Đau đầu hồi ứng Nếu dùng thuốc giảm đau đầu > 2 ngày/tuần, hoặc thường xuyên, bạn bị đau đầu hồi ứng mạn tính. Những thuốc giảm đau có thể gây đau đầu hồi ứng gồm: Thuốc giảm đau hỗn hợp: Những thuốc này chứa phối hợp caffein, aspirin và acetaminophen và đặc biệt nổi tiếng là nguyên nhân gây đau đầu hồi ứng. Chúng cũng bao gồm những thuốc kê đơn như Fioricet, Fiorinal và Esgic có chứa butalbital, caffein và aspirin hoặc acetaminophen. Thuốc đặc trị đau nửa đầu: Những thuốc này gồm ergotamine tartrat hoặc triptan - một nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu. Các triptan gồm sumatriptan (Imitrex) và những thuốc tương tự. Đúng là nếu nhanh chóng dùng thuốc giảm đau, cường độ đau có thể giảm trong vài tiếng đồng hồ. Nhưng khi những thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol, generics), ibuprofen (Motrin, Advil) và aspirin bị lạm dụng thì cơ thể sẽ quen với thuốc. Khi tác dụng của thuốc giảm đau giảm đi, cơn đau sẽ quay lại trả thù. Tuy nhiên, dùng vừa phải một thuốc giảm đau đơn giản như ibuprofen không làm tăng nguy cơ đau đầu hồi ứng. Bạn có thể bị phụ thuộc thuốc giảm đau mà không nhận ra. Nhiều người không biết rằng lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây đau đầu hồi ứng. Tệ hơn cả, khi tình trạng phụ thuộc xảy ra ở những người bị đau nửa đầu, cơ thể họ không còn đáp ứng với những biện pháp điều trị có thể ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu tiếp theo. Điều này khiến cho cơn đau nửa đầu trong thời gian ngắn chuyển dạng thành chứng đau đầu xuất hiện hằng ngày. Các cơn đau đầu hồi ứng thường xảy ra hằng ngày hoặc hầu như hằng ngày. Chúng khác nhau về cường độ, thời gian và vị trí. Bất cứ ai có tiền sử đau nửa đầu hoặc đau đầu khi căng thẳng đều có nguy cơ đau đầu hồi ứng do lạm dụng thuốc giảm đau. Người bị các dạng đau mạn tính khác như viêm khớp nói chung không có nguy cơ đau đầu hồi ứng do thuốc giảm đau trừ phi họ cũng dễ bị đau đầu. Đau đầu hồi ứng đặc trưng là cơn đau đầu âm ỉ liên tục bị ngắt quãng bởi nhiều đợt đau tăng lên trong suốt cả ngày - thường là do tác dụng của thuốc giảm đau yếu đi. Những cơn đau đầu này thường xuất hiện ngay cả khi suy nghĩ hoặc hoạt động thể chất nhẹ. Chúng thường kèm theo buồn nôn, bồn chồn, lo âu, kích động, đãng trí, khó tập trung và trầm cảm. Nhiều người dùng thuốc giảm đau khi đoán trước cơn đau đầu tiếp theo, dẫn tới vòng luẩn quẩn của việc tăng dùng thuốc và tăng mức độ nặng của đau đầu. Vứt bỏ một thói quen là điều không dễ. Tình trạng đau đầu của bạn có thể sẽ nghiêm trọng hơn trước khi có cải thiện, và thậm chí bạn có thể bị buồn nôn và nôn. Một tin tốt lành là trong số những người tự dứt bỏ được thuốc giảm đau, 80% giảm đáng kể tình trạng đau đầu trong vòng 2 tháng. Ngoài ra, những thuốc dành để điều trị đau nửa đầu sau đó sẽ có hiệu quả khá tốt. Bạn nên dứt bỏ thuốc giảm đau dưới sự giám sát của bác sĩ. Có nhiều biện pháp khác nhau để làm giảm đau đầu và những tác dụng phụ có liên quan tới cai thuốc. Các thuốc phòng ngừa đau nửa đầu thường được dùng khi bạn bắt đầu bỏ thuốc và các thuốc giảm đau đặc trị tức thời sẽ được sử dụng thận tọng trong những đau đầu sau. Đau đầu (30/11/2010) Trang in Trong tất cả các loại đau đớn mà con người phải chịu thì đau đầu là loại phổ biến nhất. Gần như ai cũng bị đau đầu vào lúc này hay lúc khác. Đau đầu có thể đi từ sự khó chịu thoáng qua đến mức khiến bạn phải nằm liệt giường nhiều ngày và tái phát thường xuyên đủ để trở thành một chứng bệnh mạn tính. Có nhiều dạng đau đầu, hầu hết rơi vào một trong 3 dạng sau: đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu hoặc đau từng vùng. Đau đầu do căng thẳng Đọc phần tổng quan các dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, các phương pháp phòng ngừa và các kiến thức quan trọng khác về đau đầu do căng thẳng. Đau nửa đầu (đau đầu migrain) Đau nửa đầu không phải là đau đầu thông thường. Ngoài ra đau đầu nặng, nó còn gây buồn nôn, nôn và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Hãy tìm hiểu thêm về căn bệnh này, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân và điều trị. Đau đầu từng vùng Đau đầu từng vùng là loại đau đầu hiếm gặp nhưng nặng - người bệnh có thể cảm thấy như bị que sắt nóng đâm vào mắt hoặc vào óc. Hãy tìm hiểu thêm về dạng đau đầu này và thuốc điều trị. Đau đầu hồi ứng Nếu bạn bị đau nửa đầu, lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây đau đầu hồi ứng. Hãy tìm hiểu tại sao cơn đau đầu của bạn lại tái phát với mức độ nặng hơn khi thuốc giảm đau mất dần tác dụng. Não và trung khu thần kinh: Tìm thông tin về các chủ đề liên quan tới não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương), các dây thần kinh và cơ (hệ thần kinh ngoại biên) . Đau đầu hồi ứng Nếu dùng thuốc giảm đau đầu > 2 ngày/tuần, hoặc thường xuyên, bạn bị đau đầu hồi ứng mạn tính. Những thuốc giảm đau có thể gây đau đầu hồi ứng gồm: Thuốc giảm đau. hiểu thêm về dạng đau đầu này và thuốc điều trị. Đau đầu hồi ứng Nếu bạn bị đau nửa đầu, lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây đau đầu hồi ứng. Hãy tìm hiểu tại sao cơn đau đầu của bạn lại tái. sử đau nửa đầu hoặc đau đầu khi căng thẳng đều có nguy cơ đau đầu hồi ứng do lạm dụng thuốc giảm đau. Người bị các dạng đau mạn tính khác như viêm khớp nói chung không có nguy cơ đau đầu hồi