Những thắc mắc thường gặp khi bé sốt Tại sao có hiện tượng sốt? Bé sốt cao có nên lo lắng? Biểu hiện nào đáng ngại? Tất cả các băn khoăn thường gặp của cha mẹ sẽ được giải đáp cặn kẽ dưới đây. Bé sốt cao có nên lo lắng? Làm sao có thể không lo lắng khi bé yêu cứ khóc ngằn ngặt và thân nhiệt thì tăng vù vù? Tuy nhiên, có một thực tế là sốt hiếm khi gây hại. Sốt chỉ là sự tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Thân nhiệt bình thường của một đứa trẻ khỏe mạnh dao động trong khoảng 36,5 - 37,8 o C. Càng nhỏ tuổi, thân nhiệt của trẻ càng cao và xu hướng là sẽ cao hơn vào ban ngày, "hạ nhiệt" vào ban đêm. Nhìn chung, một đứa trẻ không bị coi là sốt trừ khi thân nhiệt vượt 37,7 o C vào buổi sáng và trên 38,2 o C vào buổi đêm. Tại sao có hiện tượng sốt? Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm. Đại thực bào, các tế bào "bảo vệ" cơ thể liên tục "tuần tra" toàn "hệ thống". Khi chúng phát hiện thấy các "vật thể lạ" như vi rút, vi khuẩn hay nấm, chúng sẽ mau chóng "dọn dẹp" bằng tất cả khả năng. Đồng thời, các đại thực bào cũng sẽ gọi "cứu viện" bằng cách truyền tin đến não bộ, làm cơ thể tăng nhiệt. Đo thân nhiệt bằng các loại nhiệt kế chuyên dụng để biết chính xác bé có cần uống hạ sốt không. Sức nóng của cơ thể cũng được xem là một loại vũ khí có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn. Nhiệt lượng cơ thể tăng cũng đẩy mạnh quá trình sản xuất các bạch cầu và các hoạt chất có khả năng tiêu diệt "vật thể lạ". Trẻ thường sốt sau khi tiêm chủng; cũng có thể sốt do nhiễm lạnh, cúm, viêm họng, viêm tai, viêm phổi, bạch hầu, nhiễm siêu vi và nhiễm trùng đường tiểu. Biểu hiện nào đáng ngại? Quan trọng hơn cả là biểu hiện của trẻ khi sốt. Nếu bé sốt 38,9 o C, mà vẫn ăn tốt, nhanh nhẹn và dễ dỗ dành thì bạn hoàn toàn không nên lo lắng như khi trẻ sốt 38,2 o C mà quấy khóc không ngừng, ủ rũ và không thể dỗ dành. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ khi bé đột nhiên quấy khóc nhiều hơn bình thường và bạn không thể nào xoa dịu bé theo các cách vẫn làm; bé tự nhiên mê man và không chịu ăn. Nên thận trọng với các bé dưới 3 tháng tuổi và tốt nhất nên gọi bác sĩ ngay khi bé ở độ tuổi này sốt. Trẻ thường ốm nhanh và hồi phục cũng nhanh. Tuy nhiên, bạn cần đưa tr ẻ đi khám nếu bé sốt lâu hơn 3 ngày. Sốt co giật là gì? Nếu thân nhiệt tăng đột ngột, da tái, co giật không kiểm soát và có lẽ là mất cả ý thức thì đó là lúc bé đang bị sốt co giật. Thật khủng khiếp khi nhìn thấy cảnh này nhưng sự thật là nó rất hiếm khi gây hại cho trẻ. Mặc dù nó dường như là thời điểm cuối cùng của quá trình sốt, những cơn co giật thường chỉ kéo dài 20 giây và hiếm khi kéo dài tới hơn 2 phút. Trong trường hợp cơn co giật kéo dài tới hơn 4 phút, hãy gọi cấp cứu ngay hoặc đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất. Khi bé đang sốt co giật, đừng có tìm cách "ngăn chặn" dù bằng bất kỳ cách nào. Tốt nhất là nên nới lỏng quần áo và tránh để bất kỳ vật gì gần miệng bé, chẳng hạn như núm vú giả hay thức ăn (Đừng lo, bé sẽ không cắn vào lưỡi đâu). Hãy gọi bác sĩ ngay khi cơn co giật kết thúc. Làm thế nào để phát hiện bé sốt? Các bậc cha mẹ thường kiểm tra thân nhiệt của con bằng cách sờ hay hôn lên trán (nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp này chính xác khoảng 75%). Dùng nhiệt kế là cách đọc phổ biến nhất. Đừng dùng nhiệt kế đo qua đường miệng trừ khi bé nhà bạn trên 3 tuổi. Với các bé còn quá nhỏ thì dùng nhiệt kế đo bằng cách kẹp nách sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Thời gian cặp nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 5 phút nếu là nhiệt kế thường (các loại nhiệt kế điện tử sẽ có tín hiệu báo cho biết là đã đo xong). Lưu ý là thân nhiệt đo qua đường nách thường thấp hơn thân nhiệt thực tế 1-2 độ. Nhiệt kế đo qua đường tai rất nhanh chóng và chính xác nhưng lại khá đắt và đòi hỏi thao tác khi đo phải chuẩn. Còn nhiệt kế đo trán, tuy ít chính xác nhưng lại rất hữu ích với những trẻ quá hiếu động và không chịu hợp tác khi mẹ muốn đo thân nhiệt. Giảm sốt cho bé như thế nào? Bạn không cần phải điều trị gì cả trừ khi bé cảm thấy khó chịu hoặc bé đã từng bị sốt co giật trong các lần sốt trước đó. Dưới đây là một số cách để giảm sốt cho bé: - Nếu bé nhà bạn từ 8 tuần tuổi trở lên và bị sốt, bạn có thể cho bé uống một liều thuốc hạ sốt dành cho trẻ ở độ tuổi này. Lưu ý là đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. -Mặc cho trẻ quần áo thoáng và nhẹ (đừng có ấp ủ, chỉ làm thân nhiệt bé tăng nhanh). - Đặt bé trong phòng mát. Nếu cần thiết, có thể để quạt ở gần nơi bé nằm và nhớ dùng khăn hay chăn mỏng đắp lên người bé. - Cho bé uống nhiều nước. Nhu cầu uống nước của trẻ nhỏ rất lớn và chúng thường được bổ sung qua sữa mẹ hay sữa công thức. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn súp loãng, nước quả - Có thể đặt bé vào chậu nước ấm và dùng bọt biển mềm lau người bé, mỗi khu vực chỉ 1 lần và thật nhẹ nhàng. Không cần phải lau khô người bé, để nước tự bốc hơi. Điều này sẽ làm bé cảm thấy thoải mái hơn. Không nên làm gì? - Đừng bắt bé phải nằm trên giường. Mặc dù trẻ không được phép chạy nhảy như bình thường nhưng nên khuyến khích bé có những vận động vừa phải như đi lại, ngồi vẽ - Không được để bé bị đói trong khi sốt. Trẻ ốm cần rất nhiều năng lượng và chất lỏng. - Đừng quá lo lắng. Một số đứa trẻ bị sốt vẫn hiếu động như mọi ngày hoặc chỉ giảm chút ít thì bạn chỉ cần chăm sóc bé hợp lý là ổn. Rồi bạn sẽ thấy, bé sẽ nhanh chóng hết sốt thôi. . Những thắc mắc thường gặp khi bé sốt Tại sao có hiện tượng sốt? Bé sốt cao có nên lo lắng? Biểu hiện nào đáng ngại? Tất cả các băn khoăn thường gặp của cha mẹ sẽ được. với những trẻ quá hiếu động và không chịu hợp tác khi mẹ muốn đo thân nhiệt. Giảm sốt cho bé như thế nào? Bạn không cần phải điều trị gì cả trừ khi bé cảm thấy khó chịu hoặc bé đã từng bị sốt. tốt nhất nên gọi bác sĩ ngay khi bé ở độ tuổi này sốt. Trẻ thường ốm nhanh và hồi phục cũng nhanh. Tuy nhiên, bạn cần đưa tr ẻ đi khám nếu bé sốt lâu hơn 3 ngày. Sốt co giật là gì? Nếu thân