Khàn tiếng - dấu hiệu của nhiều loại bệnh Nếu hiện tượng trên kéo dài quá 3 tuần, bạn đã bị viêm thanh quản mạn tính. Bệnh xuất hiện khi thanh quản bị kích thích lâu dài do phải nói, hát quá nhiều, do nghiện rượu, thuốc lá hoặc sống ở môi trường có khí độc (khói nhà máy, bếp than). Các bệnh lâu ngày ở thanh quản (lao, giang mai) cũng có thể gây viêm mạn tính ở cơ quan này. Tiếng nói của con người được tạo ra bởi 2 dây thanh (thanh đới) nằm trong thanh quản. Bình thường, ở tư thế hô hấp, 2 dây thanh giãn ra. Khi phát âm, chúng khép sát với nhau ở đường giữa; mép của chúng rung lên dưới áp lực của luồng không khí thở ra, phát sinh tiếng nói. Hai dây thanh chấn động đồng nhất (rung cùng một tần số) là điều kiện để có tiếng nói trong trẻo. Khi đang nói, nếu có chút đờm bám vào một dây thanh, tiếng sẽ bị rè (do dây thanh này rung với tần số và biên độ khác với bên kia). Nếu ta đằng hắng, đờm sẽ bật ra, tiếng nói sẽ trở lại trong trẻo. Khi bị khàn tiếng, nên nghĩ đến các bệnh lý sau: - Viêm thanh quản cấp: Hai dây thanh bị sưng, phù nề khiến các mép của chúng không còn khả năng linh hoạt để rung nữa, gây ra khàn tiếng, thậm chí mất tiếng trong vài ba ngày. Sau đó, nếu hai dây thanh phục hồi đồng đều, hiện tượng khàn tiếng đỡ dần; nếu không đồng đều, sẽ xuất hiện rè tiếng. - Hạt dây thanh: Hay gặp ở ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, báo cáo viên , biểu hiện là khàn tiếng kéo dài mà sức khỏe vẫn bình thường. Nguyên nhân là phải gắng sức hát hoặc nói trong khi chứng viêm thanh quản cấp chưa hồi phục, khiến các sợi cơ trong dây thanh đứt; dịch tiết ra để hàn gắn sẽ tích tụ lại thành một hạt nhỏ ở mép dây thanh (có thể một bên hoặc cả hai bên). Hạt dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung thanh, gây rè tiếng. Nó lại không cho 2 mép của các dây thanh khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn, làm cho một lượng lớn hơi bị thoát mất, rất chóng mệt. - Ung thư dây thanh: Thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá lâu năm. Loại ung thư này tiến triển tiềm tàng; dấu hiệu sớm nhất để chẩn đoán chính là khàn tiếng kéo dài. - Liệt một bên dây thanh: Thường liên quan đến một chấn thương cụ thể, như sau phẫu thuật tuyến giáp. Tóm lại, nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại vì đó chỉ là biểu hiện viêm thanh quản cấp. Chỉ cần dùng các thuốc chống cảm cúm thông thường, tăng thể lực, nghỉ ngơi và đặc biệt là kiêng nói, bệnh chắc chắn sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần lễ. Còn nếu khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần lễ thì có thể nguy hiểm; cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện nguyên nhân. . Khàn tiếng - dấu hiệu của nhiều loại bệnh Nếu hiện tượng trên kéo dài quá 3 tuần, bạn đã bị viêm thanh quản mạn tính. Bệnh xuất hiện khi thanh quản bị. đều, hiện tượng khàn tiếng đỡ dần; nếu không đồng đều, sẽ xuất hiện rè tiếng. - Hạt dây thanh: Hay gặp ở ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, báo cáo viên , biểu hiện là khàn tiếng kéo dài mà. tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá lâu năm. Loại ung thư này tiến triển tiềm tàng; dấu hiệu sớm nhất để chẩn đoán chính là khàn tiếng kéo dài. - Liệt một bên dây thanh: Thường liên quan đến