Bệnh Quai bị doc

8 177 0
Bệnh Quai bị doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh Quai bị Trong số các căn bệnh được báo chí trong nứơc cảnh báo có nguy cơ bùng phát thành dịch hiện nay có bệnh quai bị, với số trẻ em nhập viện đang gia tăng nhanh chóng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có khả năng gây ra nhiều biến chứng tai hại, nhưng điều đáng mừng là đã có phương cách điều trị và phòng ngừa hữu hiệu, nếu chúng ta quan tâm đúng mức. Các biện pháp đó là gì? Bác sĩ Quang Đi, chuyên khoa ký sinh trùng, hiện đang hành nghề trong nứơc, sẽ trình bày cùng quý vị. Trà Mi : Trước tiên xin Bác Sĩ cho biết một định nghĩa khái quát về căn bệnh này để quý thính giả được hiểu rõ hơn bệnh quai bị là gì ạ. Bác sĩ Quang Đi : Bệnh quai bị là do một virus có tên là Paramyxovirus gây nên viêm các tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, và tuyến nước bọt. Bệnh lây trực tiếp từ những giọt nước từ người bệnh bắn ra, hoặc lây trực tiếp qua đồ vật dụng dùng chung trong gia đình. Bệnh này trước năm 1967 là phát triển rất là nhiều, gây thành nạn dịch, nhưng từ sau 1967 có vaccin phòng ngừa nên nó hạn chế. Trà Mi : Những yếu tố nguy cơ của căn bệnh quai bị là gì và các đường lây lan chủ yếu của bệnh ạ? Bác sĩ Quang Đi : Các yếu tố nguy cơ, tức là bệnh có thể lây qua mọi lứa tuổi nghĩa là người đó tiếp xúc với người bệnh trực tiếp hoặc lây qua những vật dụng của người bệnh sử dụng trước đó. Bệnh này xảy ra mọi mùa trong năm, nhưng mà nhiều nhất là Mùa Hè nhiều hơn. Lây trực tiếp qua những giọt nước bọt của người bệnh. Trà Mi : Bác Sĩ nói là bệnh này thì thường nhiều nhứt là vào Mùa Hè, nhưng mà gần đây báo chí trong nước vừa lên tiếng cảnh báo ở Sài Gòn đang có dịch thuỷ đậu với bệnh quai bị, thì cái này có nguyên nhân là có do vì không khí hay là môi trường ăn uống như thế nào? Bác sĩ Quang Đi : Đúng rồi. Thì môi trường không khí, ăn uống là một trong những nguyên nhân dễ lây lan bệnh. Trà Mi : Xin đựoc hỏi thăm về những triệu chứng giúp nhận biết bệnh quai bị nh ư thế nào? Bác sĩ Quang Đi : Thời gian ủ bệnh, tức là người bình thường khi mà tiếp xúc với người bệnh thì nó ủ bệnh từ 14 đến 18 ngày. Lúc đó chưa có triệu chứng gì hết. Sau đó khoảng 3 ngày sau là những triệu chứng có thể lây cho những người khác, trong thời gian đó nó có những biểu hiện là sốt , nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, th ì lúc đó mình khó phân biệt với các bệnh lý khác, có thể là nhiễm siêu vi, hoặc là cảm cúm, hoặc là quai bị, hoặc là nhiễm siêu vi khác. Lúc đó tuyến nước bọt chưa sưng cho nên mình không phân biệt được. Bệnh quai bị là do một virus có tên là Paramyxovirus gây nên viêm các tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, và tuyến nước bọt. Bệnh lây trực tiếp từ những giọt nước từ người bệnh bắn ra, hoặc lây trực tiếp qua đồ vật dụng dùng chung trong gia đình. Bệnh này trước năm 1967 là phát triển rất là nhiều, gây thành nạn dịch, nhưng từ sau 1967 có vaccin phòng ngừa nên nó hạn chế. Nhưng đó là thời điểm 3 ngày đầu, thời điểm rất là gây bệnh. Sau 3 ngày đầu thì bắt đầu có triệu chứng là sưng tuyến mang tai. Lúc đó hai bên tai hoặc là một bên tai bắt đầu sưng đỏ lên và bệnh nhân nuốt thấy đau, thấy vướng hay nuốt khó, nhai đau. Đó là những dấu hiệu gợi ý cho mình là bệnh quai bị. Trà Mi : Như Bác Sĩ đã nói là nguyên nhân bệnh quai bị là do virus và đường lây truyền là do tiếp xúc với người đã có mầm bệnh, phải không ạ? Bác sĩ Quang Đi : Bệnh quai bị có thể lây qua đường trực tiếp, ví dụ như mình hít trực tiếp nước bọt của người bệnh, hoặc là những vật dụng của người bệnh mà mình xài chung thì rất là dễ bị. Trà Mi : Ngoài ra có nguy cơ là có virus đó trong môi trường không khí mà mình nhiễm phải, hít phải và bị không ạ? Bác sĩ Quang Đi : Nói chung là virus trong môi trường có thể bị chết bởi những tia nắng, những tia cực tím. Nhưng môi trường ẩm thấp hoặc là không đựoc trong sạch thì vi trùng rất dễ phát triển lắm. Nếu có người bệnh ở trong vùng đó thì rất dễ bị lây lan. Trà Mi : Hồi nãy Bác Sĩ có trình bày về những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh, nhưng mà thưa Bác Sĩ là nếu như bệnh quai bị mà không đựoc điều trị kịp thời do chủ quan thì có thể gây ra những biến chứng tai hại như thế nào ạ? Bác sĩ Quang Đi : Hiện tạị có những biến chứng như là viêm màng não, viêm não. Ở nam thì nó viêm tinh hoàn, ở nữ thì viêm buồng trứng. Biến chứng chung là viêm tủy hay có thể gây điếc. Bệnh nhân có thai mà trong 3 tháng đầu thì có thể sẩy thai tự nhiên. Còn nói chung thì những biến chứng này đa số tỷ lệ thấp thôi, tỷ lệ dưới 5%. Trà Mi : Trong những đối tượng mà Bcá Sĩ vừa nhắc tới thì đối tượng nào dễ bị mắc bệnh quai bị nhất ạ? Lứa tuổi nào chẳng hạn? Bác s ĩ Quang Đi : Theo như trước đây thì đa số là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, đó là những tuổi thường mắc bệnh nhất. Trà Mi : Bệnh quai bị chúng tôi được biết là đã có vaccin để khống chế và có thể ngừa bệnh đựơc, tại sao ở Việt Nam đến năm 2008 rồi mà còn có dấu hiệu phát sinh dịch quai bị ở Sài Gòn? Bác sĩ Quang Đi : Tại vì chủng ngừa vaccin quai bị không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Thí dụ trong chương trình mở rộng của cả nước là bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, sởi. Còn quai bị là cái nhu cầu của mình để ngừa bệnh cho nên giả sử một người nào bệnh trong gia đình thì dễ lây lan sang những người khác. Còn nếu những người khác mà được chủng ngừa từ nhỏ hoặc chủng ngừa lúc lớn thì khả năng bệnh rất là thấp, hoặc là không bị hoặc bị rất là nhẹ. Cho nên việc chủng ngừa nó tuỳ thuộc vào mỗi gia đình, mỗi người. Còn cả nước chủ yếu là tiêm chủng mở rộng. Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, như vậy lứa tuổi nào thì đựoc khuyến khích nên tiêm ngừa vaccin quai bị? Bác sĩ Quang Đi : Ngừa quai bị thì nên tiêm ngừa vaccin lúc 1 tuổi, sau 4 năm thì chích ngừa một lần nữa. Như vậy đảm bảo suốt đời không bị bệnh quai bị, hoặc nếu có thì rất là nhẹ. Còn khi đã lớn rồi mà lúc nhỏ chưa bị bệnh quai bị mà bây giờ muốn chủng ngừa thì chỉ cần chủng ngừa một mũi là đủ rồi. Trà Mi : Còn những đối tượng nào không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vaccin, thưa Bác Sĩ. Bác sĩ Quang Đi : Ví dụ như mình đang bị bệnh quai bị thì hiện tại mình phải chữa bệnh cho xong thì đa số những trường hợp này không cần phải chích ngừa nữa tại vì nó đựoc miễn dịch suốt đời. Những người bị bệnh rồi là miễn dịch suốt đời. Cho nên những lần sau khó bị bệnh quai bị hoặc nếu có thì rất nhẹ. Còn những người khác nếu muốn tránh bệnh quai bị thì nên chích ngừa từ nhỏ, lúc còn là trẻ em để ngừa bệnh sau này. Còn người lớn thì chỉ cần chích một mũi là đủ rồi. Đa số là chủng ngừa hết, còn những người hiện tại như bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS) hoặc bệnh lý ung thư thì khoan chủng ngừa đã. Trà Mi : Chủng ngừa là chủng ngừa trứoc để phòng bệnh chứ khi đã có dấu hiệu bắt đầu bệnh rồi thì thuốc không còn tác dụng gì nữa phải không ạ? Bác sĩ Quang Đi : Đúng rồi. Giả sử mình bị cảm chẳng hạn, mình không biết là quai bị, lúc đó mình chích ngừa thì khi quai bị bộc phát nó không có tác dụng điều trị hoặc chữa bệnh lúc đó mà chỉ phòng ngừa sau này thôi. Trà Mi : Cũng xin Bác Sĩ cho biết những phản ứng phụ của vaccin ngừa quai bị, nếu có, và những khuyến cáo từ giới chuyên môn khi sử dụng vaccin này. Cần sợ nhất những biến chứng viêm não, màng não. Biến chứng đó nếu phát hiện sớm thì điều trị tại bệnh viện tốt hơn. Nhiều khi bệnh nhân nhức đầu, đau đầu, ói mửa nhiều, sốt mà điều trị không thuyên giảm thì phải nhập viện ngay. Bác sĩ Quang Đi : Các phản ứng phụ rất là ít, hầu như chưa có hiện tượng sốc phản vệ hoặc có vấn đề gây tử vong sau khi chích ngừa hoặc những vấn đề nào khác. Chỉ có triệu chứng đau tại chỗ, triệu chứng sốt nhẹ thoáng qua thôi, không có gì đáng kể cho những người chích ngừa. Trà Mi : Như vậy thì giới chuyên môn có khuyến cáo gì đối với nhũng bệnh nhân muốn tiêm ngừa vaccin bệnh quai bị hay không? Bác sĩ Quang Đi : Để phòng ngừa bệnh, ngư ời ta khuyến cáo tất cả bệnh nhân đều nên chích ngừa, trừ trường hợp bị bệnh suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS), bệnh ác tính toàn thân (Leucémie, lymphoma), xạ trị chống ung thư, phụ nữ mang thai. Trà Mi : Hồi nãy có hỏi thăm Bác Sĩ là những biến chứng tai hại của bệnh thì cũng xin đựoc hỏi thăm về các phương pháp điều trị bệnh quai bị hiện nay. Bác sĩ Quang Đi : Điều trị bệnh quai bị chủ yếu là giảm đau, dùng kháng viêm corticoide trong những ngày đầu. Đa số dùng từ 5 đến 7 ngày là bệnh nhân 95% là hoàn toàn hồi phục. Trà Mi : Dùng thuốc uống hay là thuốc tiêm, thưa Bác Sĩ? Bác sĩ Quang Đi : Dùng thuốc uống thôi. Thường thường bệnh nhân phải nghỉ ngơi là chính, không nên hoạt động nặng hoặc đi lại nhiều. Còn khi gặp trường hợp biến chứng thì tuỳ theo biến chứng mà điều trị thêm. Trà Mi : Bệnh quai bị có thể được chữa trị dứt điểm hay không? Có nguy cơ tái phát hay không, thưa Bác Sĩ? Bác sĩ Quang Đi : Bệnh quai bị thì đa số không tái phát, 95% là điều trị thành công. Việc phẫu thuật cận thị nếu mình muốn phẫu thuật thì mục tiêu của mình là như thế nào, bởi vì phương pháp điều trị cận thị hiện nay có hai phưong pháp cơ bản, tức là đeo kiếng, mà đeo kiếng thì đeo kiếng gọng và contact lens, và thứ hai là phẫu thuật. Thế thì bây giờ nếu như vì lý do gì đó mà không muốn đeo kiếng, vì đeo kiếng xấu quá chẳng hạn thì mình mới nên phẫu thuật. Trà Mi : Thời gian điều trị trung bình kéo dài trong bao lâu? Bác sĩ Quang Đi : Trung bình từ 5 đến 7 ngày. Trà Mi : Tức là đây không phải là loại bệnh nặng nề, nhưng nếu để trễ quá thì có thể gây ra những biến chứng tai hại, phải không ạ? Bác sĩ Quang Đi : Đúng rồi. Nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng thì nó có thể gây ra biến chứng, mà sợ nhất là những biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng mà sau này có thể gây vô sinh, nhưng mà khả năng rất là thấp. Trà Mi : Thưa, trong thời gian điều trị thì bệnh nhân có những điều gì đặc biệt l ưu ý? Bác sĩ Quang Đi : Cần sợ nhất những biến chứng viêm não, màng não. Biến chứng đó nếu phát hiện sớm thì điều trị tại bệnh viện tốt hơn. Nhiều khi bệnh nhân nhức đầu, đau đầu, ói mửa nhiều, sốt mà điều trị không thuyên giảm thì phải nhập viện ngay. Trà Mi : Thưa, bệnh này là một căn bệnh do virus truyền nhiễm thì cũng xin Bác Sĩ một vài lời khuyên như về cách cách ly người bệnh, biện pháp ngăn ngừa cần lưu ý những gì ạ? Bác sĩ Quang Đi : Nếu trong gia đình có người bệnh mà bệnh đã bùng phát lên r ồi thì nên cách ly bệnh nhân ít nhất là 10 ngày trở lên. Trong 10 ngày đó không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và không được dùng chung những đồ dùng cá nhân. Nếu con em bị bệnh thì không nên cho con em đi học trong thời điểm bệnh bùng phát ít nhất là 10 ngày. Trà Mi : Thưa Bác Sĩ nói là cấm tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng mà đối với những người phải chăm sóc người bệnh thì họ cần phải lưu ý những gì để tự phòng bệnh cho chính mình? Bác sĩ Quang Đi : Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì nên mang găng tay, mang khẩu trang. Trong thời gian bệnh thì không nên ăn chung, không nên tiếp xúc với những người xung quanh. Những vật dụng trong nhà không nên dùng chung. Trà Mi : Và cuối cùng cũng xin Bác Sĩ một vài lời khuyên từ giới chuyên môn. Người dân cần lưu ý những gì để đề phòng căn bệnh này ạ? Bác sĩ Quang Đi : Thứ nhất là phải tiêm chủng vaccin cho trẻ em từ nhỏ. Nếu trong đợt dịch thì nên chích ngừa vaccin, Thứ ba nữa là nếu có người nhà bệnh thì nên cách ly bệnh nhân ít nhất là trong vòng 10 ngày. Và thứ tư nữa là trong gia đình mà có bị thì nên dùng riêng tất cả những vật dụng cá nhân để tránh lây lan. Và nếu trong gia đình có con cái mà bị thì không nên cho con đi học trong thời gian 10 ngày. . là bệnh quai bị. Trà Mi : Như Bác Sĩ đã nói là nguyên nhân bệnh quai bị là do virus và đường lây truyền là do tiếp xúc với người đã có mầm bệnh, phải không ạ? Bác sĩ Quang Đi : Bệnh quai bị. tiêm ngừa vaccin quai bị? Bác sĩ Quang Đi : Ngừa quai bị thì nên tiêm ngừa vaccin lúc 1 tuổi, sau 4 năm thì chích ngừa một lần nữa. Như vậy đảm bảo suốt đời không bị bệnh quai bị, hoặc nếu có. Cho nên những lần sau khó bị bệnh quai bị hoặc nếu có thì rất nhẹ. Còn những người khác nếu muốn tránh bệnh quai bị thì nên chích ngừa từ nhỏ, lúc còn là trẻ em để ngừa bệnh sau này. Còn người

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan