Do Thái trở về "đất hứa" ở Palestine 2 Mỗi hội viên, bất kỳ đàn ông hay đàn bà đều được bầu vào hội đồng quản trị và được đưa ý kiến, đầu phiếu đề giải quyết mọi việc. Mỗi tuần hay mỗi ngày người ta phân phát công việc cho mỗi người. Người ta thay phiên nhau làm những việc lặt vặt mà không ai thích. Làm việc từ bình minh, nghỉ hai lần để ăn sáng và ăn trưa. Năm giờ chiều nghỉ hẳn. Sống với vợ con. Trẻ con nuôi trong trại riêng, chiều tối cha mẹ lại đón nó về phòng mình, đến giờ ngủ, trả nó về trại. Mỗi kibboutz có một thư viện, một rạp hát bóng, một phòng nhạc. Vì phải chống với các cuộc cướp phá của dân bản xứ nên kibboutz nào cũng phải tổ chức lấy sự tự vệ, đào hầm, đắp lũy, mua khí giới. Số kibboutz tăng lên khá mau: năm 1927, có 27 kibboutz gồm 2.300 người khai phá 7.500 hécta; năm 1936, có 46 kibboutz gồm 28.600 người, khai phá 30.200 hécta; năm 1949 có 205 kibboutz gồm 60.610 người khai phá 110.276 hécta. Hội viên trong các kibboutz đó đều là hạng người tiền khu, có tinh thần hy sinh, chiến đấu rất cao; một phần lớn nhờ họ mà quốc gia Israël sau này thành lập được, chống được với Ả Rập. Nhưng đó là chuyện sau. Bản tuyên ngôn Balfour Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Một nhà bác học nổi danh Do Thái cầm đầu phong trào Sion từ hồi Herzl từ trần, tên là Chain Weizmann[18], biết nắm lấy cơ hội, hô hào đồng bào khắp nơi giúp đỡ người Anh. Ông là một hóa học gia, chế được chất acétone nhân tạo cho Hải quân Anh, nhờ vậy mà Anh và đồng minh không sợ thiếu chất nổ. Để thưởng công, chính phủ Anh tặng ông một chi phiếu ký tên nhưng để trống số tiền; ông từ chối, chỉ xin "một cái gì cho dân tộc tôi". Nhà cầm quyền Anh vốn có cảm tình với phong trào Sion thấy điều ông xin đó rất tự nhiên, và ngày 2 tháng 11 năm 1917, viên Tổng trưởng Bộ Ngoại giao, huân tước Balfour viết thư cho ông báo tin rằng chính phủ Anh hoàng thỏa thuận cho dân tộc Do Thái thành lập một Quê hương (National home) ở Palestine và sẽ gắng sức thực hiện dự định đó, miễn là không có gì thiệt hại cho những quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải là Do Thái hiện có ở Palestine. Bức thư đó, gọi là bản Tuyên ngôn Balfour (Déclaration Balfour) được Đồng minh của Anh tán thành, chấp nhận. Các người Do Thái bèn hăng hái đứng vào hàng ngũ Anh để tấn công Thổ. Họ tình nguyện đầu quân, thành lập đoàn "Cưỡi la Sion ". Tại Hoa Kỳ, một đoàn lê dương Do Thái cũng được tổ chức, trong đó có hai người sau này nổi danh: David Ben Gourion và Yitzhad Ben Tzvi. Thế là phong trào Do Thái chỉ có một bản hiến chương. Thổ nổi đóa, tàn sát tụi "Do Thái phản bội" ở Palestine, gây nhiều nỗi kinh khủng ghê gớm. Dân Do Thái ráng chống cự và chịu đựng, rốt cuộc chết mất một nửa. Khi Đức đầu hàng, Anh, Pháp chia cắt đế quốc của Thổ. Hội Vạn Quốc ủy quyền cho Anh bảo hộ Palestine và giao cho Anh nhiệm vụ "gây ở xứ đó một tình trạng (état de choses) chính trị, hành chánh, kinh tế để có thể thành lập một Quê hương có tính cách quốc gia cho dân tộc Do Thái và cũng để phát triển những thể chế chính phủ tự do, bảo vệ những quyền lợi dân sự và tôn giáo của mọi người dân Palestine, bất kỳ thuộc giống nào hay theo tôn giáo nào". Ngôn ngữ chính trị, ngoại giao của Tây phương thật là khó hiểu. Họ không nói một "quốc gia Do Thái" mà nói một "Quê hương có tính cách quốc gia" (National home, foyer national). Hai cái đó khác nhau ra sao? Họ lại bảo Anh "phát triển những thể chế chính phủ tự do" (développement d'institutions de libre gouvernement). Chính phủ tự do đó là chính phủ nào? Là chính phủ Ả Rập theo "Dân tộc tự quyết" của Wilson; nhưng đã là chính phủ Ả Rập thì cái "National home" của Do Thái kia không thể là một quốc gia được nữa vì không lẽ có hai quốc gia ở Palestine, trừ phi người ta chia Palestine làm hai khu vực, điều này không thấy Hội Vạn Quốc nói tới. Thật là mập mờ, và hai bên Do Thái, Ả Rập muốn hiểu ra sao thì hiểu. Chính phủ Anh để tỏ thiện ý, cử một người Do Thái làm cao ủy Palestine, ông Herbert Samuel. Nắm ngay lấy cơ hội, các lãnh tụ Do Thái như Weizmann, Ben Canaan thương thuyết với người có uy quyền nhất - theo họ - trong khối Ả Rập, lúc đó là Fayçal, con của Hussein, sau được Anh đưa lên làm vua Iraq. Hai bên thỏa thuận sống chung với nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau. Nhưng Fayçal đâu phải là người đại diện cho cả khối Ả Rập. Quả tình là lúc đó chẳng những Anh mà cả các nước đồng minh nữa đều không coi Ả Rập vào đâu hết, mà Ả Rập cũng chưa có thế lực gì. Do Thái được các cường quốc thừa nhận có một quê hương rồi, bắt đầu hồi hương một cách tưng bừng để bù vào số người bị Thổ giết. Sáu tháng sau khi Herbert Samuel nhận chức Cao ủy, người Ả Rập đã bắt đầu bất bình, cho rằng Anh muốn khiêu khích mình, và nhiều cuộc đổ máu đã bắt đầu xảy ra. Họ còn trách Mac Mahon đã hứa Palestine cho Hussein, rồi Balfour lại hứa cho Do Thái, thành thử Palestine là đất hai lần hứa. Và năm 1922, Churchill phải vỗ về họ: "Anh không có ý biến Palestine thành một quốc gia Do Thái. Anh sẽ giữ đúng lời hứa với Ả Rập". Họ nguôi nguôi một thời gian. Nhưng mấy năm sau, thấy người Do Thái hăng hái lập nghiệp quá, mỗi ngày một đông thêm và thành công rực rỡ: đất cằn cỗi mà cũng mơn mởn lên, nhà cửa kho lẫm mỗi ngày một nhiều, xe cộ mỗi ngày một dập dìu, họ càng thêm uất hận, đổ hết lỗi lên đầu người Anh. Từ năm 1928, các vụ lộn xộn lại tái hiện. Tháng tám năm 1929, tại Jérusalem diễn ra biết bao nhiêu cuộc chém giết, cướp bóc: trong mấy ngày Palestine thành chiến trường giữa Do Thái và Ả Rập. Anh mới đầu thấy hai bên gây với nhau, mình có dịp làm trọng tài, càng dễ cai trị, nên chỉ xoa tay, mỉm cười, hứa sẽ thỏa mãn cả hai bên. Nhưng làm cách nào thỏa mãn cả hai bên cho được? Nhất là Do Thái ở Palestine không dễ bảo như Do Thái châu Âu. Họ nhất định chiến đấu, bám lấy khu đất họ đã đặt chân lên được. Rắc rối nhất là chính một người Anh, Orde Wingate, còn có tinh thần Do Thái hơn người Do Thái chính cống nữa, chỉ bảo họ cách thức lập những hội "dạ chiến" (đánh ban đêm), tổ chức đoàn tự vệ Hagana và chẳng bao lâu, trên khắp cõi Palestine, mỗi kibboutz thành một đồn dân vệ. Để giải quyết các sự rắc rối, người Anh lập các ủy ban điều tra. Điều tra năm này qua năm khác mà chẳng có kết quả gì cả, chỉ đưa ra một kết luận: phải chia cắt Palestine thì mới êm được. Abdallah, quốc vương Transjordanie đề nghị với Anh thành lập quốc gia gồm Transjordanie và Palestine. Trong quốc gia đó người Do Thái được tự trị trong một vài khu nào đó, có quyền hành chánh riêng, được đại diện ở Quốc hội theo tỷ số Do Thái, và được vài ghế trong Nội các. Còn sự nhập cảnh của Do Thái thì phải hạn chế lại. Đề nghị của ông ta chính các quốc gia Ả Rập khác cũng không chịu, nói gì tới người Do Thái. Năm 1933, ở Âu châu Hitler lên cầm quyền, hung hăng muốn tận diệt Do Thái, gián tiếp gây thêm rắc rối cho Anh ở Palestine. Hàng chục ngàn Do Thái ở Đức bị trục xuất hoặc sợ mà chạy trước, chỉ mang theo một số ít quần áo và mười Đức kim. Một số ít qua Mỹ còn thì về Palestine. Đợt hồi hương này gồm nhiều nhà trí thức; có những tiến sỹ lái tắc xi ở Jaffa hoặc đóng giày ở Tel Aviv, sau này giúp rất nhiều cho sự phát triển của Do Thái. Họ càng vào nhiều thì các cuộc xung đột càng tăng. Anh phải gửi thêm hai chục ngàn quân qua để giữ trật tự, vì họ rất lo dân tộc Ả Rập nổi loạn, đoàn kết với nhau mà phá các giếng dầu của họ. Và ngày 17 tháng 5 năm 1939, chính phủ Anh đành nuốt lời hứa với Do Thái, ký một bản tuyên ngôn nữa, một Bạch thư (Livre blanc) thẳng tay hạn chế phong trào hồi hương của Do Thái lại. Đúng lúc Do Thái cần phải về Palestine nhất thì họ không úp mở gì cả, bảo chính phủ Anh tuyệt nhiên không có ý thành lập một quốc gia Do Thái ở Palestine, rằng "national home" không có nghĩa là quốc gia, chỉ có nghĩa là quê hương. Với lại ngay trong bản tuyên ngôn Balfour cũng đã nói rõ: sự di trú của Do Thái phải không làm thiệt hại quyền lợi của Ả Rập. Ngày nay quyền lợi của Ả Rập đã bị thiệt hại nhiều thì Anh phải hạn chế: từ năm 1939 đến năm 1944, chỉ cho 75.000 người Do Thái vào Palestine thôi, rồi tháng sáu năm 1944 sẽ bế môn hẳn. Còn người Ả Rập thì không bị hạn chế muốn vào bao nhiêu cũng được. Tỷ số người Do Thái không được quá một phần ba tổng số dân ở Palestine. Quyền mua đất đai ở Palestine cũng bị hạn chế đối với người Do Thái: họ chỉ được mua trong những khu vực đã ấn định, và ngay trong những khu vực đó, họ cũng chỉ được mua tới 5% diện tích là cùng. Do Thái tất nhiên là bất bình: có sáu triệu người Do Thái sắp bị tiêu diệt ở châu Âu, mà chỉ cho 75.000 người về Palestine trong năm năm! Thành thử Anh có tới hai kẻ thù ở Palestine: Ả Rập và Do Thái. Ngay dân chúng Anh cũng bất bình. Churchill (đảng Bảo Thủ) trước kia vuốt ve Ả Rập, bây giờ bênh vực Do Thái, trách Bộ Thuộc địa là nuốt lời hứa với Do Thái; còn Morrison (đảng Lao Động) bảo chính phủ giá cứ tuyên bố thẳng rằng phải hy sinh người Do Thái thì đỡ bị khinh hơn. Vì trước kia Hội Vạn Quốc ủy quyền cho Anh bảo hộ Palestine, cho nên theo luật quốc tế, Bạch thư phải được hội đồng Vạn Quốc chấp thuận thì mới có giá trị. Đáng lẽ hội đồng phải họp tháng 9 năm 1939, nhưng chưa kịp họp thì Thế chiến thứ nhì nổ ra[19 . đành nuốt lời hứa với Do Thái, ký một bản tuyên ngôn nữa, một Bạch thư (Livre blanc) thẳng tay hạn chế phong trào hồi hương của Do Thái lại. Đúng lúc Do Thái cần phải về Palestine nhất thì. đó người Do Thái được tự trị trong một vài khu nào đó, có quyền hành chánh riêng, được đại diện ở Quốc hội theo tỷ số Do Thái, và được vài ghế trong Nội các. Còn sự nhập cảnh của Do Thái thì. nói gì tới người Do Thái. Năm 1933, ở Âu châu Hitler lên cầm quyền, hung hăng muốn tận diệt Do Thái, gián tiếp gây thêm rắc rối cho Anh ở Palestine. Hàng chục ngàn Do Thái ở Đức bị trục