UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 3 HÓA TRỊ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG Điều trị bằng hoá chất (Chemotherapy) Trong những năm gần đây, điều trị bằng hoá chất (hoá trị) đã trở thành phương pháp điều trị quan trọng đối với một số loại ung thư xương kỳ đầu và có nhiều tiến triển vượt bậc. Hoá trị có nghĩa là dùng thuốc chống ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư. Loại thuốc này có thể ở dạng viên hoặc là dung dịch tiêm trực tiếp vào ven. Để khỏi phải tiêm liên tục, người ta có thể đặt vào ven ngực của bạn một cái ống nhựa (hay gọi là ống trung tâm). Ống này được đặt vào khi bạn được gây mê toàn bộ hay cục bộ. Thay vì ống trung tâm, người ta sẽ đặt một cái ống vào ven chỗ khửu tay, gọi là ống PICC. Đôi khi, người ta lại truyền qua ống có cắm kim vào dưới da. Một vòng hoá trị thường kéo dài vài ngày. Sau đó, bạn cần nghỉ ngơi vài tuần để cơ thể hồi phục sau những phản ứng phụ của điều trị. Số lượng vòng hoá trị phụ thuộc vào loại ung thư bạn mắc phải và phản ứng tích cực của bạn đối với loại thuốc đó. Bạn có thể ở ngoại trú trong quá trình điều trị bằng hoá chất nhưng thông thường bạn phải ở trong bệnh viện vài ngày. Bạn có thể ở ngoại trú và vẫn được truyền hoá chất liên tục bằng một loại kim bơm. Tuỳ loại ung thư mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên truyền một vòng hoá trị trước khi bạn mổ hoặc điều trị bằng tia phóng xạ. Nó có thể làm khối u nhỏ lại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt bỏ khối u. Nó còn có thể làm giảm các triệu chứng như đau và giảm nguy cơ di căn. Nếu bạn bị ung thư xương ác tính (sarcoma xương, osteosarcoma) hoặc ung thư mô liên kết Ewing, bạn vẫn tiếp tục điều trị bằng hoá chất sau khi mổ hoặc xạ trị để tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại đồng thời ngăn chặn chúng di căn ra ngoài xương. Đây còn gọi là hoá trị bổ trợ (adjuvant chemotherapy), nghiên cứu cho thấy một lượng nhỏ tế bào ung thư có thể tồn tại (đặc biệt trong phổi) quá ít để phát hiện bằng scan. Trước khi điều trị bằng hoá chất, bạn sẽ trải qua vài cuộc xét nghiệm để kiểm tra xem tim, gan và thận có hoạt động tốt không. Thường là xét nghiệm máu. Để kiểm tra thận, bạn sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất lỏng phóng xạ nhẹ vào ven. Chất này sẽ chảy vào nước tiểu. Bạn sẽ làm xét nghiệm máu vài giờ sau khi tiêm. Bạn sẽ được đo nhịp tim hoặc scan tim để qua đó bác sĩ nhìn thấy tim đập. Bác sĩ sẽ trao đổi kết quả xét nghiệm với bạn. Thường thì bạn sẽ nhận được kết quả sau đó vài ngày. Phản ứng phụ của hoá trị Hoá trị có thể gây ra những phản ứng phụ khó chịu. Bất cứ phản ứng phụ nào cũng có thể khắc phục được bằng thuốc. Sau đây là những phản ứng phụ để bạn tham khảo nên tránh và giảm bớt. Giảm sức đề kháng đối với nhiễm trùng: Khi thuốc phản ứng với các tế bào ung thư, chúng thường làm giảm số lượng tế bào máu bình thường. Khi những tế bào này bị suy giảm, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng và yếu đi. Trong quá trình hoá trị, máu của bạn sẽ thường xuyên được kiểm tra và khi cần bạn sẽ được dùng kháng sinh để chữa nhiễm trùng. Bác sĩ có thể cho bạn thuốc để kích thích sự sản xuất bạch cầu từ tuỷ xương. Nếu nhiệt độ của bạn dưới 38oC (100.5oF), hoặc bạn bất chợt thấy yếu đi thậm chí khi cơ thể vẫn ở nhiệt độ bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc bệnh viện ngay lập tức. Bệnh thiếu máu: Nếu lượng hồng cầu trong máu (haemoglobin) của bạn thấp, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và hôn mê, khó thở. Đó là những triệu chứng thiếu máu-thiếu hồng cầu trong máu. Truyền máu là cách hiệu quả để chữa chứng thiếu máu. Bạn sẽ thấy khoẻ hơn và thở dễ dàng hơn. Thâm tím và chảy máu: Tiểu huyết cầu là loại tế bào giúp làm đông máu. Nếu lượng tiểu huyết cầu thấp, bạn sẽ rất dễ bị sưng tấy và chảy máu nhiều thậm chí từ những vết thương nhỏ. Nếu bạn thấy hiện tượng sưng tấy và chảy máu nhiều hơn, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc bệnh viện ngay. Buồn nôn: Một số loại thuốc sử dụng trong quá trình điều trị ung thư kỳ đầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn (nausea). Hiện nay có nhiều loại thuốc chống nôn rất hiệu quả để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tình trạng này. Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn. Lở miệng: Một số loại thuốc có thể làm bạn lở miệng. Bạn nên xúc miệng thường xuyên và y tá sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào cho đúng. Nếu thấy chán ăn trong quá trình điều trị, bạn có thể thay bằng nước uống dinh dưỡng hoặc thức ăn kiêng. Rụng tóc: Một số loại thuốc đáng tiếc gây ra hiện tượng rụng tóc. Hỏi bác sĩ liệu có phải do thuốc bạn đang dùng gây ra rụng tóc hay do phản ứng phụ đặc trưng khác. Thường khi rụng tóc, người ta sẽ đội tóc giả, mũ hoặc khăn. Nếu rụng tóc do hoá trị, tóc sẽ mọc trở lại sau 3-6 tháng. Tuy nhiên, đây thường là thời kỳ khó khăn đối với các bệnh nhân, những phản ứng phụ này sẽ hết khi bạn kết thúc điều trị. Điều quan trọng là hoá trị tác động tới mỗi người một khác. Nhiều người thấy vẫn bình thường trong quá trình điều trị, nhưng số khác lại thấy mệt mỏi và làm quen một cách chậm chạp hơn. Hãy làm những gì bạn thích để trải qua thời kỳ này. Khả năng sinh sản: Khả năng bạn có thai hay trở thành bố có thể bị ảnh hưởng khi điều trị bằng hoá chất. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu hoá trị. Nhiều phụ nữ cho biết hoá trị đã làm họ mãn kinh, và họ có biểu hiện của mãn kinh như nóng, đỏ bừng hay ra mồ hôi. Trong nhiều trường hợp có thể thay hoóc-môn (HRT). Ngừa thai: Khi đang trong quá trình hoá trị, bạn không nên có thai hoặc làm cha vì thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc y tá. XẠ TRỊ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG Điều trị bằng tia (Xạ trị) Xạ trị là cách điều trị bệnh ung thư bằng tia cực mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư làm càng ít tổn thương đến những tế bào thường càng tốt. Bạn sẽ được điều trị bằng tia vào những ngày thường và nghỉ ngơi vào cuối tuần. Thời gian xạ trị phụ thuộc vào loại và kích cỡ ung thư, nhưng thường là vài tuần. Bác sĩ sẽ trao đổi trước với bạn về việc điều trị. Ung thư mô Ewing phản ứng tốt đối với xạ trị và biện pháp này thường được sử dụng sau khi điều trị bằng hoá chất và trước khi mổ. Nếu không thể phẫu thuật, ví dụ nếu khối u nằm ở lồng ngực, người ta có thể làm xạ trị. Xạ trị sau phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ác tính trở lại. Đặt kế hoạch cho việc điều trị Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần phải đặt kế hoạch chu đáo. Lần đầu tiên vào khoa điều trị bằng tia, người ta sẽ bảo bạn nằm dưới một chiếc máy to gọi là máy chụp (stimulator), máy này sẽ chiếu tia x-quang vào nơi cần điều trị. Đôi khi bạn được scan CT với mục đích tương tự. Người ta có thể vẽ khoanh vùng trên da bạn để xác định vị trí chính xác cần chiếu tia. Những vết mực này không được xoá đi trong quá trình điều trị tuy nhiên có thể rửa sạch khi đã thực hiện xong. Khi bắt đầu xạ trị, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vùng da được điều trị. Trước mỗi vòng điều trị, bác sĩ sẽ chỉ chỗ nằm cẩn thận trên ghế và đảm bảo là bạn được thoải mái. Trong quá trình điều trị, khoảng vài phút, bạn sẽ nằm một mình trong phòng nhưng vẫn có thể nói chuyện được với bác sĩ vốn vẫn đang theo dỗi bạn từ phòng bên cạnh. Xạ trị không gây đau đớn nhưng trong quá trình đó bạn phải nằm im. Phản ứng phụ Phản ứng phụ chung của xạ trị là buồn nôn và mệt mỏi. Hiện tượng này có thể nhẹ hoặc nặng phụ thuộc vào cường độ của xạ trị và độ dài thời gian điều trị. Bac sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì có thể xảy ra. Buồn nôn: Bạn có thể uống thuốc chống nôn do bác sĩ kê đơn. Nếu bạn không muốn ăn, có thể thay thế bằng nước uống dinh dưỡng nhiều calorie cũng do bác sĩ kê đơn. Hãy xem thêm phần ăn kiêng và bệnh nhân ung thư. Mệt mỏi: Nếu xạ trị làm bạn mệt mỏi, bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, đặc biệt là nếu hàng ngày bạn phải đi lại điều trị nhiều. Rụng tóc: Xạ trị có thể làm rụng lông tóc ở vùng được điều trị. Tất cả những phản ứng phụ sẽ biến mất dần dần khi bạn kết thúc mỗi vòng điều trị, nhưng phải thông báo ngay cho bác sĩ nếu chúng vẫn tiếp tục. Xạ trị không làm bạn bị nhiễm xạ và cũng hoàn toàn an toàn đối với những người khác đi cùng bạn, kể cả trẻ em, trong quá trình điều trị. Xem thêm phần xạ trị trong phần kiến thức phổ thông CHĂM SÓC SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG Hậu điều trị Trong khi nhiều người bình phục tốt sau phẫu thuật ung thư xương và có thể đi lại xung quanh tương đối nhanh thì nhiều người khác lại lâu hơn và cần trợ giúp nữa. Trước khi về nhà, nhân viên y tế sẽ hỏi chuyện nhà bạn. Nếu bạn sống độc thân hoặc phải leo cầu thang, bạn sẽ được trợ giúp tại nhà. Nếu bạn có lo lắng gì về nhà, hãy thông báo trước với nhân viên y tế ngay để còn bố trí hỗ trợ. Nếu trẻ em lo lắng về việc học tụt so với chương trình ở trường, người ta sẽ bố trí gia sư với cơ quan giáo dục sở tại. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ đề nghị bạn đến kiểm tra thường xuyên tại khoa ngoại trú. Sẽ bao gồm xét nghiệm máu và chụp X-quang. Những xét nghiệm này tiếp tục trong vòng vài năm. Nếu bạn có vấn đề gì, hoặc thấy bất cứ triệu chứng mới nào trong thời gian này, hãy thông báo cho bác sĩ ngay. Khoảng cách giữa các lần gặp bác sĩ sẽ thưa dần khi thời gian qua đi bởi vì nguy cơ ung thư tái phát đã giảm đi. Nhiều người bị ung thư giai đoạn đầu đã được chữa khỏi. Xem thêm phần làm quen với cuộc sống sau khi điều trị ung thư. Phải làm gì khi ung thư tái phát Đôi khi, ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, như phổi. Nếu xét nghiệm cho thấy ung thư đã di căn sang phổi, bác sĩ sẽ phải làm phẫu thuật cắt đi phần phổi bị ảnh hưởng. Cuộc phẫu thuật này không làm ảnh hưởng đến hô hấp của bạn. Sau khi cắt bỏ phần phổi thậm chí toàn bộ lá phổi, bạn vẫn thở được bình thường. Nếu cần phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ với bạn. Nhiều bệnh nhân còn cần điều trị thêm bằng hoá trị thay vì phẫu thuật. . UNG THƯ XƯƠNG – PHẦN 3 HÓA TRỊ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG Điều trị bằng hoá chất (Chemotherapy) Trong những năm gần đây,. TRỊ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG Điều trị bằng tia (Xạ trị) Xạ trị là cách điều trị bệnh ung thư bằng tia cực mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư làm càng ít tổn thư ng đến những tế bào thư ng càng. Xem thêm phần xạ trị trong phần kiến thức phổ thông CHĂM SÓC SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ XƯƠNG Hậu điều trị Trong khi nhiều người bình phục tốt sau phẫu thuật ung thư xương và có thể đi lại xung quanh