Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 2 Lưỡi liềm phì nhiêu Miền này sở dĩ phì nhiêu nhờ nằm trên bờ Địa Trung Hải và trên lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate. Nhưng thực sự phì nhiêu thì chỉ có ba xứ Liban, Syrie, Iraq, còn ba xứ kia: Palestine, Jordani, Koweit đất đai không trồng trọt được bao nhiêu. Palestine một nửa là sa mạc – sa mạc Neguev. Trước khi quốc gia Israel thành lập, sa mạc đó gần như bỏ hoang. Trồng trọt được chỉ có một dải hẹp ở ven Địa Trung Hải và miền Thượng Galilée ở phía Bắc, giáp Syrie. Từ 1949, xứ Palestine chia đôi, phần lớn thành quốc gia Israel (dân số hiện nay vào khoảng 1.700.000 người, kinh đô là Ta Aviv), một phần nhỏ ở bờ phía tây sông Jourdain sáp nhập vào với xứ Transjordanie, thành xứ Jordani. Thánh địa Jérusalem trước chiến tranh Israel - Ả Rập năm 1967, thuộc chung về Israel và Jordani, hiện nay bị quân đội Israel chiếm[1] Jordani là một vương quốc nghèo. Khi còn là Transjordanie diện tích khoảng 42.000 cây số vuông, dân số khoảng nửa triệu. Ngày nay dân số được triệu rưởi, sống bằng nghề nông. Chỉ có mỗi miền ở hai bờ sông Jourdain là trồng trọt được lúa, cây ăn trái, rau, còn lại là sa mạc, đồi hoang hoặc núi với ít bãi cỏ nuôi bò. Xứ đó là xứ độc nhất trên bán đảo không giáp biển, chỉ có mỗi một cửa ở Akaba để trông ra Hồng Hải. Kinh đô là Amman, Quốc vương hiện nay là Hussein, thuộc giòng Hachémite, chung một ông tổ với cố quốc vương Faycal II của Iraq. Liban là xứ nhỏ nhất, 10.500 cây số vuông, dân số hiện nay khoảng hai triệu. Kinh đô là Beyrouth. Có hai dãy núi song song nhau, dãy Liban gần bờ biển và dãy Anti-Liban ở phía trong, giữa hai dãy đó là một thung lũng. Khí hậu mát mẻ. trồng được nhiều loại cây ăn trái, rau, lúa. Phong cảnh rất đẹp, có người đã gọi là một giỏ hoa trên bờ Địa Trung Hải. Kỹ nghệ chính là xưởng lọc dầu vì dầu lửa ở Ả Rập Saudi do ống dẫn dầu chảy tới Beyrouth để lọc rồi đưa xuống tàu chở đi bán ở châu Âu. Mức sống Liban cao nhất ở Tây Á; năm 1957 lợi tức trung bình mỗi đầu người mỗi năm vào khoảng 300 Mỹ kim, gần bằng lợi tức trung bình của người Ý, gấp đôi lợi tức trung bình của Ai Cập và gấp bốn của Ấn Độ. Xứ đó còn một đặc điểm nữa là Âu hóa hơn cả các xứ khác trên bán đảo. Trong không khí trong trẻo phảng phất hương hồng, hương cam, tiếng chuông giáo đường Ki Tô giáo cùng ngân lên với tiếng cầu nguyện trong các giáo đường Hồi giáo ở bên cạnh. Những gác chuông cao và nhọn cùng đưa lên trời với những nóc vòm, làm cho du khách tự hỏi không biết mình ở trong một xứ theo đạo Ki Tô mà có bề ngoài Ả Rập hay là một xứ Ả Rập mà có bề ngoài Ki Tô giáo. Hai tôn giáo đó đã có hồi không dung nhau. Năm 1860 một đám người Druze từ trên núi đổ xuống và trong một đêm tàn phá Beyrouth, chém giết trên hai ngàn rưỡi tín đồ Ki Tô giáo. Nhưng bây giờ họ sống với nhau, ráng bao dung nhau. Cả hai bên đều chia rẽ. Phía theo Hồi giáo gồm khoảng 600.000 người mà có ba phái; phía Ki Tô giáo có tới năm phái: Công giáo, Tin lành, Ki Tô giáo chính thống Hy Lạp, Annénien, Maronite. Hiến pháp của nước Cộng hòa Liban phản ánh tình trạng tạp đa về chủng tộc và tôn giáo đó. Liban có một Quốc hội mà số ghế chia cho các tôn giáo theo tỷ số tín đồ. Năm 1957 Quốc hội dành 20 ghế cho các người Maronite theo Ki Tô giáo, 7 ghế cho các người Hy Lạp theo Ki Tô giáo chính thống, 26 ghế cho tín đồ Hồi giáo, và khoảng 10 ghế nữa cho các giáo phái nhỏ khác, mỗi phái được 4, 3 hoặc 1 ghế. Như vậy Liban có một chính phủ nhưng khó thành một quốc gia như Ai Cập hoặc Iraq được. Đất đã hẹp, dân số đã ít mà lại rất chia rẽ, nên nội các nào cũng chỉ lo giữ một sự thăng bằng tạm. Sự thăng bằng đó rất khó giữ vì trong nước có ba phe: phe thân Tây phương, phe trung lập và phe thống nhất Ả Rập, mà nguy nhất là sự chống đối nhau về chính kiến cả ba phe đó rất dễ biến thành những xung đột tôn giáo. Cho nên vị Tổng thống nào cũng chỉ theo một chính sách hòa giải, giải quyết những việc lặt vặt, chứ không bao giờ làm thứ “đại chính trị” như Nasser. Dân chúng cũng chỉ đòi hỏi ở các vị đó như vậy thôi, để được yên ổn buôn bán. Thương mại rất phát đạt. Người Liban nào cũng là con buôn, thứ con buôn trung gian. Beyrouth là một thương cảng từa tựa như Hương Cảng. Hàng hóa từ Âu muốn đem vào SYRIE, Iraq, Ả Rập Saudi đều phải qua đó, mà dầu lửa ở Iraq, Ả Rập Saudi muốn đưa qua châu Âu cũng phải qua đó. Cho tới 1957, nhờ Tổng thống Naccache (tín đồ Ki Tô giáo) theo chính sách trung lập hơi thân Tây phương nên Liban tạm được yên ổn; nhưng người kế vị ông, Tổng thống Chamoun (cũng theo Ki Tô giáo), thấy ảnh hưởng của Ai Cập lớn quá, muốn nhờ Mỹ can thiệp, suýt gây biến động trong nước. Tướng Gouad Chehab lên thay, trở về đường lối trung lập. Trước Thế chiến thứ nhì Liban là một xứ ủy trị của Pháp (từ 1920), năm 1944 thành một nước độc lập. Ảnh hưởng của Pháp rất mạnh. Từ thời Trung cổ, Thập tự quân qua chiếm lại Thánh địa Jérusalem, có lần thua,có lần thắng, nhưng lần nào cũng có một số người Pháp ở lại lập nghiệp tại Liban. Rồi sau đó các nhà truyền giáo, các bà phước giòng Saint Joseph, Nazareth tới để “giáo hóa” dân bản xứ. Họ lập nhiều nhà thờ và trường học dạy trẻ em giáo lý và tiếng Pháp. Lamartine, Nervai, Renan, Barrès đều hãnh diện đã gặp ở dưới những cây bá hương cổ thụ ở chân dãy núi Liban, những trẻ em năm sáu tuổi đọc thơ ngụ ngôn “La Cigale et la Fourmi” của La Fontaine. Có cả trường đại học của Pháp đào tạo một số nhà bác học, văn học của Liban. Nhưng từ sau Thế chiến, ảnh hưởng của Pháp lùi dần, nhường chỗ cho ảnh hưởng của Mỹ, và trường Đại học Mỹ mỗi ngày một đông trong khi trường Đại học của Pháp mỗi ngày một vắng. Chỉ tại Mỹ có nhiều đô la, mà Pháp thì nghèo. Ông Bénoit Méchin trong cuốn Un Printemps arabe (Mùa Xuân Ả Rập)- Albin Michel, 1959, phàn nàn rằng Anh ngữ ồ ạt xô lấn Pháp ngữ, óc duy vật phá ngầm những căn bản tinh thần của dân chúng, mỗi ngày lại đục mất một miếng. Beyrouth mỗi ngày một Mỹ hoá. Xưa kia nó cần cù, thanh nhã bao nhiêu thì bây giờ phóng túng, sa đọa bấy nhiêu. Hộp đêm mọc lên như nấm, các quán “bar” mang những tên mà ông nghe chối tai: Miami, Palm Beach. Ông phàn nàn cho Liban hay cho nước Pháp của ông đấy? Syrie trước Thế chiến cũng là một xứ ủy trị của Pháp, và từ năm 1946, sau một cuộc chiến đấu hăng hái với thực dân Pháp, của De Gaulle, cũng thành một nước Cộng hòa độc lập. Cũng chịu ảnh hưởng của Pháp, nhưng ít hơn Liban. Ở gần biển, đất đai cũng phì nhiêu, khí hậu cũng mát mẻ, không khí cũng trong trẻo. Cũng có những đồi đầy hoa dưới một vòm trời xanh nhạt Diện tích rộng hơn Liban nhiều: 171.000 cây số vuông. Dân số hiện nay khoảng năm triệu. Kinh đô là Damas. Phía tây một phần thông với Địa Trung Hải, một phần giáp Liban; phía bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ; phía đông giáp Iraq; Phía nam giáp Jordani. Gần bờ biển cũng có một dãy núi nối dài dãy Liban, và một dãy nữa thấp hơn, sát biển hơn. Sau lưng hai dãy núi đó, ở phía đông là một cao nguyên có con sông Euphrate chảy qua. Cao nguyên này một phần là sa mạc khí hậu rất nóng vì gió Địa Trung Hải bị núi cản lại. Dân ở đây cũng rất tạp, gồm nhiều giống ở Âu và Ả Rập, vì vậy tôn giáo cũng nhiều y như ở Liban, chỉ khác là tín đồ Ki Tô giáo ít hơn tín đồ Hồi giáo. Kỹ nghệ chưa có gì mà nông nghiệp cũng chưa phát triển. . Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 2 Lưỡi liềm phì nhiêu Miền này sở dĩ phì nhiêu nhờ nằm trên bờ Địa Trung Hải. Fourmi” của La Fontaine. Có cả trường đại học của Pháp đào tạo một số nhà bác học, văn học của Liban. Nhưng từ sau Thế chiến, ảnh hưởng của Pháp lùi dần, nhường chỗ cho ảnh hưởng của Mỹ,. ở châu Âu. Mức sống Liban cao nhất ở Tây Á; năm 1957 lợi tức trung bình mỗi đầu người mỗi năm vào khoảng 30 0 Mỹ kim, gần bằng lợi tức trung bình của người Ý, gấp đôi lợi tức trung bình của