Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 2 pptx

6 274 0
Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 2 Ibn Séoud lập đồn điền để nắm được dân Trong mấy năm sau Ibn Séoud bình phục xong xứ Hail rồi ngoại giao với người Anh để mặc ông tấn công Thổ mà chiếm xứ Hasa ở phía Nam Koweit, bên bờ vịnh Ba Tư. Cũng dùng chiến thuật xuất kỳ bất ý, đương đêm cho quân leo thành, tới sáng thì chiếm được kinh đô Hasa mà dân chúng không hay gì. Lúc này đất đai đã mở rộng, có cửa ngõ thông ra biển rồi, ông tổ chức lại nội bộ cho thêm mạnh để sau này tiến thêm một bước nữa. Thần dân ông gồm hai hạng người: hạng làm ruộng, buôn bán, định cư - hạng này là thiểu số - và hạng du mục lang thang khắp nơi, nay đây mai đó. Hạng trên trung thành với ông, còn hạng dưới thì không thể tin được. Họ rời rạc như những hạt cát, hễ nắm chặt lại thì ở trong tay mà mở ra thì trôi theo những kẽ tay mất. Tinh thần cá nhân của họ rất mạnh, họ rất phóng túng, không chịu một sự bó buộc nào, tính tình thay đổi, nay thân mai phản, sản xuất thì ít mà phá hoại cướp bóc thì nhiều, không thể dùng làm lính được vì không chịu kỷ luật. Muốn cho quốc gia Ả Rập mạnh lên, phải nhào họ thành một khối như Mohamed hồi xưa. Nhưng hồi xưa Mohamed chỉ dùng tôn giáo, chỉ hứa cho họ lên Thiên Đường mà họ hăng say Thánh chiến. Ngày nay Ibn Séoud thấy phương pháp đó không đủ hiệu nghiệm. Tại ông không có tài như Mohamed hay tại thời thế đã khác: thần dân của ông không tin rằng dùng Thánh chiến mà có thể diệt được các tôn giáo khác, các dân tộc khác; còn như ở trên bán đảo Ả Rập, xứ nào cũng theo Hồi giáo, tiếng Thánh chiến hóa ra vô nghĩa. Vì vậy ông phải thay đổi đường lối. Ông phải định cư thần dân của ông, biến họ thành nông dân để dễ kiểm soát, bắt họ sản xuất. Chương trình này thực mới mẻ và táo bạo, từ xưa các vua Ả Rập chưa ai nghĩ tới. Ibn Séoud biết rằng sức phản động của các giáo phái sẽ mãnh liệt vì chẳng những ông đi ngược tục lệ cổ truyền mà còn làm trái cả lời trong Thánh kinh Coran. Trong kinh có câu: “Cái cày vào trong gia đình nào thì sự nhục nhã vào theo gia đình ấy". Ông phải triệu tập các nhà tu hành lại, giảng cho họ kế phú quốc cường binh của ông, trả lời tất cả những câu chất vấn, đả đảo tất cả những lý lẽ cổ hủ của họ, vừa mềm mỏng, vừa cương quyết, như vậy họ mới chịu nghe và đi khắp xứ tuyên truyền cho chính sách mới, chính sách lập đồn điền. Họ khéo tìm đâu được một câu cũng của Mohamed đại ý rằng: "Tín đồ nào cày ruộng là làm một việc thiện" để bênh vực chủ trương của nhà vua. Mặc dầu vậy, dân chúng vẫn thờ ơ. Họ vẫn thích cái đời phiêu bạt hơn, vẫn sống theo câu tục ngữ: "Tất cả hạnh phúc trong đời người là ở trên lưng ngựa", vẫn chỉ muốn nghe tiếng gọi của gió trên sa mạc, tiếng hí của ngựa trên đồi vắng dưới nền trời lóng lánh những vì sao. Rốt cuộc, khắp nước chỉ có ba chục người chịu nghe ông mà định cư. Ibn Séoud không cầu gì hơn. Trước kia chỉ có bốn chục thủ hạ còn chiếm lại nổi giang sơn, nay có ba chục người, sao không tạo nổi một đồn điền? Ông biết cái luật bất di dịch này là muốn tạo cái gì vĩ đại thì bắt đầu phải tạo một cái nho nhỏ đã. Đồn điền đầu tiên thành lập ở Artawiya ở giữa đường từ Nedjd tới Hasa, một miền hoang vu vào bậc nhất, chỉ có bốn năm cái giếng nước cạn, dăm chục cây chà là và vài mẫu đất cằn. Chỉ trong mấy năm thành một xóm làng có trường học, chung quanh là đồng lúa xanh tốt, rồi thành một thị trấn. Dân làng đã ra khỏi thời Trung cổ mà bước vào thời hiện đại. Các nơi khác thấy thành công, cũng bắt chước và trong năm năm, số nông dân lên tới năm vạn. Năm vạn người đó là năm vạn chiến sỹ có kỷ luật, đoàn kết thành một khối. Có một đội quân đáng kể rồi, ông mới tính tới việc chinh phục xứ Hedjaz, chiếm các Thánh địa Médine và La Mecque lúc đó thuộc quyền Hussein. Nhưng người Anh có để yên cho ông hoạt động không? Ibn Séoud chiếm La Mecque, làm vua xứ Ả rập Saudi Vừa may thời cơ tới, Đại chiến thứ nhất bùng nổ. Thổ đứng về phe Đức, chống lại Anh. Cả Anh, Thổ lẫn Đức đều ve vãn Ibn Séoud. Ông đợi xem tình hình ra sao đã nên tiếp đãi sứ thần Anh rất niềm nở, nhưng chẳng hứa hẹn gì cả: Thổ hay được, đem quân đánh, ông chống cự kịch liệt, sau cùng thắng, nhưng tổn thất khá nặng. Anh thấy lực lượng của ông mạnh, tặng ông năm ngàn Anh bảng mỗi tháng và khí giới để ông trung lập. Đồng thời Anh cũng viện trợ cho Hussein, vua xứ Hedjaz. Ông bảo thẳng với Anh rằng Hussein vô dụng, dân chúng không ai theo, vì chỉ lo vơ vét, biến đổi Thánh địa thành một nơi buôn bán trụy lạc, bắt các tín đồ hành hương tới La Mecque phải chịu một thuế cư trú rất nặng. Như trên đã nói, Lawrence trong Arabia Office ủng hộ Hussein, còn Philby trong Indian Office ủng hộ Ibn Séoud. Chính sách của Anh ở Ả Rập mâu thuẫn như vậy làm cho cả Hussein lẫn Ibn Séoud bất bình. Đại chiến kết liễu, Pháp, Anh qua phân đế quốc Thổ thành vô số tiểu bang độc lập hoặc tự trị, bán tự trị. Anh vì chiếm phần lớn nhất nên bối rối về việc làm sao giữ nổi đế quốc mênh mông của mình. Để có thể rút bớt quân về, chính phủ Anh tìm bọn thân hào dễ bảo Ả Rập, đưa họ lên làm thủ lãnh giữ trật tự trên bán đảo, và ba cha con Hussein thành tay sai của Anh. Rốt cuộc sau chiến tranh Ibn Séoud vẫn chỉ được làm chủ ba miền: Nedjd, Hail, Hasa mà cái mộng thống nhất Ả Rập còn khó thực hiện hơn trước: Thổ đi thì Anh tới, mà Anh vừa gian hiểm vừa hùng cường hơn Thổ. Chẳng bao lâu, vì tính tham tàn, quạu quọ, Hussein đã mất lòng dân lại mất lòng cả người Anh (ông ta luôn luôn phẫn uất, chửi rủa Anh đã lừa gạt mình), thành thử hết hậu thuẫn mà cũng hết kẻ đỡ đầu. Thời cơ thuận tiện đã tới, lbn Séoud động viên quân Ikwan tinh nhuệ nhất, tấn công chớp nhoáng quân Hedjaz ở Taif như quét lá khô rồi tiến tới La Mecque. Dân chúng nổi lên la ó Hussein: - Đuổi giặc đi, nếu không được thì cút đi! Có kẻ phá hàng rào vào cung. Hussein đành thu thập vàng bạc châu báu và các tấm thảm quí, chất lên mười hai chiếc xe hơi - cả xứ Hedjaz hồi đó chỉ có mười hai chiếc đó, đều của nhà vua - rồi chạy lại Djeddah (1925). Một chiếc du thuyền của Anh đã chực sẵn ở đây để đưa ông ta lại đảo Chypre. Y hệt vua Thổ Mehemet VI. Ít năm sau, Hussein vì thiếu nợ mà bị kết án (mất năm 1931). Chính phủ Anh không ngờ tay sai của mình lại yếu hèn đến thế, miệng thì nói thánh nói tướng mà chống cự với Ibn Séoud không được bốn mươi tám giờ đã bỏ cả giang sơn mà chạy. Tự nghĩ nếu giúp cho Ali con cả của Hussein, nối ngôi ở Hedjaz thì phải đem nhiều quân qua, dân chúng Anh sẽ bất bình, nên Anh làm bộ quân tử, tuyên bố y như các chính phủ thực dân muôn thuở rằng "việc đó là việc nội bộ của Ả Rập, người Anh không muốn can thiệp vào, theo đúng chính sách dân tộc tự quyết của ông bạn Mỹ Wilson". Thế là Ali cũng phải trốn luôn. Ibn Séoud lúc đó còn đóng quân ở Taif, vội quay về Ryhad, phái sứ giả đi khắp các nơi trong sa mạc để báo tin thắng trận và yêu cầu các dân tộc theo Hồi giáo đúng hẹn phái đại biểu tới Thánh địa La Mecque để cùng bàn với nhau về việc bầu cử người thay quyền các tín đồ mà giữ Thánh địa. Khi các đại biểu tới đông đủ rồi, ông tiếp họ trong điện của Hussein. Vấn đề đem ra bàn là giao Thánh địa cho ai cai quản. Người Ấn Độ đòi quyền đó về họ vì số người Ấn theo đạo đó đông hơn số các dân tộc khác. Người Ai Cập phản đối, viện lẽ rằng từ mấy thế kỷ nay họ vẫn kiểm soát sự hành hương. Không ai chịu nhường ai. Ibn Séoud cương quyết tuyên bố: "Thưa chư vị đại biểu, xin chư vị tin chắc điều này là không khi nào tôi để cho người ngoại quốc kiểm soát đất đai của tôi. Nhờ Chúa phù hộ, tôi sẽ giữ cho miền này được độc lập. Mà tôi nghĩ rằng không có dân tộc Hồi giáo nào gởi đại diện lại đây hôm nay có thể đảm bảo sự tự do cho xứ Hedjaz vì lẽ rất giản dị rằng trong số các dân tộc đó không có một dân tộc nào tự do. Người Ấn Độ, người Iraq, người Transjordanie và người Ai Cập đều ở dưới quyền người Anh. Còn Liban, Syrie là thuộc địa của Pháp, Tripolitaine là thuộc địa của Ý. Giao sự cai quản Thánh địa cho những dân tộc đó có khác gì đem dâng Thánh địa cho thế lực Ki Tô không? "Tôi đã chiếm Thánh địa được do ý chí của Allah, nhờ sức mạnh của cánh tay tôi và sự trung thành của dân tộc tôi. Vậy chỉ có mình tôi đáng cai trị khu đất thiêng liêng này "Không phải tôi muốn thống trị xứ Hedjaz đâu. Tuyệt nhiên không! Allah đã trao xứ đó cho tôi thì tôi xin nhận cho tới khi nào dân Hedjaz có thể tự bầu cử một vị Thống đốc - một vị Thống đốc tự do chỉ biết phụng sự Hồi giáo thôi - thì sẽ trả lại". Các đại biểu câm miệng hết. Ibn Séoud đã theo gót được Mohamed, làm chủ được Thánh địa, làm chủ được bán đảo Ả Rập. Ông phải chiến đấu ít lâu nữa để đuổi Ali ra khỏi Djeddah mà chiếm nốt Hedjaz. Người Anh lúc đó mới thấy ngôi sao của ông là rực rỡ. Lawrence trước kia gọi ông là "tên đầu cơ lưu manh", cho ông là không đáng được "ngồi chung bàn với các vị quốc vương”, bây giờ thấy chính phủ bỏ rơi Hussein, không thèm tiếp Thủ tướng Anh mà Anh hoàng phái tới để an ủi, rồi tự đọa đày tấm thân, làm những nghề ty tiện nhất, như để chửi vào mặt chính phủ Anh: "Khi người ta không giữ được lời hứa với bạn đồng minh thì làm tên chăn heo còn vinh dự hơn là ngồi trên ngai vàng”. Năm 1926, Ibn Séoud giải thoát xứ Asid ở phía Nam Hedjaz khỏi nanh vuốt một ông vua tàn bạo. Ông muốn tiến quân thẳng xuống miền Yemen, miền trù phú nhất ở phía Nam bán đảo, nhưng người Anh làm chủ Eden, một địa điểm quan trọng trên đường qua Ấn Độ, vội phái sứ giả lại yết kiến ông để điều đình. Lần này người Anh tỏ ra rất lễ độ, không xấc láo như trước. Ông giữ một thái độ rất cương quyết, rốt cuộc hai bên thỏa thuận với nhau rằng Ibn Séoud hoàn toàn làm chủ các xứ Nedjd, Han, Hasa, Ataiba, Hedjaz, Asir; Ruba Al Khali làm chủ các Thánh địa La Mecque và Médine, còn những xứ Oman, Hadramount, Yemen thì độc lập, không thuộc ảnh hưởng của một nước nào. Người Anh lại hứa sẽ thuyết phục các cường quốc châu Âu nhận Ibn Séoud là quốc vương chính thức của xứ Ả Rập. . Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 2 Ibn Séoud lập đồn điền để nắm được dân Trong mấy năm sau Ibn Séoud bình phục xong xứ Hail rồi ngoại giao với người Anh để mặc. thành tay sai của Anh. Rốt cuộc sau chiến tranh Ibn Séoud vẫn chỉ được làm chủ ba miền: Nedjd, Hail, Hasa mà cái mộng thống nhất Ả Rập còn khó thực hiện hơn trước: Thổ đi thì Anh tới, mà Anh vừa. Philby trong Indian Office ủng hộ Ibn Séoud. Chính sách của Anh ở Ả Rập mâu thuẫn như vậy làm cho cả Hussein lẫn Ibn Séoud bất bình. Đại chiến kết liễu, Pháp, Anh qua phân đế quốc Thổ thành

Ngày đăng: 30/07/2014, 06:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan