1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Kỹ thuật chơi bóng bàn ( phần 1 ) potx

11 694 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 486,92 KB

Nội dung

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN BÓNG BÀN. I. Nguồn gốc và sự phát triển. Bóng bàn là môn thể thao có lịch sử từ lâu đời và được rất nhiều người ưa thích. Về nguồn gốc của nó cho đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm tranh luận rất khác nhau, song quan điểm nghiêng về môn bóng bàn xuất hiện sớm nhất tại đảo quốc sương mù. Vào khoảng 1890, một VĐV Anh quốc mang từ Mỹ về một một quả bóng được chế tạo bằng Xenlulo rỗng bên trong và dùng làm bóng đánh trên bàn. Do loại bóng này có độ nảy lớn, khi đánh xuống bàn phát ra tiếng kêu “ping,pông ”nên có người đặt tên cho nó là “bóng ping pông”. Đầu thế kỷ 20, môn bóng bàn được phát triển ở trung Âu và một số quốc gia khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Tiếp đó lan sang các nước ở châu Phi, châu Mỹ làm cho môn thể thao này phát triển mạnh trên phạm vi toàn Thế giới. II. Sự thành lập liên đoàn bóng bàn Thế giới Sau đại chiến TG lần thứ nhất 1918 các cuộc thi đấu và giao lưu môn bóng bàn ngày một tăng. Các dụng cụ bóng bàn ngày càng đổi mới làm cho kỹ thuật BB có cơ hội tiến bộ nhanh chóng. Trong bối cảnh như vậy cần thiết phải thành lập một tổ chức thể thao thống nhất mang tính Quốc tế để thuận tiện cho việc giao lưu rộng rãi và chính quy trên toàn Thế giới. Với sự khởi xướng và vận động của Anh quốc và một số Quốc gia châu Âu khác, đến 12-1926 tại Luânđôn đã khai mạc Đại hội Liên đoàn BB Quốc tế lần I. Đại hôi đã thông qua nghị quyết và chương trình chính thức thành lập Liên đoàn các hội bóng bàn Quốc tế _ gọi tắt là Liên đoàn BB Quốc tế ITTF. III. Các giai đoạn phát triển. Nếu cuối thế kỷ 19 môn BB mới chỉ dừng lại ở một trò chơi giải trí thì đến thế kỷ 20 đã dần trơt thành một môn thể thao được thi đấu theo luật quy định. Từ cuộc thi Vô địch BB Thế giới tổ chức 1926 đến nay sự phát triển của môn BB có thể tóm tắt như sau: 1. Thời kỳ châu Âu độc tôn. BB bắt nguồn từ châu Âu rồi lan truyền khắp thế giới thì việc trước những năm 50 của thế kỷ 20 các VĐV châu Âu hầu như làm mưa làm gió trên các giải BB thế giới, giành phần lớn ngôi vị quán quân là điều dễ hiểu. Năm 1902, người Mỹ phát minh ra mặt vợt cao su đã làm thay đổi phần lớn kỹ chiến thuật trong BB, do mặt cao su có độ đàn hồi, độ ma sát tốt hơn so với mặt vợt gỗ đã tạo ra sự thay đổi về độ xoáy và một số cách đánh mới. Thời kỳ này, tư tưởng chủ đạo về kỹ chiến thuật của các VĐV là coi trọng phòng thủ, coi nhẹ tấn công, lấy phòng thủ chắc chắn làm nguyên tắc cơ bản, làm cho trận đấu kéo dài vô nghĩa, mât hứng thú của khán giả. Để thay đổi tình trạng này, ITTF đã quyết định sửa đổi luật: tăng chiều rộng bàn bóng, hạ thấp chiều cao lưới, quy định thời gian thi đấu của mỗi ván đấu Biện pháp này đã cổ vũ và phát huy được lối đánh tấn công đẹp mắt, tăng nhanh nhịp độ thi đấu và trong chừng mực nào đó đã hạn chế được cách đánh phòng thủ tiêu cực. 2. Sự đột phá của Nhật Bản. Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, người ta đã cải tiến vợt và sử dụng mặt vợt mút xốp. Loại vợt này mặt vợt có tính đàn hồi và phản lực tốt, tốc độ bóng đánh đi tăng lên thuận lợi cho cách đánh tấn công. Năm 1952 lần đầu tiên VĐV Nhật Bản đã sử dụng loại vợt này trong thi đấu giải Vô địch Thế giới với cách đánh vụt bóng xa bàn kết hợp với di chuyển nhanh đã dễ dàng giành được 4 HCV và chuyển ưu thế môn BB về với châu Á. 3. Sự bung nổ của Trung Quốc. Đầu những năm 50 của thế kỷ 20 Trung Quốc đã tham gia một số cuộc giải thi đấu lớn của Thế Giới. Nhờ việc tổng kết, tích lũy kinh nghiệm, nghiêm túc huấn luyện kỹ thuật cơ bản và thể lực nên trình độ các VĐV bóng bàn của họ nhanh chóng tiến bộ vượt bậc. Năm 1959 TQ giành đựoc chức VĐ đơn nam Thế giới. Năm 1961 họ giành chức VĐ đồng đọi nam. Trong 3 giải Vô địch BB Thế giới liên tiếp: 26,27,28 các VĐV Trung Quốc giành được hơn nửa trên tổng số HCV. Trong thi đấu Quốc tế, Trung Quốc giành ưu thế áp đảo và hiện nay họ đã trở thành một cường quốc Bóng bàn được cả Thế giới thừa nhận. (Phải chăng luật bóng bàn Quốc tế sửa đổi thay đổi từ séc 21 xuống 11 là để hạn chế sự thống trị của các VĐV Trung Quốc trên Thế giới_Đó là ý kiến riêng của tôi) 4. Cục diện đối kháng giữa châu Âu và châu Á. Bước vào thập kỷ 70, các VĐV châu Âu qua nhiều năm thăm dò, tìm kiếm đã sáng tạo ra 2 cách đánh tiên tiến là: Lấy tấn công nhanh là chính kết hợp với cắt bóng và cách đánh lấy cắt bóng là chính kết hợp với tấn công nhanh. Kết hợp chặt chẽ độ xoáy với tốc độ, đồng thời sử dụng cách đánh tấn công gần bàn. Sự học hỏi, giao lưu lẫn nhau giữa châu Âu và châu Á làm cho kỹ chiến thuật của môn BB đạt được trình độ cao mới và ngày càng hoàn thiện. Hiện nay các nước như Thụy Điển, Hungari, Croatia, Nga, Đức, Áo của châu Âu và các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, (và cả Việt Nam!!!!) của châu Á trình độ thực lực tương đương nhau. Do đó trong những trận đấu quan trọng rất khó đoán được ai thắng thua, và sự cạnh tranh giữa 2 châu lục càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. IV. Các cuộc thi đấu bóng bàn Quốc tế lớn. 1. Giải Vô địch bóng bàn Thế giới. Là cuộc thi đấu Quốc tế được tổ chức sớm nhất, có ảnh hưởng lứon nhất và trình độ cao nhất. Từ giải Vô địch BB thế giới lần thứ nhất 1926 đến nay giải đã tổ chức được 42 lần, trong đó các nước châu Âu giành quyền đăng cai 32 lần. Giải VĐTG có 10 nội dung, đó là: - Đồng đội nam. - Đồng đội nữ. - Đơn nam. - Đơn nữ. - Đôi nam. - Đôi nữ. - Đôi nam nữ. - Thi đấu các cây vợt xuất sắc. - Thi đấu an ủi, động viên (đơn nam, đơn nữ không có thưởng) 2. Cúp bóng bàn Thế giới. Là cuộc thi đấu quan trọng do Liên đoàn BB Thế giới tổ chức, mỗi năm 1 lần. Cúp này quy định chỉ có 16 VĐV tham gia thi đấu. Tư cách VĐV được tham gia đó là: - Các VĐV ưu tú Thế giới do Liên đoàn công bố. - Các VĐV vô địch đánh nội dung đơn của các châu lục. - Vô địch đơn của Liên đoàn BB nước đăng cai tổ chức. Thể thức thi đấu chỉ tiến hành một nội dung duy nhất là đánh đơn. 3. Bóng bàn trong Đại hội Olimpic Tại các kỳ Đại hội Olimpic, môn BB là một trong các nội dung thi đấu chính thức, do đó các nước tham gia đều có thể đăng ký tham gia tranh chức Vô địch của Đại hội về môn BB. 4. Giải Vô địch bóng bàn châu Á và Cúp bóng bàn châu Á. Đây là 2 cuộc thi đấu bóng bàn quan trọng nhất của khu vực châu Á - Giải Vô địch bóng bàn châu Á hình thành từ năm 1972 và cứ 2 năm tổ chức 1 lần. - Cúp bóng bàn châu Á bắt đầu năm 1983 và mỗi năm tổ chức 1 lần. Cúp này được tổ chức theo phương thức Cúp bóng bàn Thế giới, chỉ thi đấu 1 nội dung đơn. CHƯƠNG 2. TRI THỨC CƠ BẢN CỦA MÔN BÓNG BÀN. I. Bóng bàn. Quả bóng bàn được làm từ chất dẻo, bên trong rỗng và có dạng hình cầu. Đường kính của bóng tiêu chuẩn là 40mm, trọng lượng 2,5g. Trong thi đấu chính thức có yêu cầu nhất định đối với lực dàn hồi và màu sắc của quả bóng. II. Bàn bóng. Bàn bóng bàn hình chữ nhật, dài 2,74m, rộng 1,525m, chiều cao so với mặt đất 0,76m, mặt bàn phải song song so với mặt phẳng nằm ngang. Vật liệu chế tạo nói chung là bằng gỗ, có thể dùng bằng các nguyên liệu khác nhưng tiêu chuẩn về tính đàn hồi phải bắt buộc như nhau, nghĩa là phải đảm bảo khi quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 0,3m xuống mặt bàn phải nảy lên được độ cao 0,23m. III. Lưới bóng bàn. Độ cao tiêu chuẩn của lưới bóng bàn là 12,25cm và vuông góc với mặt bàn, lưới chia bàn bóng bàn thành 2 nửa bằng nhau. IV. Vợt bóng bàn Vợt bóng bàn gồm có 2 phần: - Phần cốt vợt: thường được làm bằng gỗ hoặcbằng các chất liệu tổng hợp (ví dụ như cốt vợt Cacbon mà hiện nay rất nhiều người đang sử dụng). - Mặt vợt: Được dán một lớp mút gai thuận hoặc ngược tùy vào sở thích và sở trường kỹ chiến thuật của mỗi VĐV bóng bàn. Kích thước, hình dáng và trọng lượng của vợt bóng bàn không hạn chế. Hiện nay có 2 loại vợt bóng bàn cơ bản: Vợt dọc và vợt ngang. Các VĐV bóng bàn dựa và khả năng kỹ chiến thuật và cách đánh khác nhau mà lựa chọn sử dụng vợt có tính năng khác nhau. Vợt mút gai thuận (gai quay ra ngoài) có đặc điểm là tính đàn hồi tốt, đánh bóng chắc và tốc độ nhanh rất thích hợp cho những VĐV có lối đánh tấn công nhanh gần bàn. Còn vợt mút gai ngược có đặc điểm tạo độ xoáy rất cao khi đánh bóng rất thích hợp cho những VĐV líp bóng đường cong và cắt bóng. V. Sân thi đấu. Sân thi đấu bóng bàn có hình chữ nhật, chiều dài 14m, chiều rộng tối thiểu 7m, chiều cao của dàn đèn chiếu tối thiểu 4m. Trong thi đấu chính thức, quanh sân thi đấu không được có nguồn sáng chói, đồng thời mặt sàn không được phủ màu trắng tránh ảnh hưởng tới khả năng thi đấu của VĐV. VI. Thời gian đánh bóng Thời gian đánh bóng là chỉ sự sớm hay muộn của vợt khi đánh vào bóng, dựa vào các giai đoạn bay khác nhau của bóng khi đối phương đánh sang bàn của mình sau khi bật lên được gọi là thời kỳ đầu bóng đi lên, thời kỳ cuối bóng đi lên, thời kỳ cao điểm, thời kỳ đầu bóng đi xuống, thời kỳ cuối bóng đi xuống (bóng chạm mặt sàn). VII. Góc độ mặt vợt. Góc độ mặt vợt là chỉ góc hình thành bởi mặt vợt và mặt bàn bóng. Trong thi đấu VĐV muốn biến đổi góc độ mặt vợt để đỡ hoặc đánh trả đối phương nhằm tạo ra đường bóng có tính năng khác nhau nên góc độ mặt vợt thường xuyên biến đổi. + Góc giữa vợt với mặt bàn <30 độ: Mặt vợt nghiêng trước. + Góc giữa vợt với mặt bàn 30-:-45 độ: Mặt vợt hơi nghiêng trước. + Góc giữa vợt với mặt bàn =90 độ: Mặt vợt thẳng đứng. + Góc giữa vợt với mặt bàn =120 độ: Mặt vợt hơi ngửa sau. + Góc giữa vợt với mặt bàn =150 độ: Mặt vợt ngửa sau. VIII. Điểm tiếp xúc khi đánh bóng. Là chỉ sự tiếp xúc của vợt vào bóng khi đánh bóng. Cứ hình dung mặt cắt ngang qua trái bóng bàn giống như mặt của cái đồng hồ thì từ số 12 đến số 1 gọi là phần trên bóng, từ số 1 đến số 2 gọi là phần trên giữa bóng, số 3 là giữa bóng, số 4 đến số 5 giữa dưới bóng và số 6 là phần dưới bóng. IX. Các thao tác kỹ thuật trong đánh bóng bóng bàn. Mặc dù động tác kỹ thuật và phương pháp đánh bóng bàn rất đa dạng và phong phú, nhưng về cấu trúc động tác lại có những quy luật chung bao gồm các động tác sau: - Lựa chọn vị trí trước khi đánh bóng. - Đưa vợt và vung vợt đón bóng. - Quyết định thời điểm đánh vào bóng. - Vị trí tiếp xúc vào bóng, góc độ mặt vợt, phương hướng động tác vung vợt khi đánh bóng. - Động tác vung vợt theo đà sau khi đánh bóng và trở về tư thế ban đầu. X. Độ xoáy của bóng. Trong quá trình bay nếu bóng đánh đi xoay với tốc độ tương đối lớn và có tính chất xoay rõ rệt thì được gọi là bóng xoáy. Độ xoáy của bóng khi đánh là một trong những nhân tố chủ yếu góp phần giành thắng lợi của môn bóng bàn. Các loại kỹ thuật chủ yếu của môn bóng bàn hiện đại đều không tách rời khỏi bóng xoáy. Vì vậy muốn đánh bóng bàn tốt thì cần phải nghiên cứu thật kỹ nguyên lý xoáy của bóng trong môn bóng bàn. 1. Cách tạo đường bóng đi xoáy. Trong thời điểm khi mặt vợt tiếp xúc với bóng, nếu như phương hướng đánh của vợt đi dúng qua tâm bóng thì vợt tác dụng vào bóng 1 lực F làm bóng bị đánh đi không có độ xoáy. Nếu như phương hướng đánh của vợt không đi đúng qua tâm bóng thì ngoài lực tác động vào bóng F còn tạo ra một lực ma sát với bóng làm cho bóng khi bật khỏi vợt có độ xoáy. 2. Các loại xoáy chủ yếu. Theo thói quen người ta chia các loại xoáy cơ bản của bóng thành 3 loại chính: Xoáy lên, xoáy xuống và xoáy ngang. a. Xoáy lên. Khi vợt tiếp xúc vào bóng, ngoài lực ra trước còn có lực ma sát của vợt với bóng theo hướng từ dưới lên trên làm cho bóng đi có hướng xoáy lên trên. b. Xoáy xuống. Khi vợt tiếp xúc vào bóng, ngoài lực ra trước còn có lực ma sát của vợt với bóng theo hướng từ trên xuống dưới làm cho bóng đi có hướng xoáy xuống dưới. c. Xoáy sang bên (xoáy nghiêng). Khi vợt tiếp xúc vào bóng, ngoài lực ra trước còn có lực ma sát của vợt với bóng theo hướng sang trái hoặc sang phải làm cho bóng khi bay đi có xu hướng xoay sang bên. Trong đó lực ma sát được phát sinh ra giữa vợt và bóng có hướng sang trái sẽ làm cho bóng xoáy bên trái và ngược lại. d. Xoáy nghiêng lên, xoáy nghiêng xuống Trong thực tế đánh bóng thường còn ma sát vào phía trên cạnh bên hoặc phía dưới cạnh bên của bóng. Nếu ma sát phía trên cạnh bên thì bóng xoáy nghiêng lên trên, nếu ma sát vào phía trên cạnh bên trái bóng sẽ tạo ra xoáy nghiêng lên bên trái, …tương tự như vậy có thể tạo ra xoáy xuống bên phải, xoáy lên bên phải, xoáy xuống bên trái. e. Xoáy thuận và xoáy nghịch. Đây là 2 loại xoáy khó xuất hiện cũng như các VĐV rất khó tạo ra được trong thực tế tập luyện và thi đấu. Phương hướng xoay của bóng nếu nhìn chính diện từ đằng sau nếu quay xuôi kim đồng hồ thì gọi là xoáy thuận, ngược lại là xoáy nghịch. Mặc dầu hai loại đường bóng xoáy này không dễ xuất hiện nhưng lại thưòng xuất hiện hỗn hợp với các đường bóng xoáy nghiêng, xoáy lên, xoáy lên bên cạnh, xoáy xuống bên cạnh. Trong đường xoáy nghiêng, xoáy lên, xoáy xuống bên cạnh thường có thành phần xoáy thuận và xoáy nghịch. Vì vậy trong bóng bàn hiện đại, đường xoáy của bóng có thể phân nhỏ làm 26 loại 3. Tính chất của bóng xoáy. Khi có độ xoáy, bóng sẽ bật trên bàn và bật trở lại từ mặt vợt của đối phương khác hẳn so với khi không xoáy a. Đặc điểm xoay của bóng xoáy. Bóng không xoáy khi bay chỉ chịu phản lực là lực cản chính diện của không khí nên tốc độ bay giảm dần. Còn bóng xoáy khi bay làm cho khong khí xung quanh nó hình thành dòng hoàn lưu (xoáy tròn), như vậy bóng xoáy trong khi bay ngoài lực cản chính diện của không khí còn chịu một lực vuông góc với hướng bay của bóng (cái này thì các bạn giỏi môn vật lý có thể diễn tả một cách chính xác và dễ hiểu hơn). * Đặc điểm bay của bóng xoáy lên. Khi bóng xoáy lên trong lúc bay phương của áp lực bên cạnh có hướng đi xuống dưới nên bóng có đặc điểm tăng nhanh độ rơi xuống, tăng độ cong của đường vòng cung, rút ngắn cự ly của bóng đánh ra, giảm bớt thời gian bay trên không của bóng. Vì vậy tốc độ bóng xoáy lên nhanh, độ cong lớn, tỷ lệ bóng tốt cao. * Đặc điểm bay của bóng xoáy xuống. Khi bóng bay xuống thì áp lực bên cạnh của dòng khí lưu có hướng đi lên. Vì vật đặc điểm bay của loại bóng này là giảm tốc độ rơi xuống của bóng, giảm độ vòng cung, kéo dài thời gian bay của bóng làm tăng cự ly của bóng đánh ra. Do đường vòng cung của bóng xoáy xuống không tốt, khi tốc độ nhanh dễ bay ra ngoài bàn, nhưng bóng xoáy xuống có tốc độ chậm thì lại tương đối vững và chắc bóng. * Đặc điểm bay của bóng xoay nghiêng. Áp lực bên cạnh của dòng khí lưu khi bóng xoáy nghiêng bên trái sẽ sang bên phải và ngược lại. * Đặc điểm bay của bóng xoáy nghiêng lên và xoáy nghiêng xuống. Do bóng xoáy nghiêng lên, xuống là tổng hợp của xoáy nghiêng với xoáy lên hoặc xoáy xuống. Do vậy trong khi bay bóng vừa có đặc điểm của bóng xoáy nghiêng vừa có đặc điểm của bóng xoáy lên hoặc xoáy xuống. b. Đặc điểm bật bàn của bóng xoáy. * Đặc điểm bật bàn của bóng xoáy lên. Khi rơi chạm mặt bàn, do tác dụng lăn ra trước của thân bóng làm cho tốc độ sau khi bật lên tăng nhanh và có xu hướng lao ra trước. Cường độ xoáy lên của bóng càng lớn thì xu hướng lao trước càng nhanh và ngược lại. * Đặc điểm bật bàn của bóng xoáy xuống. Khi chạm mặt bàn do tác dụng của than bóng lăn ra sau nên tốc độ của bóng sau khi bật lên sẽ chậm lại, thiếu sức lao trước và thường làm cho đối phương khó có thể dùng sức mạnh để đánh vào bóng được. * Đặc điểm bật bàn của bóng xoáy nghiêng. Khi chạm mặt bàn, do điểm đầu trục quay của bóng tiếp xúc với mặt bàn không có tác dụng lăn nên đặc điểm bật bàn giống với bóng không xoáy. Nhưng trong thực tế đánh bóng, bóng xoáy nghiêng thường có lại có cả thành phần xoáy thuận hoặc xoáy nghịch, do xoáy thận hay xoáy nghịch thường vị trí có tốc độ xoáy lớn nhất ngoài thân bóng tiếp xúc với mặt bàn nên bóng sau khi bật bàn có độ nghiêng về một bên rõ rệt, bóng xoáy thuận sau khi bật bàn sẽ lao sang phải, bóng xoáy nghịch sau khi bật bàn sẽ lao sang trái. c. Đặc điểm bật trở lại trên mặt vợt của bóng xoáy. * Đặc điểm bật trở lại trên mặt vợt của bóng xoáy lên. Khi tiếp xúc với mặt vợt, bóng xoáy lên có xu hướng lăn lên phía trên và bật trở lại theo hướng lên trên làm cho bóng đánh trả dễ bị quá cao, thậm chí bay khỏi bàn. Vì vậy khi dùng các phương pháp đánh trả bóng xoáy lên đòi hỏi phải điều chỉnh góc độ vợt đồng thời tăng sức mạnh xuống dưới để triệt tiêu lực bật lên trên của bóng xoáy lên. * Đặc điểm bật trở lại trên mặt vợt của bóng xoáy nghiêng. Khi tiếp xúc với mặt vợt bóng xoáy xuống có xu hướng lăn xuống phía dưới và bật trở lại theo hướng xuống dưới, khi đánh trả dễ bị chúc lưới. Vì vậy khi dùng các phương pháp đánh trả bóng xoáy xuống đòi hỏi phải điều chình góc độ mặt vợt đồng thời tăng lực lên trên để triệt tiêu lực chúc xuống dưới của bóng xoáy xuống. * Đặc điểm bật trở lại trên mặt vợt của bóng xoáy nghiêng. Khi tiếp xúc với mặt vợt của đối phương bóng xoáy nghiêng có xu hướng lăn về 1 phía (phải hoặc trái) dễ làm cho đối phương đỡ bóng bắn lệch ra ngoài bàn. Do vậy khi đánh trả bóng xoáy nghiêng cần điều chỉnh mặt vợt nghiêng về phía ngược lại với hướng lệch sang bên của bóng xoáy nghiêng đồng thời tăng thích đáng lực ngược hướng này để triệt tiêu lực bắn lệch sang một phía của bóng xoáy nghiêng. * Đặc điểm bật trở lại của bóng xoáy nghiêng xoáy lên và xoáy nghiêng xoáy xuống. Bằng cách phân tích tương tự như trên, bóng xoáy nghiêng xoáy lên bên trái khi tiếp xúc với mặt vợt cũng bắn lệch lên trên phía bên trái. Cũng cách phân tích như trên các bạn cũng luận ra được đặc điểm bật trở lại trên vợt đối với các loại bóng xoáy khác thôi. 4. Phân khu vực trên bề mặt bóng xoáy Khi bóng xoáy, mức độ bật lên khác thường trên mặt bàn và mức độ bắn lệch sang bên trên mặt vợt đều tỷ lệ thuận với tốc độ xoáy ở vị trí bóng tiếp xúc với mặt bàn và mặt vợt. Trên quả bóng xoáy được phân làm 4 khu vực: + Khu vực xoáy nhanh nhất là khu vực mà ở đó có tốc độ quay là lớn nhất, nếu bóng xoáy nghiêng tiếp xúc với mặt bàn ở khu vực này sẽ bật sang 1 bên với tốc độ đột ngột và nhanh nhất. Khi đánh trả bóng xoáy nếu đánh vào khu vực này thì dễ bị “ăn xoáy” nhất. + Khu vực xoáy nhanh là khu vực mà ở đó tốc độ quay nhanh nhưng chậm hơn so với khu vực xoáy nhanh nhất. Nếu bóng xoáy nghiêng tiếp xúc với mặt bàn ở khu vực này thì bóng sẽ bật sang bên rõ rệt. Khi đánh trả bóng xoáy, nếu đánh vào khu vực này vẫn bị ăn xoáy như thường. + Khu vực xoáy yếu: Là khu vực mà ở đó tốc độ quay tương đối nhỏ. Nếu bóng xoáy tiếp xúc với mặt bàn ở khu vực này thì hiện tượng bóng bật sang bên không rõ lắm. + Khu vực xoáy rất yếu (chậm): Là khu vực mà ở đó bóng xoáy với tốc độ nhỏ, nếu bóng xoáy nghiêng tiếp xúc với mặt bàn ở khu vực này thì bóng sẽ bật sang bên không rõ ràng. Khi đánh trả nếu có khả năng thì tốt nhất là đánh vào khu vực này để không bị tác dụng của xoáy. [size="4"]XI. TỐC ĐỘ CỦA BÓNG.[/SIZE] Tốc độ đánh bóng nhanh là một trong những nhân tố chủ yếu để giành thắng lợi trong môn bóng bàn, tạo cơ hội trong đập vụt tấn công đưa đối phương vào thế bị động để giành điểm trực tiếp. Trong vật lý, tốc độ chuyển động của vật thể được xác định bằng quãng đường đi trong 1 đơn vị thời gian. Như vậy trong 1 đơn vị thời gian mà quãng đường đi được của vật thể càng dài thì tốc độ của nó càng nhanh và ngược lại. Tốc độ trong môn bóng bàn chỉ mức độ nhanh chậm về thời gian bay của bóng và thời gian xen kẽ giữa các lần đánh bóng. Thời gian bay của bóng trên không và thời gian giữa các lần đánh bóng được gọi là tốc độ nhanh ví dụ: đẩy bóng nhanh, vẩy bóng nhan, tấn công nhanh… Vì vậy muốn nâng cao tốc độ trong bóng bàn cần thiết phải rút ngắn thời gian giữa các lần đánh bóng, thời gian bay của bóng sau khi bóng đánh khỏi tay sang bàn đối phương. X. SỨC MẠNH ĐÁNH BÓNG Sức mạnh đánh bóng là một trong những nhân tố chủ yếu góp phần giành thắng lợi trong môn bóng bàn. VĐV có sức mạnh đánh bóng tốt thì khi gặp cư hội thuận lợi thì chỉ cần một lần dứt điểm đã giải quyết được vấn đề, ngược lại VĐV có sức mạnh đánh bóng yếu khi gặp cơ hội thì phải tấn công liền mấy quả cũng chưa chắc giành được chủ động đành bỏ lỡ cơ hội. Nói chung sử dụng tốt sức mạnh trong đánh bóng có thể tạo sức uy hiếp lớn với đối phương, dễ chiếm ưu thế trong đánh bóng. Trung Quốc là nước từ trước đến giờ luôn luôn coi trọng sức mạnh trong đánh bóng và coi đó như một tiêu chí để nghiên cứu tìm hiểu, phân loại và đánh giá trình độ cao thấp của các VĐV trong kỹ thuật đánh bóng. Tốc độ và sức mạnh trong đánh bóng chủ yếu được quyết định bởi tốc độ ra vợt ở thời điểm đánh vào bóng lớn hay nhỏ (xung lực). Vì vậy muốn có tốc độ tốt trong đánh bóng cần phải nâng cao các tố chất thể lực như: tố chất tốc độ, tố chất sức mạnh đặc biệt là xung lực khi tiếp xúc vào bóng và năng lực phối hợp nhịp nhàng của toàn thân. XIII. ĐƯỜNG BAY VÒNG CUNG CỦA BÓNG. Trong quá trình bay trong không khí, do bóng chịu tác động của lực hút trọng trường mà tạo thành 1 đường bay vòng cung, ta gọi đó là đường bay vòng cung của bóng. Do vị trí tiếp xúc khi đánh vào bóng phần lớn thấp hơn mặt lưới nên đường bay vòng cung của bóng tốt phải đảm bảo điều kiện để bóng bay qua lưới và rơi xuống bàn của đối phương với độ cao và điểm rơi thích hợp, đồng thời phải tăng được độ khó khi đánh trả. Độ cao đường vòng cung của bóng cần phải cao hơn mặt lưới nhưng không được quá cao mà tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương tấn công. Độ cao vòng cung của đường bóng được quyết định bởi hướng đánh và tốc độ bóng sau khi rời khỏi mặt vợt. Tốc độ bay của bóng càng nhanh thì độ cong của đường bay càng nhỏ, đường bắn thẳng càng ngắn và ngược lại. Trong bóng bàn đường bắn thẳng của bóng không nên quá dài hoặc quá ngắn, nếu quá dài bóng dễ bay ra ngoài bàn, quá ngắn bóng dễ không qua lưới. Điều cần lưu ý là bóng xoáy lên có thể làm cho độ cong của đường bay vòng cung lớn thêm, đường bắn thẳng ngắn lại còn bóng xoáy xuống thì ngược lại. XIV. ĐƯỜNG ĐÁNH BÓNG. Đường đánh bóng của bóng bàn chỉ đường bay của bóng trên không so với mặt bàn bóng. Theo thói quen lấy phương hướng và vị trí đứng giữa bàn bóng của người đánh bóng làm chuẩn, có thể chia làm 5 đường đánh bóng cơ bản: Đường chéo trái, đường thẳng trái, đường trung lộ, đường chéo phải và đường thẳng phải. Trong thi đấu nếu VĐV giỏi về việc thay đổi đường bóng có thể điều động được đối phương phải chạy liên tục sang trái, sang phải để đỡ bóng, đồng thời buộc đối phương phải đánh bóng thay đổi thuận tay và trái tay tạo cơ hội chủ động trong dứt điểm. XV. ĐIỂM RƠI CỦA BÓNG. Điểm rơi của bóng là chỉ điểm tiếp xúc của bóng trên mặt bàn bóng. Trong thi đấu nếu vận dụng tốt đường bóng, chủ động điều chỉnh hợp lý điểm rơi của bóng có thể tăng thêm độ khó buộc đối phương phải sang trái, sang phải, lên, xuống trước sau phá vỡ ý đồ chiến thuật của đối phương. CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN I. Kỹ thuật cầm vợt. 1. Tầm quan trọng của cầm vợt. Kỹ thuật cầm vợt là một trong những kỹ thuật nhập môn của VĐV bóng bàn. Kỹ thuật cầm vợt tốt có thể nâng cao tính linh hoạt của bàn tay, cánh tay và cổ tay tạo cơ sở tốt cho việc nâng cao kỹ thuật sau này. Ngược lại nếu kỹ thuật cầm vợt không tốt thì không chỉ ảnh hưởng tới linh hoạt của bàn tay, cổ tay mà còn làm cho động tác đánh bóng không chuẩn xác ảnh hưởng đến việc nâng cao kỹ thuật và dùng sức khi đánh bóng. Chính vì vậy những AE mới bắt đầu học đánh bóng bàn trước tiên phải học tốt kỹ thuật cầm vợt. 2. Phương pháp cầm vợt. Có 2 phương pháp cầm vợt chính đó là: Cầm vợt dọc và cầm vợt ngang. Cầm vợt dọc có ưu điểm là đầy chặn trái tay rất tốt, thuận tiện cho việc đẩy trái công phải, tấn công bóng trong bàn tương đối linh hoạt. Bởi vậy phần lớn mọi người chỉ sử dụng đánh bóng mặt thuận của vợt dọc. Cách cầm vợt này trong khi đánh bóng có thể thực hiện luân phiên giữa thuận tay và trái tay nhanh.Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của Trung Quốc và Nhật Bản. Cách cầm vợt ngang thích hợp công bóng hai mặt, cắt bóng, líp bóng vòng cung trái tay, phạm vi quán xuyến lớn. Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của châu Âu. 2.1. Cách cầm vợt dọc. Giống như khi ta cầm bút viết vậy, ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm kẹp chặt vơt, 3 ngón còn lạicong tự nhiên và ép sát vào mặt sau của vợt. * Cách cầm vợt dọc loại hình tấn công nhanh Làm cho chuôi vợt áp sát trên ngàm tay (nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, sát với bàn tay) cạnh phải của chuôi vợt áp sát vung đốt thứ 3 của ngón trỏ, đốt thứ nhất của ngón cái áp chặt vào vai trái của vợt, đốt thứ 2 của ngón trỏ áp chặt vào vai phải vợt. Khớp thứ nhất của ngón cái và đốt thứ nhất, thứ hai của ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm quặp ra phía trước của vợt. Khoảng cách giữa đầu ngón trỏ và ngón cái khoảng 1 -:- 2 cm. Ba ngón còn lại gập tự nhiên chồng lên nhau và chống giữ phía sau vợt bằng đốt thứ nhất và thứ hai của ngón giữa. Phương pháp caamf vợt này thích hợp cho lối đánh tấn công nhanh bằng vợt mút dán thuận, độ linh hoạt của cổ tay và ngón tay tốt hơn hẳn cách cầm vợt ngang. Khi tấn công thuận tay, ngón tay cái ấn vợt, ngón trỏ thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống giữ vợt phát lực. Khi đẩy chặn trái tay, ngón trỏ ấn vợt, ngón cái thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống vợt và phát lực * Cách cầm vợt dọc loại hình líp bóng. Làm cho chuôi vợt áp sát vào ngàm tay, đốt thứ nhất ngón cái và thứ hai ngón trỏ ép khóa vai vợt. Đốt thứ nhất ngón cái áp chặt cạnh trái chuôi vợt ở phía trước, ngón trỏ quặp chặt chuôi vợt và cùng với ngón cái trạo thành vòng tròn, 3 ngón còn lại hơi duỗi thẳng tự nhiên chồng lên nhau ở sau vợt do đốt thứ nhất của ngón giữa chống giữ sau vợt. Cầm vợt loại hình này thích hợp với lối đánh loại hình líp bóng mặt mút ngược, loại hình cầm vợt này dễ cố định, có thể làm cho cẳng tay, bàn tay, cổ tay với bóng tạo thành một đường thẳng, phát huy đầy đủ sức mạnh cổ tay và cẳng tay. Khi líp bóng thuận tay, ngón cái dùng sức ép vào vợt, ngón vô danh và ngón út phối hợp với ngón giữa chống giữ vợt. Khi đẩy chặn bóng, ngón cái thả lỏng, ngón trỏ dùng lực ép vào mặt vợt, ngón vô danh và ngón út cùng hỗ trợ ngón giữa dùng sức chống giữ vợt. * Cách cầm vợt dọc cắt bóng. Ngón cái cong áp sát bên trái chuôi vợt hơi dùng sức ấn xuống, 4 ngón còn lại hơi xòe ra và duỗi thẳng tự nhiên đỡ phía mặt sau của vợt. Cách cầm vợt này thích hợp dùng cho cắt bóng, phạm vi quán xuyến bóng thuận tay và trái tay đều tương đối rộng. Khi cắt bóng thuận tay, đưa vợt hơi nghiêng ra sau giảm thiểu lực lao trước của bóng đến, khi cắt bóng trái tay 4 ngón phía sau vợt hơi quặp lại, đầu tiên làm cho chuôi vợt chúc xuống dưới, sau đó vung vợt cắt bóng. Khi tấn công hoặc đẩy chặn bóng cần di chuyển ngón trỏ đến cạnh sau của chuôi vợt đổi thành phương pháp cầm vợt tấn công. 2.2. Cách cầm vợt ngang. Ngón cái cong tự nhiên áp sát chuôi vợt ở phía trước, ngón trỏ ở sau, 3 ngón còn lại cầm lấy chuôi vợt một cách tự nhiên. * Cách cầm vợt ngang loại hình cắt bóng tấn công. [...]... AE mới tập bóng bàn thì phương pháp cầm vợt cần ổn định, không nên thay đổi một cách quá dễ dàng cách cầm vợt để đảm bảo cho động tác đánh bóng ổn định - Cầm vợt không nên quá chặt hoặc quá lỏng , cầm quá chặt sẽ ảnh hưởng tới tính linh hoạt của cổ tay và ngón tay khi đánh bóng, quá lỏng sẽ ảnh hưởng tới sức mạnh đánh bóng và tỷ lệ bóng vào bàn suy giảm - Dựa vào sự yêu thích và đặc điểm kỹ thuật của... tấn công gần bàn nên chọn cầm vợt dọc, thích đánh líp bóng thuận, trái tay thì tốt nhất là chọn cách cầm vợt ngang… Tốt hơn hết nếu có điều kiện AE mới học chơi bóng bàn khi chọn và học cách cầm vợt nên có sự chỉ dẫn của HLV bóng bàn 4 Không thể coi nhẹ tác dụng của tay không cầm vợt Khi nghiên cứu về phương pháp cầm vợt thì không thể coi nhẹ tác dụng của tay không cầm vợt trong môn bóng bàn Tay không... loại hình líp bóng và tấn công nhanh Nếu so sánh với cách cầm vợt loại hình cắt bóng tấn công thì cách cầm vợt này tương đối ổn định Lưu ý là trong cách cầm vợt ngang lại có thể phân ra thành cầm sâu và cầm nông Người cầm vợt mà hổ khẩu tay nằm sát vai vợt là cầm sâu và ngược lại là cầm nông Ưu điểm của cầm nông là cổ tay và bàn tay linh hoạt, thuận lợi hơn cho xử lý bóng trong bàn (bóng ngắn), nghĩa là... ngắn), nghĩa là có thể dùng líp bóng, cũng có thể dùng phương pháp gõ vẩy ngắn để đánh trả Khi tấn công dễ bị đánh bóng thấp, kết hợp phải trái tương đối linh hoạt Khi cắt, gò bóng, phát bóng dễ đánh bóng xoáy biến đổi, đối phương khó mà phân biệt được Nhưng có nhược điểm là khi tấn công toàn bộ lực tập trung vào bàn tay nên có ảnh hưởng nhất định tới khả năng phát lực Khi cắt bóng mặt vợt không dễ dàng... cung của cắt bóng Ưu điểm của cách cách cầm vợt sâu là góc độ mặt vợt tương đối cố định, khi tấn công phát lực được tập trung nên có lợi cho việc tăng thêm sức mạnh đánh bóng, líp bóng cũng tương đối xoáy, cắt bóng cũng dễ khống chế và tạo được độ xoáy tương đối Nhược điểm là do cầm vợt chặt, cổ tay không linh hoạt Khi đối công tính linh hoạt phối hợp phải, trái hơi kém, xử lý bóng trong bàn tương đối... thuận lợi cho ép giữ vợt và phát lực Khi tấn công bóng trái tay và tạt nhanh, ngón cái có thể di chuyển lên trên 1 chút, như vậy sẽ có lợi cho ép vợt và phát lực Khi cắt bóng thuận trái tay, vị trí của các ngón tay về cơ bản không thay đổi * Cách cầm vợt ngang loại hình tấn công ( ập, vụt) Ngón cái duỗi chếch tự nhiên áp sát mặt vợt, ngón trỏ duỗi chếch tự nhiên áp sát phía sau vợt, dùng đốt thứ nhất... cách đánh loại hình kết hợp cắt bóng với tấn công Cách cầm vợt đơn giản, mặc dù so với cách cầm vợt dọc thì tính linh hoạt của bàn tay, ngón tay, cổ tay tuy có bị hạn chế nhất định nhưng dễ phát huy tác dụng xoay ngoài và xoay trong của cánh tay và cổ tay Khi tấn công bóng thuận tay, ngón trỏ có thể hơi di động lên trên tạo thuận lợi cho ép giữ vợt và phát lực Khi tấn công bóng trái tay và tạt nhanh, ngón . từ số 12 đến số 1 gọi là phần trên bóng, từ số 1 đến số 2 gọi là phần trên giữa bóng, số 3 là giữa bóng, số 4 đến số 5 giữa dưới bóng và số 6 là phần dưới bóng. IX. Các thao tác kỹ thuật trong. đồ chiến thuật của đối phương. CHƯƠNG 3. KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA MÔN BÓNG BÀN I. Kỹ thuật cầm vợt. 1. Tầm quan trọng của cầm vợt. Kỹ thuật cầm vợt là một trong những kỹ thuật nhập. bàn, lưới chia bàn bóng bàn thành 2 nửa bằng nhau. IV. Vợt bóng bàn Vợt bóng bàn gồm có 2 phần: - Phần cốt vợt: thường được làm bằng gỗ hoặcbằng các chất liệu tổng hợp (ví dụ như cốt

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN