1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chọn mùa để sinh con pps

8 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 112,32 KB

Nội dung

Chọn mùa để sinh con Dân gian có câu “Gái tháng hai, trai tháng tám” để nói về thời điểm sinh ra tốt nhất với mỗi giới. Khoa học hiện đại cũng thừa nhận, việc sinh con vào mùa xuân và mùa thu rất thuận lợi cho sự phát triển của đứa trẻ. Con trai ra đời vào tháng tám trong năm nghĩa là thời điểm thụ thai phải diễn ra trước đó 9 tháng; giai đoạn diễn ra quá trình thụ thai là mùa xuân và thời điểm sinh ra rơi vào các tháng thuộc mùa thu. Những đứa trẻ sinh ra hoặc thụ thai vào hai mùa nói trên đều gọi là được mùa sinh. Nhiều tài liệu cho rằng, mùa xuân, đặc biệt là chính xuân (giữa xuân) là thời điểm đất trời giao hòa, tiết trời ấm áp, nhiệt độ vừa phải phù hợp cho muôn loài phát triển gắn bó, kết thân. Nghiên cứu của các nhà sinh vật học cho thấy, mùa xuân, chồi lộc vươn lên, chim chóc làm tổ. Đây cũng chính là lúc thuận lợi nhất cho một sinh linh được xuất hiện trên cõi đời hay hai tâm hồn yêu đương giao hòa, ươm cấy nên một mầm sống. Con người nếu được thụ thai vào mùa xuân thời tiết ấm áp và sinh vào mùa thu trời cũng dìu dịu thì sự ấp ủ của người mẹ với đứa con sẽ thuận lợi, thân nhiệt của người mẹ đủ chống lạnh cho con. Ngày nay, với những gia đình có điều kiện thì vẫn có thể thụ thai và nuôi dưỡng con trong môi trường không khí, nhiệt độ như mùa thu thông qua máy điều hoà nhiệt độ, song dù thế nào thì con người vẫn phải nằm trong sự điều chỉnh của tự nhiên. Theo kinh nghiệm dân gian thì mùa đông là mùa lạnh giá, mọi vật như co lại, già nua và chết chóc. Còn mùa hè là mùa phát sinh thuận lợi nhất của viêm nhiễm, chưa bao giờ được coi là thuận lợi trong sinh nở. Các chuyên gia về sinh sản đều khẳng định quá trình thụ tinh và thụ thai, nuôi con trong bụng mẹ không phải bao giờ cũng diễn ra đúng như mong muốn của con người. Giáo sư Đỗ Trọng Hiếu - chuyên gia về sức khỏe sinh sản, cho biết tinh trùng bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường và cả xúc cảm của con người. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm cho tinh trùng chết sớm hơn, hoặc bị thương tổn. Nếu tinh thần của cả nam và nữ bị ức chế thì sẽ cũng sẽ làm giảm hứng khởi và lượng tinh trùng. Các biểu hiện này đều tác động xấu đến kết quả thụ thai. Thụ thai và sinh đẻ đúng mùa (xuân hoặc thu) là có lợi nhất về sinh học. Vào những thời điểm này, gần như tất cả các mối quan hệ của con người trong xã hội, con người với thiên nhiên đều trở nên ôn hoà. Con người sinh học có được phong độ và sinh khí ở đỉnh cao. Nếu thụ thai vào mùa xuân, cơ thể con người vừa được phục hồi sức khoẻ sau một mùa đông lạnh. Khả năng ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng của phái mạnh tốt lên sẽ tinh ra trùng đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo sự thụ thai diễn ra tốt lành. Với phụ nữ, khi tâm hồn và đời sống thoải mái thì sự chuẩn bị cho việc "lót ổ" cũng thuận lợi, nghĩa là tử cung được tích tụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, dễ dàng đón trứng đã thụ tinh bám sâu vào niêm mạc, đảm bảo chắc chắn cho quá trình thụ thai. Giáo sư Hiếu cho biết, việc thụ tinh có tỷ lệ không thành công lên đến 50%, còn khả năng trứng đã thụ tinh không đậu được thấp hơn một chút. Do đó, việc lựa chọn mùa sinh để thụ thai, sinh con sẽ làm giảm tỷ lệ không đậu thai và mức độ gây những biến chứng cho trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc bổ Đông y không? Khi mang thai, có người mẹ nào lại không mong muốn sinh hạ được đứa con lành lặn, khỏe mạnh và chính bản thân mình cũng có đủ sức để “vượt cạn” và nuôi con? Bởi vậy, ngoài việc ăn uống đủ về lượng và tốt về chất, tâm lý chung của các thai phụ là rất muốn được bồi bổ thêm bằng thuốc, trong đó có các thuốc bổ của y học cổ truyền. Xung quanh vấn đề này có hai quan điểm trái ngược nhau: Có người cho rằng, thuốc bổ Đông y rất “lành” và không độc hại nên có thể yên tâm sử dụng; lại có người cho rằng, các loại thuốc dưỡng thai Đông y chỉ là một mớ “hổ lốn”, chẳng biết có những chất gì độc hại bên trong, lại chỉ được dùng theo kinh nghiệm nên không thể tin cậy được, thậm chí có người còn sợ dùng Đông dược dưỡng thai thì da dẻ đứa con sẽ bị đen đúa hoặc thai nhi phát triển quá to, gây khó khăn khi sinh nở (!). Hậu quả dẫn đến hai khuynh hướng: hoặc lạm dụng thái quá hoặc phủ định triệt để. Vậy, rốt cuộc phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc bổ Đông y không? Trước hết, cần phải nói ngay rằng, quan niệm về thuốc bổ và liệu pháp bồi bổ của y học cổ truyền có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt so với y học hiện đại. Theo cổ nhân, “vô độc bất thành dược”, “thị dược tam phần độc”, không có thứ thuốc nào không độc, thuốc nào cũng có vài ba phần độc hại, kể cả thuốc bổ. Vậy nên, việc dùng thuốc bổ nói chung phải được xem xét một cách thận trọng và tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, đặc biệt đối với thai phụ, những người mà Đông y luôn đặt trong tình thế “gái chửa là cửa mả”. Cũng vì thế, các dược thư cổ như Thần nông bản thảo kinh sơ, Kim quỹ yếu lược, Bản thảo cương mục luôn ghi rõ những vị thuốc cấm dùng cho phụ nữ có thai, trong đó có cả những vị thuốc thuộc nhóm bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Đông y tuyệt đối không dùng thuốc bổ cho thai phụ, mà trái lại, trong một phạm vi nào đó, liệu pháp này còn được khuyến khích vì những lý do sau đây: Khi mang thai, trạng thái sinh lý của cơ thể thai phụ biến đổi rất lớn: âm huyết hạ xuống để nuôi thai, bình thường ở nữ, huyết đã không đủ nay nhu cầu về huyết lại lớn nên càng thiếu (thiếu máu sinh lý), huyết thiếu dễ thương âm khiến cho âm huyết đều hao tổn, rất cần được bổ sung. Thêm nữa, lượng dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ là rất lớn, không chỉ để nuôi sống người mẹ mà còn để giúp cho một cái trứng nhỏ bé đã được thụ tinh phát triển thành thai nhi nặng khoảng 3kg trong vòng 40 tuần, đồng thời còn cung cấp vật chất cho sự phát triển của tử cung, nhau thai và bầu vú, đáp ứng nhu cầu dự trữ các chất dinh dưỡng cho lúc đẻ và tiết sữa. Cổ nhân có câu: “Dựng phu, nhất nhân ẩm thực nhị nhân hấp thu” (phụ nữ mang thai, một người ăn cho cả hai người). Vì vậy, các cơ quan tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị và tâm mạch phải làm việc cật lực nên dễ lâm vào tình trạng suy nhược, rất cần phải bồi bổ. Trong giai đoạn từ khi thụ thai đến khi sinh nở, thai phụ rất dễ mắc một số chứng bệnh như ác trở (ốm nghén), tử thũng (phù khi có thai), tử lâm (đi tiểu khó khi mang thai), thai động bất an (động thai), thai lậu (có thai băng huyết), trụy thai (sảy thai, đẻ non), tử giản (sản giật) Theo Đông y, nguyên nhân của các chứng bệnh này, ngoài yếu tố tà khí (tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập) còn có vai trò của chính khí (sức đề kháng suy giảm do công năng hoạt động của các tạng phủ bị rối loạn). Ví như, trong chứng ác trở, ngoài nguyên nhân do hàn tà xâm nhập, ăn uống không hợp lý thì vấn đề tỳ vị hư yếu có vai trò rất quan trọng. Hay như, trong các chứng bệnh tử thũng, thai động bất an, trụy thai phần lớn là do khí huyết hư nhược, công năng của các tạng tỳ, thận suy giảm. Bởi vậy, đối với thai phụ, ngoài việc bồi bổ ăn uống (thực dưỡng), vấn đề dùng Đông dược để dưỡng thai (dược dưỡng) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng tích cực và điều trị hiệu quả các chứng bệnh có thể phát sinh. Theo quan niệm của y học cổ truyền, “bổ” có nghĩa là bù đắp, bổ sung những gì mà cơ thể đang thiếu. Âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương, tâm huyết hư thì bổ tâm huyết, tỳ khí hư thì bổ tỳ khí , nghĩa là phần nào, bộ phận nào của nhân thể hư thiếu, sút kém thì phải bằng mọi cách bồi phụ cho đầy đủ để nhằm mục đích lập lại và duy trì thế cân bằng động cho cơ thể. Xét cho cùng, theo Đông y, con người ta không khi nào không phải tiến hành bồi bổ. Mỗi ngày ăn cơm ba bữa cũng chính là phương thức bồi bổ cơ bản nhất. Bởi thế, việc dùng thuốc Đông y cho thai phụ không phải là điều không nên làm. Tuy nhiên, vì “vô độc bất thành dược” nên khi dùng thuốc bổ Đông y cho mọi người nói chung và cho thai phụ nói riêng, nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Hư đâu bổ đó. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, tuy thuốc bổ nào cũng có tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng khi dùng phải đúng chỉ định, âm hư thì bổ âm, khí hư thì bổ khí , tuyệt đối không dùng lầm vì có thể làm mất cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể. Bổ có chừng có mực, đủ mức thì dừng. Mọi dược liệu nói chung và thuốc bổ Đông y nói riêng đều có tính thiên lệch, người ta lợi dụng tính thiên lệch đó để điều chỉnh sự thiên lệch trong nhân thể và sự thiên lệch đó trong cơ thể thai phụ lại rất phức tạp. Nếu lạm dụng vô độ thì có khi lại làm xuất hiện sự thiên lệch mới, rất có hại cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Cần biện chứng mà bồi bổ, có nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý và bệnh lý cụ thể của từng thai phụ mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc và phương thức bổ dưỡng cho phù hợp. Nói như cổ nhân là phải “nhân nhân chế nghi, nhân địa chế nghi, nhân thời chế nghi” (tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy lúc mà dùng). Nên bồi bổ bằng thức ăn trước, nếu không có hiệu quả mới dùng thuốc và nếu có dùng thuốc thì trước hết nên trọng dụng các “món ăn - bài thuốc”, vì đây là phương thức bồi bổ đơn giản, có hiệu quả, dễ dùng, dễ chế và dễ được thai phụ chấp nhận. Cuối cùng, để việc bồi bổ bằng Đông dược cho phụ nữ mang thai có hiệu quả cao nhất và tránh được các tác dụng không mong muốn, bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã nói ở trên, nhất thiết phải có sự khám xét, chỉ định và hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của các thầy thuốc có chuyên khoa. . Chọn mùa để sinh con Dân gian có câu “Gái tháng hai, trai tháng tám” để nói về thời điểm sinh ra tốt nhất với mỗi giới. Khoa học hiện đại cũng thừa nhận, việc sinh con vào mùa xuân và mùa. điểm sinh ra rơi vào các tháng thuộc mùa thu. Những đứa trẻ sinh ra hoặc thụ thai vào hai mùa nói trên đều gọi là được mùa sinh. Nhiều tài liệu cho rằng, mùa xuân, đặc biệt là chính xuân (giữa. nào thì con người vẫn phải nằm trong sự điều chỉnh của tự nhiên. Theo kinh nghiệm dân gian thì mùa đông là mùa lạnh giá, mọi vật như co lại, già nua và chết chóc. Còn mùa hè là mùa phát sinh

Ngày đăng: 30/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN