1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử thế giới cận đại -p2-chương 3-6 docx

8 419 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 224,29 KB

Nội dung

Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 46 quý báu cho cách mạng Trung Quốc trong đó giai cấp công nhân Trung Quốc sẽ nắm lấy sứ mệnh lịch sử của dân tộc CHƯƠNG III ẤN ĐỘ 1. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY XÂM NHẬP ẤN ĐỘ 1.1. ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN ĐẦU BỊ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN XÂM NHẬP Trong phát kiến địa lý, từ thế kỷ XVI, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã đến Ấn Độ. Bồ Đào Nha chiếm một số vị trí ở vùng bờ biển phía Nam như Goa, Cancutta, Calicut. Đến nửa sau thế kỷ XVII, Hà Lan cũng chiếm được một số căn cứ ở vùng bờ biển phía Tây. Thực dân Pháp, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Áo – Hung, … cũng tới Ấn Độ vào giữa thế kỷ XVII và lập ra các thương điếm ở đây. Thực dân Anh cũng tới Bắc Ấn và sau đó xây dựng căn cứ ở Bom Bay. Trong thế kỷ XVIII, các nước tư bản phương Tây mâu thuẫn và tranh giành quyền lợi ở Ấn Độ, nổi bật nhất là cuộc cạnh tranh giữaAnh và Pháp nhưng ưu thế dần thuộc Anh. 1.2. SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN ANH Từ thế kỷ XVIII, từ các căn cứ đã lập ra trên đất Ấn Độ, tư bản Anh bắt đầu bành trướng mở rộng đất đai ra toàn Ấn Độ. Nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Ấn Độ đã nổ ra. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến của nhân dân vùng Bengan vào 1757. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh do Công ty Đông Ấn Anh tiến hành. Đến năm 1796, về cơ bản thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và xây dựng một hệ thống chính quyền thuộc địa ở Ấn Độ. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục diễn ra nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Đến năm 1849, về cơ bản Anh đã hoàn thành việc xâm lược toàn bộ đất đai Ấn Độ. Thực dân Anh đã tiến hành áp đặt một chính sách cai trị Ấn Độ thông qua Công ty Đông Ấn Anh. Giai cấp quý tộc phong kiến Ấn Độ vẫn còn được duy trì một số quyền lợi nhưng chỉ là công cụ của thực dân Anh. Đứng đầu bộ máy cai trị thường là các viên tướng võ người Anh, bên dưới là những tên trưởng khu nắm quyền hành chính, thu thuế và tư pháp. Để xây dựng cơ sở xã hội cho sự thống trị lâu dài, thực dân Anh áp dụng chế độ Daminđa và Raiôtvavi nhằm tạo ra một bộ phận giai cấp địa chủ mới có quyền lợi gắn chặt với tư bản Anh. Đồng thời thực dân Anh đã mở các đồn điền rộng lớn trồng các loại cây công nghiệp như thuốc phiện, cà phê, thuốc lá, chàm, …và chăn nuôi. Về công thương nghiệp, thực dân Anh thi hành chính sách thuế quan không bình đẳng, hàng hoá của Anh vào Ấn Độ chịu mức thuế chỉ khoảng 2% trong khi hàng hoá Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 47 của Ấn Độ vào Anh có khi tới 30%. Ấn Độ trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Thực dân Anh cũng xây dựng một số cơ sở hạ tầng như hải cảng, đường sắt đường bộ, … để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ. Về văn hoá giáo dục, Thực dân Anh thi hành chính sách ngu dân, thủ tiêu những giá trị văn hoá truyền thống của Ấn Độ. Tuy nhiên, dưới sự tích cực của các nhà hoạt động văn hoá dân tộc trong đó có Ram Môhan Rôi (1772 – 1883), nền văn hoá dân tộc Ấn Độ vẫn giữ được bản sắc và tiếp nhận những yếu tố văn hoá mới một cách tích cực. Sau hơn hai thế kỷ cai trị, thực dân Anh đã biến Ấn Độ thành một thuộc địa rộng lớn, phá huỷ những yếu tố truyền thống của xã hội Ấn Độ như kinh tế, xã hội, văn hoá và cấy lên những mầm mống của xã hội phương Tây. 2. CUỘC KHỞI NGHĨA DÂN TỘC ẤN ĐỘ (1857 - 1859) 2.1. TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh đã xây dựng xong hệ thống chính quyền thống trị ở Ấn Độ. Hệ quả tất yếu là tạo ra sự mâu thuẫn dân tộc và giai cấp làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc của Ấn Độ. - Về giai cấp nông dân, thực dân Anh rào đất, cướp đất của nông dân lập đồn điền, xây dựng đường giao thông, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thị trường, nhất là việc xuất khẩu lúa gạo từ thị trường Ấn Độ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho tư bản Anh làm cho đời sống của họ ngày càng cực khổ. Nạn mất mùa do hệ thống thuỷ lợi bị điêu tàn, thuế má nặng nề, nạn đói sảy ra hết sức trầm trọng. Cuộc đấu tranh của nông dân đã diễn ra mạnh mẽ, liên tục: 1831 khởi nghĩa nông dân ở Đông Ấn, 1855 khởi nghĩa ở Bengan, … - Thợ thủ công và thương nhân, là lực lượng có truyền thống kinh doanh buôn bán các loại hàng hoá của Ấn Độ như đồ gốm, vải vóc, … Hàng hoá của Anh tràn vào Ấn Độ đã phá vỡ nền kinh tế hàng hoá trong nước. Trong vòng 20 năm từ 1824 đến 1844, hàng hoá của Anh nhập vào Ấn Độ tăng lên 52 lần. Hàng loạt thợ thủ công và thương nhân của Ấn Độ đã bị phá sản không lối thoát. Họ nổi dậy chống lại chính quyền cai trị Anh. - Lính Ấn được thực dân Anh xây dựng làm công cụ cho sự xâm lược của Anh ở An Độ và các vùng xung quanh. Đây là lực lượng được trang bị khá hiện đại, có hàng trăm trung đoàn là sự tập hợp từ nhiều đẳng cấp, tôn giáo nhưng đại đa số lại là nông dân và có quan hệ với thợ thủ công và thương nhân. Họ bị phân biệt đối sử và mâu thuẫn gay gắt với sĩ quan Anh. Họ sẽ là lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa dân tộc. - Lãnh chúa phong kiến Ấn Độ, mặc dù được thực dân Anh ban bố một số quyền lợi về chính trị nhưng lại bị chèn ép về kinh tế và cạnh tranh về chính trị. Trong quá trình khai thác thuộc địa Ấn Độ, thực dân Anh đã xây dựng các cong đường giao thông nối liền các trung tâm công nghiệp đã xâm phạm trực tiếp vào ruộng đất của lãnh chúa phong kiến. Họ bị đảy vào con đường chống lại thực dân Anh. - Các tầng lớp khác, trí thức Ấn Độ được thực dân Anh tạo ra nhằm biến họ thành công cụ thống trị mang lối sống Anh, nhưng họ lại rất nhạy cảm thấy được sự nhục nhã của người dân mất nước đã quay lại chống Anh. Lực lượng tôn giáo bị xúc phạm nên họ cũng nổi dậy chống Anh Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 48 Như vậy mọi giai tầng trong xã hội Ấn Độ đều mâu thuẫn với thực dân Anh tạo nên một mâu thuẫn dân tộc và cuộc khởi nghĩa dân tộc Ấn Độ tất yếu sẽ nổ ra. 2.2. QUÁ TRÌNH CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA Cuộc khởi nghĩa dân tộc Ấn Độ diễn ra theo ba giai đoạn. Giai đoạn 1: Ngày 10/5/1857, ba trung đoàn lính Ấn ở Mirut đã nổi dậy giết sĩ quan Anh và làm chủ thành phố. Nhân dân đã tích cực hưởng ứng kéo về giải phóng Đêli. Quân khởi nghĩa đã tôn vương công Bahađua làm quốc vương của Ấn Độ. Hưởng ứng lời kêu gọi của quốc vương và uỷ ban khởi nghĩa, phong trào khởi nghĩa bùng nổ ở khắp Ấn Độ và làm chủ các thành phố lớn như: Aliga, Lăcnao, Canpua, Alababat, … Chỉ trong vòng một tháng, chính quyền Anh ở khắp mọi nơi bị tan rã, chính quyền của giai cấp địa chủ phong kiến Ấn Độ đã được lập lên. Giai đoạn 2: Từ tháng 6/1857, thực dân Anh tập trung quân vầy hãm Đêli, quân Anh với khoảng 8 nghìn tên và 50 khẩu đại bác đã tiến hành bao vây và tiến công Đêli suốt ba tháng trời. Trong khí đó, một số lãnh chúa giao động bị Anh mua chuộc làm cho lực lượng khởi nghĩa bị suy yếu. Ngày 19/9/1857, Đêli bị thất thủ, quốc vương Balađu bị bắt và đày sang Miama. Tiếp sau đó Canpua cũng thất thủ. Giai đoạn 3: Là giai đoạn cầm cự và đi đến thất bại của cuộc khởi nghĩa. Từ tháng 11/1857, quân Anh bắt đầu tiến công và chiếm được Lắcnao, cuộc chiến tranh du kích bắt đầu, chủ yếu diễn ra ở miền Trung Ấn. Các thủ lĩnh của liên quân như Nan Xahip, Băctơ, Tanchia Tôpi, Lăcsmi Bai, … đã lãnh đạo nghĩa quân chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đến cuối năm 1959, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn bị thất bại 2.3. TÍNH CHẤT, NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ - Tính chất: Đây là một cuộc khởi nghĩa dân tộc vì nó đã quy tụ được mọi giai tầng trong xã hội chống lại ách thống trị của thực dân Anh. Đồng thời nó mang tính tôn giáo sâu sắc, phản ánh mâu thuẫn về mặt tôn giáo trong xã hội thuộc địa Ấn Độ. Cuộc khởi nghĩa do giai cấp lãnh chúa phong kiến lãnh đạo phản ánh tính lịch sử của Ấn Độ lúc bấy giờ. Sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân thể hiện tính quần chúng mạnh mẽ. - Nguyên nhân thất bại: Cuộc khởi nghĩa do giai cấp lãnh chúa phong kiến lãnh đạo có tác dụng quy tụ lực lượng, nhưng do thái độ thoả hiệp của họ, tình trạng phân tán dời dạc thiếu thống nhất, so sánh tương quan lực lượng, vũ khí, … làm cho cuộc khởi nghĩa thất bại. Mặt khác cuộc khởi nổ rtrong lúc chủ nghĩa tư bản đang trên đường phát triển và chế độ phong kiến đã khủng khoảng suy tàn cũng là một nguyên nhân mang tính thời đại làm cho nó thất bại. - Ý nghĩa lịch sử: Đây là sự quật khởi của dân tộc Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. Nó kết thúc một giai đoạn cũ và mở đầu một giai đoạn đấu tranh mới do giai cấp mới lãnh đạo. Mặc dù thất bại nhưng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào dân tộc của nhân dân các nước phương Đông chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 49 3. PHONG TRÀO DÂN TỘC ẤN ĐỘ TƯ SẢN 3.1. NỀN THỐNG TRỊ CỦA ANH Trước cuộc khởi nghĩa dân tộc Ấn Độ, ngày 1/11/1858, chính phủ Anh đã ra săc lệnh giải tán hoàn toàn công ty Đông Ấn Anh và lập ra một chính phủ thuộc địa Ấn Độ. Tức là đặt Ấn Độ dưới sự cai trị trực tiếp của chính phủ Anh. Đứng đầu chính phủ Anh ở Ấn Độ là một phó vương và một hội đồng gồm 5 uỷ viên làm bộ trưởng. Chính phủ Anh cũng ban bố một số quyền lợi cho lãnh chúa phong kiến Ấn Độ nhưng có sự giám sát chặt chẽ của người anh, tăng cường tỷ lệ lính Anh trong quân đội. Năm 1877, nghị viện Anh đã tôn Nữ hoàng Victoria làm Nữ hoàng Ấn Độ. Song song với chính sách đó, thực dân Anh ban bố hàng loạt các chính sách khác nhằm hợp pháp hoá chế độ đẳng cấp và các tàn dư phong kiến để dễ bề cai trị Ấn Độ. Tư bản Anh tiến hành đầu tư tư bản một cách triệt để. Năm 1891, Anh đã xây dựng được 27 ngàn km đường sắt và nhiều cơ sở kinh tế khác trong mọi lĩnh vực. Chính sách khai thác thuộc điạ của Anh đã làm cho đời sống của nhân dân Ấn Độ vô cùng cực khổ, trong thế kỷ XIX, đã có gần 30 triệu người bị chết đói, nạn đói năm 1919, đã cướp đi 15 triệu sinh mạng. Đồng thời đã hình thành tầng lớp tư sản nhất là tư sản thương nghiệp và đồn điền, họ sẽ nắm lấy ngọn cờ dân tộc. 3.2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Phong trào nông dân: Nổi bật là phong trào Namhari (những người cở vũ bởi tên tuổi thượng đế) ở Penjap do Ram Xinh lãnh đạo từ năm 1872. Mặc dù còn mang màu sắc tôn giáo nhưng phong trào đã thu được những thắng lợi lớn ở Bắc Ấn. Các phong trào đòi đất của nông dân cũng bùng nổ khắp nơi làm cho chính quyền anh lo sợ. Đầu thế kỷ XX, phong trào nông dân tập trung với khẩu hiệu “Xvađêxi” và “Xvaratji”. Phong trào công nhân: Cùng với chính sách đầu tư khai thác thuộc địa của Anh, giai cấp công nhân Ấn Độ ra đời và không được phát triển. Họ sống tập trung ở các khu công nghiệp lớn như Bombay, Mađrat, Cancutta, … Cuối thế kỷ XIX, có khoảng hơn nửa triệu người, đầu thế kỷ XX lên tới gần 3 triệu người, họ phải làm việc từ 12 – 14 giờ. Nhiều cuộc bãi công và biểu tình của công nhân đã diễn ra, từ năm 1882 đến năm 1890 có khoảng 25 cuộc bãi công nhưng đều mang tính tự phát. Năm 1908, những cuộc đấu tranh của công nhân đã tạo thành một cao trào khắp cả nước đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào tư sản: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản Ấn Độ đã trưởng thành và có tiếng nói của riêng mình. Tầng lớp tư sản trí thức, tiểu chủ, chủ công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với địa chủ phong kiến và nông dân lao động. Mặt khác họ muốn thoát khỏi sự ràng buộc với tư sản Anh và xây dựng một nước Ấn Độ độc lập và phồn vinh. Phong trào dân tộc tư sản Ấn Độ thường do giới trí thức lãnh đạo. Năm 1885, Đảng Quốc đại (Đại hội Quốc dân) được thành lập ở Bombay dưới sự giúp đỡ của Anh. Ban lãnh đạo Đảng là sự tập hợp trí thức cao cấp đại tư sản công nghiệp chủ trương cải lương tư sản giành độc lập cho dân tộc Ấn Độ. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện phái dân chủ do Tilăc đứng đầu chủ trương đấu tranh cách mạng phản đối ôn hoà. Tháng 6/1908, Tilăc bị thực dân Anh bắt giam và kết án 6 năm tù khổ sai. Sự kiện này đã làm dấy lên một cao trào cách mạng trong toàn Ấn Độ. Tuy nhiên, phong trào cũng dần lắng xuống và đi đến thất bại. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 50 Nguyên nhân thất bại: Các phong trào dân tộc Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đề ra nhứng mục tiêu rõ ràng nhưng do sự chi phối của tư tưởng cải lương tư sản nên đã bị thất bại. CHƯƠNG V MỸ LA TINH 1. MỸ LA TINH ĐẦU THỜI KỲ CẬN ĐẠI 1.1. VỀ ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ Mỹ La Tinh là tên gọi chỉ vùng đất từ Mêhicô tới cực Nam của châu Mỹ với chiều dài 12000 km, diện tích khoảng 21 triệu km 2 , nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, cây cối tươi tốt, tài nguyên phong phú thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Ở đây tập trung nhiều loại khoảng sản quý như vàng, bạc, kim cương, rubi, … Đặc biệt là chữ lượng Uranium khá lớn. Dân số Mỹ La Tinh đầu thế kỷ XX khoảng 207 triệu người gồm nhiều chủng tộc khác nhau, trong đó có ba chủng tộc lớn là: da đỏ, da trắng và da đen, người da vàng từ châu Á tới ngày càng nhiều. Họ cư trú trong các quốc gia và tạo thành một nên tảng dân tộc hiện đại. Ngôn ngữ phổ biến nằm trong hệ ngôn ngữ la tinh. Thời kỳ tiền Côlômbô ở vùng đất này đã có một số nền văn minh phát triển rực rỡ như Aztec, Inca, Maya. Thành tựu của những nền văn minh này còn lại ở những di tích dải rác ở Mỹ La Tinh. Sau phát Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 51 kiến địa lý, thực dân châu Au đã phá hoại các công trình văn hóa cổ xưa và tiêu diệt người da đỏ. 1.2. THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY PHÂN CHIA CAI TRỊ MỸ LA TINH Sau ba thế kỷ xâm lược, đến đầu thế kỷ XIX, đa số các nước Mỹ La Tinh trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Mỹ La Tinh thuộc Tây Ban Nha được chia làm bốn vùng chính gồm Tân Tây Ban Nha (Mêhicô và một phần Trung Mỹ), Tân Grênađa (Côlômbia, Panama, Vênêxuêla và Êcuađo), Pêru (Pêru và Chilê) và Laplata (Achentia, Urugoay, Paragoay và Bolivia). Ngoài ra Tây Ba Nha còn chiếm các đảo CuBa, Puecto Rico, một phần Xanto Đômingô. Bồ Đào Nha chiếm Braxin. Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã thi hành chính sách bóc lột theo kiểu phong kiến châu Au (tô lao dịch trong khoảng hơn 200 năm). Từ giữa thế kỷ XVII, chúng bóc lột theo chế độ đồn điền lớn (tức là buộc nông dân và nô lệ phải lấy công để trừ nợ). Trong các xí nghiệp và hầm mỏ bọn chủ tư bản kiêm chủ nô thực hiện chính sách ép buộc và cưỡng bức lao động đối với người da đen và da đỏ. Việc buôn bán nô lệ da đen đã diễn ra liên tục trong hơn 3 thế kỷ. Hơn 60 triệu người da đen bị bắt làm nô lệ bán sang châu Mỹ lao động khổ sai trong các đồn điền. Để thực hiện chính sách khai thác và bóc lột, thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã xây dựng một bộ máy chính quyển gồm quân đội, cảnh sát ở mỗi vùng dưới sự chỉ huy của một viên Toàn quyền. 2. PHONG TRÀO ĐẦU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MỸ LA TINH THẾ KỶ XIX Giai cấp địa chủ tư sản Criôlô (người Tây Ban Nha sinh ra ở Mỹ La Tinh) mặc dù có một số ít quyền lợi nhưng cũng bị phân biệt đối sử. Họ bị gạt ra ngoài những công việc của chính quyền và bị giáo hội thiên chúa giáo không chế. Đây chính là lực lượng nhạy bén với tình hình chính trị, họ đòi thủ tiêu chế độ thuộc địa, truyền bá các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp. Quần chúng nhân dân lao động gồm người da đỏ, nông dân và nô lệ da đen đã không ngừng nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1780, cuộc khởi nghĩa của người da đỏ đã diễn ra ở Pêru và tuyên bố thiết lập chính quyền của người Inca. Cuộc đấu tranh đã diễn ra trong suốt 2 năm và bị đàn áp dã man. Năm 1789, 1793 nổ ra các cuộc khởi nghĩa của nô lệ da đen ở quần đảo Ăngti và Haiti, và đến năm 1803 thì tuyên bố thành lập nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mỹ La Tinh. Năm 1810, phong trào đấu tranh đòi độc lập đã diễn ra ở hầu hết các nước thuộc địa Tây Ban Nha như Mêhicô, Chilê, Achentina, Côlômbia. Lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của linh mục Mixen Hiđangô ở Mêhicô (1810 - 1811). Mặc dù bị thất bại nhưng đến năm 1813, Mêhicô tuyên bố độc lập và thông qua hiến pháp của nước cộng hòa (1813 – 1815). Ở Vênêxuêla, Miranđa tuyên bố thành lập nền cộng hòa độc lập vào ngày 5/7/1811. Người kế tục ông là Ximôn Bôliva tiếp tục đấu tranh để giải phóng các dân tộc Mỹ La Tinh. Tên ông đã được đặt cho một vùng đất ở Mỹ La Tinh mà ngày nay gọi là Bôlivia. Cuộc đấu tranh dành độc lập ở LaPlata cũng diễn ra mạnh mẽ. Năm 1813, paragoay tuyên bố độc lập, năm 1816, Achentina tuyên bố độc lập. Năm 1819, Ximôn Bôliva tuyên bố thành lập nước cộng hòa Côlômbia. Năm 1823, nước cộng hòa Mêhicô tái lập. Năm 1818, Chi Lê tuyên bố độc lập. Năm 1821, Pêru tuyên bố độc lập. Năm 1822, Braxin tuyên bố độc lập. Như vậy, đến đầu thế kỷ XIX phần lớn Mỹ La Tinh đã thành lập các nền cộng hòa làm cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia độc lập ở đây. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 52 3. MỸ LA TINH THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX Các cuộc cánh mạng tư sản châu Au và Bắc Mỹ thành công đã thiết lập nên hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản châu Au, Bắc Mỹ đã không ngừng ảnh hưởng ở Mỹ La Tinh, mà đi đầu là Mỹ. Năm 1823, Tổng thống Mỹ Mơnrô nêu ra học thuyết “châu Mỹ của người châu Mỹ” nhằm độc chiếm Mỹ La Tinh. Từ đó, Mỹ không ngừng gia tăng ảnh hưởng ở Mỹ La Tinh (xem thêm mục chính sách đối ngoại của Mỹ – chương II phần 2). Phong trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Mỹ La Tinh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh nhằm mục tiêu đòi quyền độc lập thực sự cho các nước Mỹ La Tinh. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh dưới sự tham gia ngày càng đông đảo của giai cấp công nhân. Nhiều cuộc cách mạng đã nổ ra ở các nước tiêu biểu như: Mêhicô (1910 – 1917). Tóm lại, dưới sự cai trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân phương Tây, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ La Tinh đã thu được những thắng lợi lớn là hàng loạt các quốc gia độc lập đã được thành lập. Tuy nhiên, trước sức mạnh của chủ nghĩa tư bản, các quốc gia độc lập non trẻ này vẫn còn ít nhiều lệ thuộc và cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ La Tinh cho một nền độc lập thực sự vẫn còn phải tiếp tục diễn ra. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 53 CHƯƠNG VI CHÂU PHI 1. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN CHÂU ÂU XÂM LƯỢC CHÂU PHI 1.1. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ Châu Phi là lục địa lớn thứ hai trên thế giới, trải rộng hai bên đường xích đạo với hơn 30 triệu km 2 , trải dài 8000 km và rộng 7600 km. Phần lớn châu Phi là rừng núi và sa mạc nhưng lại rất giàu có về tài nguyên và khoáng sản. Châu Phi còn có nhiều loại động vật quý hiếm và là nơi xuất hiện nền văn minh Ai Cập rực rỡ vào loại sớm nhất thế giới. Dân số châu Phi vào đầu thế kỷ XX khoảng hơn 200 triệu người. Phần lớn là người da đen, một bộ phận là người da trắng và cách mầu da khác đó là kết quả của một quá trình giao tiếp văn minh và chế độ thống trị của thực dân châu Au. 1.2. THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY BƯỚC ĐẦU XÂM NHẬP CHÂU PHI Từ đầu thế kỷ XVI thực dân Bồ Đào Nha đã thành lập ở Tây Phi thuộc địa Ghinê và Angôla, ở Đông Phi thuộc địa Môdambich. Cuối thế kỷ XVII, Hà Lan chiếm phần cực Nam châu Phi thành lập hai nước cộng hòa thực dân là Tơrăngxvan và Orăngiơ. Đầu thế kỷ XIX, thực dân Anh xâm chiếm thuộc địa Cáp và Natan. Cùng thời gian đó, Pháp xâm lược vùng biển Bắc Phi và chiếm được Angieri. Trong khi đó Mỹ cũng mua vùng đất Libêria để chuẩn bị chia phần ở Châu Phi. Trong quá trình thống trị thực dân phương Tây đã khai thác và vơ vét tài nguyên thiên nhiên và đàn áp dã man đối với nhân dân châu Phi. 1.3. TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY MỞ RỘNG PHẠM VI THỐNG TRỊ CHÂU PHI Thực dân Anh tăng cường mở rộng việc xâm chiếm châu Phi (xem mục chính sách đối ngoại của Anh – chương II, phần 2). Thực dân Pháp và các nước đế quốc khác cũng tăng cường thôn tính châu Phi (chương II, phần 2). Cho đến cuối thế kỷ XIX, toàn bộ đất đai châu Phi đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc: Anh chiếm Ai Cập, Đông Xuđăng, Tây Nigiêria, Bờ biển Vàng, Gambia, Siera, Lêôna, thành lập Đông Phi thuộc Anh, chiếm Nam Rôđêdi, Cáp, Natan và Xômali; Pháp chiếm Tây Phi, Anhgiêri, Tuynidi, Sahara, Tây Xuđan, Sênêgan, Cônggô, Mađagaxca, một phần Xômali; Đức chiếm Tây Nam Phi, Đông Phi, Camơrun và Tôgô; Bồ Đào Nha chiếm Môdămbich, Angôla, Ghinê; Bỉ chiếm phần lớn Côngô; Tây Ban Nha chiếm một phần Ghinê,… 2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN CHÂU PHI Trước sự thống trị tàn bào của chủ nghĩa thực dân phương Tây, phong trào đấu tranh dành độc lập của nhân dân châu Phi đã diễn ra mạnh mẽ. Đó là những cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri chống Pháp; Ai Cập, Xuđăng chống Anh; Etiôpi chốngÝ; … Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi còn kéo dài mãi đến giữa thế kỷ XX mới bước đầu dành được nền độc lập và kết liễu chủ nghĩa thực dân cũ. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử . thất bại. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 50 Nguyên nhân thất bại: Các phong trào dân tộc Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đề ra nhứng mục tiêu. Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 53 CHƯƠNG VI CHÂU PHI 1. CHỦ NGHĨA THỰC DÂN CHÂU ÂU XÂM LƯỢC CHÂU PHI 1.1. ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ Châu Phi là lục địa lớn thứ hai trên thế. giáo bị xúc phạm nên họ cũng nổi dậy chống Anh Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 48 Như vậy mọi giai tầng trong xã hội Ấn Độ đều mâu thuẫn với thực

Ngày đăng: 30/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN