1970 mà ban đầu chỉ để mô tả một loại hình kiến trúc. Cũng vào thời gian đó, một cuốn sách quan trọng của triết gia người Pháp Jean-François Lyotard (1924 – 1998) ra đời có nhan đề “Điều kiện Hậu hiện đại: Một Báo cáo về Tri thức” trong đó đề cập chủ yếu tới các vấn đề xã hội chứ chưa phải là các vấn đề thẩm mỹ. Lyotard đề xuất rằng: xã hội đương đại đã cự tuyệt các định chế/cấu trúc hùng mạnh, kỳ vĩ và toàn cầu, ví dụ như tôn giáo, giới tính và tư bản chủ nghĩa; xã hội đương đại ủng hộ các đặc tính địa phương, cá nhân và huyền thoại. Cuốn sách của ông mô tả thế giới như “một cơ cấu” phân mảnh, chống sát nhập, có cả những vay mượn tham lam từ các nền văn hóa và tư tưởng khác nhau. Chắc chắn, sự phân mảnh, vay mượn và các thành phần “cắt dán” được trích dẫn trong cuốn sách của Lyotard đã bắt đầu tìm được cách len lỏi vào điêu khắc – nơi giờ đây vẫn còn lưu giữ những tư tưởng xuất chúng của ông. Trong số phát hành đầu xuân năm 1979 của Tạp chí October, nhà phê bình nghệ thuật Rosalind Krauss (1941 -) đã có bài tiểu luận mang tính tư tưởng nền tảng “Điêu khắc trong các lĩnh vực mở rộng” – một trong những văn bản đầu tiên điều tra về chủ nghĩa Hậu Hiện đại trong lĩnh vực điêu khắc. Bà đã mô tả tình hình điêu khắc trong hơn mười năm trước đó với một số tác phẩm “thật đáng kinh ngạc khi được coi là điêu khắc”; đồng thời, bài viết cũng liệt kê những thành tích của điêu khắc lập được tính đến lúc đó. Các tác phẩm điêu khắc cho đến khi đó vẫn là “thứ biểu tượng mang tính kỷ niệm”, chúng “đứng tách biệt ở một địa điểm” và “thể hiện một ngôn ngữ biểu trưng cho chính nơi đó”. Chúng tiêu biểu cho thứ nghệ thuật “biểu hình thông thường, theo chiều thẳng đứng và nằm trên bệ giống như tượng đài”. Ba người bước đi - tác phẩm của Giacometti Trong khi cố gắng định nghĩa điêu khắc của những năm 1970, Rosalind Krauss đã nhắc tới các điêu khắc gia người Mỹ và cho rằng chính họ đã tiên phong liều lĩnh mở rộng điêu khắc với các tác phẩm “nằm đâu đó giữa cảnh quan và kiến trúc, giữa thiên nhiên và văn hóa”. Không còn nằm trên bục bệ nữa, lúc này điêu khắc cũng dứt khoát cởi bỏ “tính biểu hình và tư thế đứng thẳng”. Cái trục thẳng đứng chiếm ưu thế từ thủa điêu khắc ra đời lúc này được thay thế bởi trục nằm ngang với những tác phẩm đặt ngay trên sàn gallery hoặc dưới mặt đất. Các quy trình truyền thống của điêu khắc như dựng mô hình và chạm khắc cũng bị từ chối. Trong thời kỳ điêu khắc chuyển mình và chưa đủ cơ sở vững chắc, đã xuất hiện hàng loạt những phương pháp làm và phong cách thể hiện khác nhau, nổi bật nhất trong số đó là kỹ thuật chất đống (stacking) và rải vãi (scattering) không cần đến sự khéo tay hay tài thủ công để thực hiện tác phẩm. Đá nguyên khối và những hình thù rắn đặc ngày càng có những dáng vẻ mở hơn, rộng hơn, khiến cho trọng lượng và khối của tác phẩm bắt đầu mất dần ưu thế. Những người cha tinh thần khai sáng “cái lạ” của nghệ thuật điêu khắc mới này, theo Rosalind Krauss, chính là Auguste Rodin (1840-1917) và Constantin Brancusi (1876 – 1957) – người được coi là đã “thể hiện các bộ phận cơ thể như những mảnh vỡ”, làm thay đổi cách thức thực hành điêu khắc với việc sử dụng những đơn vị điêu khắc cơ sở. Brancusi đã chế tác các mô-đun cơ bản (mà ông coi chúng quan trọng không kém gì các điêu khắc hoàn chỉnh), thường là từ các mẩu gỗ thông có khả năng tháo lắp và thể hiện ứng biến. Ông cũng sáng tạo ra những khối đồng cơ bản có hình thù đơn giản và được đánh bóng giống hệt như các sản phẩm công nghiệp có thể lắp ghép, chẳng hạn như tác phẩm Chim Trời – Bird in Space. Bên cạnh đó, hai nhân vật quan trọng không kém hoạt động tại Paris là Marcel Duchamp (1887 – 1968) và Pablo Picasso (1881 – 1973), đã mang thêm vào thế giới điêu khắc những ý tưởng, kỹ thuật và chất liệu mới. Cũng giống như Brancusi, ảnh hưởng của họ vẫn còn rất lớn cho tới cuối thời kỳ Hậu-Hiện đại và tiếp tục toả bóng cho tới ngày hôm nay. Constantin Brancusi, Chim Trời - Bird in Space, 1927. Đồng. National Gallery of Art, Washington. Năm 1912, Duchamp từ bỏ hội họa và thu hẹp phạm vi hoạt động vào việc xử lý các chất liệu trong xưởng vẽ khi ông bắt đầu để ý tới việc lựa chọn và trưng bày các đối tượng được chế tạo sẵn trong công nghiệp hay đồ gia dụng mà ông gọi là readymade (làm sẵn). Tác phẩm gây tiếng vang nhất trong số đó là vật phẩm mang tên Đài Phun Nước – Fountain, một chiếc bô tiểu nam bằng sứ trắng do một công ty sành sứ tại New York sản xuất. Sự can thiệp của Duchamp sau khi lựa chọn nó chỉ là mỗi việc lật úp xuống và ký lên một cái tên do ông tưởng tượng ra (R. Mutt) cùng với ngày tháng. Ông gửi nó tới cuộc triển lãm Independents Exhibition song đã bị ban tổ chức loại ngay. Điêu khắc readymade của Duchamp hàm chứa sự thách thức về tính đích thực và tính nguyên bản của các tác phẩm nghệ thuật. Marcel Duchamp, Đài Phun Nước - Fountain, 1917. Indiana University Art Museum, Bloomington Cũng trong năm 1912, Picasso bắt đầu xoay sang làm điêu khắc có cấu trúc mở với hai phiên bản Đàn Ghita – Guitar. Phiên bản thứ nhất làm bằng bìa các-tông và phiên bản thứ hai chế từ dây thép và kim loại tấm. Cả hai phiên bản đều được treo trên tường như những bức hoạ. Vào thời gian đó, các chất liệu và phương pháp của Picasso thật mới mẻ đối với lịch sử điêu khắc. Ông từ chối những kỹ thuật chạm khắc và dựng mô hình, cổ xúy những tác phẩm có cấu trúc thô khệch được chế tác từ các mảng miếng vật liệu phẳng ghép chồng chéo vào nhau. Pablo Picasso, Đàn Ghita - Guitar, 1912-13. Lá thép và dây thép, Museum of Modern Art, New York Sau những tìm tòi của Picasso về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa không gian và khối tích, một số điêu khắc gia đã tiếp tục với các tác phẩm biểu hình người đầy sáng tạo. Nổi bật nhất trong số đó là Jacques Lipchitz (1891-1973), Alexander Archipenko (1887-1964) và Henry Moore (1898–1986). Họ đều tạo hình đơn giản, không khuôn kín các khối tượng biểu hình cơ thể và nhất là thường có các lỗ chạm xuyên thủng thân tượng đặc biệt ấn tượng. Theo họ, đó là những khoảng trống được phép (để đổ vật liệu vào) thay vì các hình khối tượng tròn. Moore bắt đầu phá tách hình tượng cơ thể nữ thành những chi tiết lẻ, qua đó ông muốn so sánh hay quán chiếu các bộ phận giải phẫu thân thể với các hình tượng trong thiên nhiên. Ông cũng tiếp tục làm việc với chủ đề phân mảnh mà Rodin và Brancusi từng khởi xướng. Henry Moore, Người Nằm - Recumbent Figure, 1938. Đá xanh Hornton, Bảo tàng Tate, London . Điêu khắc: Từ hiện đại tới đương đại Judith Collins 2 Nhằm có cái “tít” thích hợp, trào lưu kế tiếp chủ nghĩa Hiện đại được các phê bình gia gọi luôn là “Hậu – Hiện đại , một. vào thế giới điêu khắc những ý tưởng, kỹ thuật và chất liệu mới. Cũng giống như Brancusi, ảnh hưởng của họ vẫn còn rất lớn cho tới cuối thời kỳ Hậu -Hiện đại và tiếp tục toả bóng cho tới ngày hôm. Krauss (1941 -) đã có bài tiểu luận mang tính tư tưởng nền tảng Điêu khắc trong các lĩnh vực mở rộng” – một trong những văn bản đầu tiên điều tra về chủ nghĩa Hậu Hiện đại trong lĩnh vực điêu khắc.

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN