1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phương Pháp Trồng Cải Bắp pdf

8 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 172,87 KB

Nội dung

Phương Pháp Trồng Cải Bắp Giống và phương pháp nhân giống cải bắp 1.Các giống bắp cải hiện trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc gồm có: Giống Hà Nội (cải bắp Phù Đổng); Giống SaPa; Giống K.K. Cross; Giống N.S. Cross; Giống K.Y. Cross; Giống Newwtop: 2.Phương pháp sản xuất giống cải bắp 2.1 Phương pháp hữu tính Hiện nay một số giống địa phương như cải bắp Lạng Sn, Bắc Hà và Hà Nội có thể sản xuất hạt giống. Phải có ruộng chuyên sản xuất hạt giống, gieo trồng chính vụ. Chọn ruộng có cây sinh trưởng đồng đều, có đầy đủ đặc trưng đặc tính tốt, bắp to, cuốn chặt, không nhiễm sâu bệnh hại, chống chịu với điều kiện bất thuận tốt. Nếu để bắp trổ ngồng tự nhiên thì khong tháng 1 năm sau, thân trong vưn cao. dùng dao sắc khía nhẹ 2 đường thẳng góc với nhau, trên đỉnh bắp, tách bỏ những lá trắng cuộn thành bắp, không được gây tổn thưng cho ngồng hoa và các chồi. Những lá trắng có thể dùng làm thực phẩm. Ngồng hoa và các chồi vưn lên một cách dễ dàng. Bo vệ bộ lá ngoài để cây tiếp tục làm nhiệm vụ quang hợp, cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa và hạt. ưu điểm của phưng pháp này là số lượng hạt/cây cao, chất lượng hạt tốt nhưng không "kinh tế" và tốn công tách bóc lá. Nếu không tách bỏ lá trong kịp thời, một số cành sẽ bị thối hỏng. Tháng 2 cây ra hoa, thời gian ra hoa 20 ngày, tháng 5 qu chín, thu khi qu bắt đầu vàng, buộc thành bó phi khô đập lấy hạt. Có thể sản xuất hạt theo cách chặt bắp trước khi ngồng hoa vưn cao. (Trước đây HTX Phù Đổng sản xuất hạt theo cách này). Sản xuất hạt giống theo phương pháp này thì cuối tháng 11 đầu tháng 12, dùng dao sắc chặt bắp rời khỏi cây, chặt cao và xiên (vát ống dầu) để mặt cắt chóng hình thành sẹo. Có thể để cây giống tại ruộng hoặc tập trung vào khu trồng mới. Nếu trồng mới cần bón phân đầy đủ, khong cách trồng thưa hơn so với sản xuất rau thương phẩm (70 x 60 hoặc 70 x 70). Sau khi chặt bắp 7-10 ngày, các chồi nách ở trạng thái ngủ nghỉ bắt đầu sinh trưởng. Trong thời gian này phải tưới nước giữ ẩm, sau 15-20 ngày nhánh sinh trưởng mạnh, trong khong thời gian này cần tưới thúc 2-3 lần khong cách giữa các lần tưới thúc 5-7 ngày, nồng độ l-2%. Tỉa bỏ những nhánh ở gần gốc (vì tuổi phát dục non ít kh năng ra hoa kết hạt), chỉ để lại 3-4 nhánh ở trên cao, sát gần mặt cắt. Kết qu nghiên cứu của Bộ môn Rau qu ĐHNN I Hà Nội tại Trại rau"l Yên Khê (Gia Lâm - Hà Nội) cho thấy để 3-4 nhánh cho năng suất hạt cao ngất. Sau 25-30 ngày nhánh ci bắp hoàn chỉnh như một cây trưởng thành. Khi cây có nụ hoa cần bón thúc lân nồng độ 1-2%, 1 sào giống bón 3-5kg, có thể dùng phân lân vi sinh thì càng tốt. Phòng trừ sâu bệnh hại như đối với rau thưng phẩm. Mỗi cây giống cần có cọc đỡ để cành hoa không bị gậy. Khi qu bắt đầu có mầu vàng thì thu hoạch bó lại thành bó, treo ở ni thoáng mát để chín thêm, sau đó phi khô trên nong, nia, vi bạt. Khi qu khô, giòn đập lấy hạt, làm sạch, phi khô hoặc hong khô rồi bảo quản. Năng suất hạt từ 50- loog/cây. Theo Hồ Hữu An ( 1 983) đối với giống Hà Nội trung bình có 1 14 qu~cây năng suất hạt 44kg/ha, khối lượng 1000 hạt là ,7g, tỷ lệ nảy mầm 89%. U''u điểm của phương pháp này là có thể dùng bắp làm thưng phẩm, vừa có thể sn xuất hạt, kỹ thuật tưng đối đơn giản. Nếu chám sóc thiếu chu đáo, kỹ thuật không bo đm thì năng suất và chất lượng hạt sẽ gim. Srl xuất hạt giống theo phưng pháp gieo trồng muộn, để cây xuân hoá mà không qua thời kỳ cuốn bắp. Cũng có thể gọi là xuân hoá lá ngoài thời kỳ cây có 5-6 lá thật.Đây là phưng pháp được sử dụng rộng rãi ở một số vùng ôn đới. Điều quan trọng là phi nắm chắc được chất lượng giống trước khi gieo trồng ở ~ụ muộn. Thời vụ gieo trồng tốt nhất đối với giống ci bắp Hà Nội và giống bạc Hà lại Hà Nội là 15/10 đến 30/10. U''u điểm của phưng pháp này là kỹ thuật đn gin, rút ngắn thời gian, giảm chi phí. Kỹ thuật chăm sóc giống như các phưng pháp sn xuất hạt giống khác. Năng suất hạt đạt 479-481 kg/ha đối với giống Hà Nội và 490-498 kg/ha với giống Bắc Hà, lý lệ nẩy mầm từ 93-96% (Hồ Hữu An và Minkov - 1982, 1983, l989). Sản xuất hạt gieo theo phương pháp hữu tính cần cách ly giữa các giống1000M. 2.2 Sản xuất giống cái bắp theo phương pháp vô tính Đây là phương pháp lâu đời của nhân dân vùng Xuân Tiên, Xuân Trường tỉnh Nam Định. Những giống cải bắp không có khả năng ra hoa kết hạt ở vùng đồng bằng thì có thể làm theo cách này. Sản xuất giống cải bắp theo phương pháp này là dựa vào tuổi phát dục của những chồi ở vị trí thấp, gần gốc trẻ cho tỷ lệ cuốn bắp cao. Sau khi đã chọn và xác định những cây đủ tiêu chuẩn làm giống, dùng dao sắc chặt bắp sớm vào tháng 11 đầu tháng 1 2, chát thấp sát gốc chỉ để lại 2-3 lá xanh trên thân, số lá này cần được bo vệ và duy trì trong suốt thời gian cây sinh trưởng. Có thể tập trung những cây này vào ni cao ráo, thoát nước, mát mẻ. Sau khi trồng được 7-10 ngày các mầm ngủ hoạt động và sinh trưởng mạnh sau 25-30 ngày. Trước thời vụ trồng khong tháng 6, làm cỏ, chăm sóc, bón thúc 1-2 lần bằng phân ure nồng độ 1 -2%, liều lượng l,5-2kg/sào Bắc Bộ, khong cách giữa các lần bón thúc 7-10 ngày và bấm đỉnh sinh trưởng, những nhánh ra từ thân mẹ là cành cấp 1. Sau khi bấm ngọn 1 tháng ta có nhánh cấp 2. nhánh cấp 2 có chất lượng tốt hơn nhánh cấp 1 . Tuỳ theo yêu cầu số lượng cây giống, có thể bấm ngọn nhánh cấp 2 để được nhánh cấp 3. Một cây mẹ có thế cho 30-50 cây giống. Sau khi bẻ nhánh (sau bấm ngọn 25- 30) nhất thiết phi giâm 25-30 ngày cho cây con ra rễ rồi đem trồng ngoài ruộng sn xuất. Khong cách giâm cây giống loxlocm, khi nhánh xuất hiện rễ thì trồng như đối với ci bắp hạt, nhưng khong cách có thể hẹp hơn (50x50cm). Theo cách này chất lượng cây giống chưa thật bảo đảm. Để cải tiến chúng ta tiến hành tách nhánh trên thân mẹ ngay từ thời kỳ đầu. Kỹ thuật làm như sau : Sau khi nhánh trên thân mẹ được 5-6 lá (sau trồng cây gốc làm giống 25-30 ngày) tách nhánh ra khỏi thân mẹ, khi tách chú ý đem c phần vỏ để cây chóng ra rễ. Trồng nhánh với khong cách 1 5x 1 5cm hoặc 20x 15cm. Sau khi trồng 35-40 ngày hoặc cây đã cao 30-40cm thì bam ngọn để các nhánh tiếp tục sinh trưởng. khi các chồi được 3-5cm thì chỉ để lại 3 nhánh đều nhau. Sau khi blm ngọn cần tăng cường tưới thúc 2-3 lần, khong cách giữa các lần tưới thúc 7-10 ngày, nồng độ 1-1 ,5%. Khi- cây sinh trưởng được 40-45 ngày cắt nhánh đem giâm, khong 25-30 ngày nhánh ra rễ thì đem trồng ngoài ruộng. Để nhánh chóng sinh rễ có thể dùng một số hoá chất kích ra rễ. Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục được tình trạng thiếu hạt giống và sn xuất những giống ci bắp nhập ngoại không có kh năng ra hoa, kết hạt ở vùng đồng bằng. Độ đồng đều của giống cao, tỷ lệ cuốn 100%, năng suất cao. Nhược điểm của phưng pháp này là : năng suất và chất lượng gim dần, nếu ,duy trì nhân giống vô tính trong thời gian dài. Chi phí về công lao động cao, thời gian để tạo 1 cây giống kéo dài. Thời vụ và làm đất trồng 1. Thời vụ Ở các tỉnh phái bắc có 3 vụ trồng cải bắp chủ yếu : - Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12. - Vụ chính: gieo tháng 9-10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11 để thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau. - Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2- 3 năm sau. Tuỳ thuộc vào thời vụ gieo trồng để tính tuổi cây con, nhưng khi cây có 4-6 lá thật là thời điểm trồng tốt nhất (tuổi cây trong khoảng 20-30 ngày). 2. Làm đất, bón phân Luống cải bắp rộng 1-1,2 m, cao 15-20cm, rãnh luống rộng 20-25cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để phòng mưa. Vụ chính và vụ muộn làm luống phẳng. - Mỗi hecta trồng cải bắp bón lót 20-25 tấn phân chuồng hoai mục (thời gian ủ trước khi bón ít nhất 3 tháng. Mỗi tấn phân tươi khi ủ rắc thêm 20kg vôi bột và 25kg supe lân). Nếu có lân hữu cơ vi sinh, cần bón 250-300kg/ha. Với lượng này có thể rút lượng phân chuồng còn 15-20 tấn/ha. - Để đạt năng suất cao và giữ hàm lượng nitrat dưới 500mg/kg, cần bón mỗi hecta 120-150kgN trong vụ sớm (260-325kg urê), 150-180kgN trong vụ chính và vụ muộn (260-390kg urê). - Nếu sử dụng lân hữu cơ vi sinh, cần bón thêm 60kg P 2 O 5 (300kg supe lân), ngược lại bón 90kg P 2 O 5 (hay 180kg supe lân). - Lượng kali cần thiết cho mỗi hecta là 120kg K 2 O. Tốt nhất nên dùng dạng sulfat. Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân hữu cơ vi sinh +1/2 kali +1/4 đạm. Có 2 hình thức bón lót: trải đều trên mặt ruộng trước khi lên luống hoặc bón vào hốc sau khi lên luống. Nếu bón theo cách thứ 2 phải trộn, đảo đều và lấp trước khi trồng. Bón thúc làm 3 thời kỳ : - Thời kỳ cây hồi xanh : bón nốt lượng kali còn lại +1/3 lượng đạm còn lại. Cách bón: bón gốc cây kết hợp xới vun. Số đạm còn lại chia đôi, hoà với nước tưới gốc vào 2 thời kỳ: - Thời kỳ trải lá bàng: 30-35 ngày sau khi trồng - Thời kỳ cuốn bắp: 45-50 ngày sau trồng. Chăm sóc và bảo vệ thực vật cho Bắp cải 1. Trồng, chăm sóc Chọn những cây khoẻ, cứng cáp, đồng đều để nhổ trồng vào buổi chiều (nếu trời nắng hanh). Trước khi trồng nhúng rễ cây vào dung dịch Sherpa 0,1-0,15%. Nếu sử dụng polietylen phủ đất, sau khi bón lót, phủ kín mặt luống, dùng đất chèn kỹ mép luống và đục lỗ trồng. Trồng hai hàng nanh sấu trên luống. Phụ thuộc vào khối lượng bắp và thời vụ, trồng theo kích thước sau: - Vụ sớm và muộn: 50 x40cm - Vụ chính: 50 x 50cm Sau khi trồng, tưới đẫm nước, sau đó tưới đều hàng ngày cho tới khi hồi xanh. Sau khi vun và bón thúc đợt 1, có thể tưới rãnh cho cây. Chú ý, để nước ngấm 2/3 luống phải tháo hết nước. Trước và sau khi mưa không nên tưới rãnh. Nước tưới phải sạch không có nguồn nhiễm bẩn. Đặc biệt không được tưới nước phân tươi. Thời gian đầu, khi cải bắp còn nhỏ, có thể trồng xen xà lách, cải xanh và những cây có thời gian sinh trưởng dưới 30 ngày. ở vụ chính có thể kết hợp trồng xen cà chua với tỷ lệ: cứ 2 luống cải bắp lại trồng một luống cà chua. Hình thức này làm giảm rõ rệt mật độ sâu tơ lứa 3. 2. Bảo vệ thực vật - Áp dụng nghiêm ngặt quy trình quản lý dịch hại tổng hợp đối với cây cải bắp: vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để tiêu diệt nguồn sâu non, nhộng của sâu khoang, sâu xám, sâu xanh, Luân canh với lúa nước ở vùng rau 2 lúa + 1vụ rau, với hành, tỏi, đậu tương ở vùng chuyên canh rau màu. Thường xuyên quan sát đồng ruộng, phát hiện, bắt giết sâu xám đầu vụ, ngắt ổ trứng và ổ sâu non tuổi 1-2 của sâu khoang, nhổ bỏ kịp thời cây bị héo, nhũn. Khi trồng ra ruộng có thể bón thuốc hạt Oncol 50G vào gốc cây để tiêu diệt sâu gốc. Từ 15-20 ngày sau khi trồng, nếu có sâu tơ tuổi 1-2 rộ trên mỗi trà, cần phun 1-2 lần thuốc BT. Trường hợp sâu có khả năng phát dịch có thể dùng các thuốc Pegasus 250EC hoặc Sherpa 25EC. Kết thúc phun các loại thuốc trên trước khi thu hoạch 10 ngày. Nếu trên ruộng xuất hiện sâu xanh bướm trắng hay rệp nên kết hợp trừ khi phòng trừ sâu tơ. Khi có bệnh nên phun một trong các loại thuốc sau: Ridomil MZ 72WP, Kumulus 80 DP hoặc Score 250 ND. Sử dụng thuốc phải đúng liều lượng theo hướng dẫn, phun kỹ, ướt đều 2 mặt lá. Thu hoạch bắp cải Khi bắp cải cuốn chắc, đủ độ tuổi sinh trưởng thì thu hoạch. Chặt cao, sát thân bắp để dễ thu và xử lý gốc cây trên đồng ruộng. Loại bỏ lá ngoài, lá xanh trên bắp, rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo, cho bao bì để đưa tiêu thụ. . Phương Pháp Trồng Cải Bắp Giống và phương pháp nhân giống cải bắp 1.Các giống bắp cải hiện trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc gồm có: Giống Hà Nội (cải bắp Phù Đổng); Giống. Cross; Giống K.Y. Cross; Giống Newwtop: 2 .Phương pháp sản xuất giống cải bắp 2.1 Phương pháp hữu tính Hiện nay một số giống địa phương như cải bắp Lạng Sn, Bắc Hà và Hà Nội có thể sản xuất. khi cải bắp còn nhỏ, có thể trồng xen xà lách, cải xanh và những cây có thời gian sinh trưởng dưới 30 ngày. ở vụ chính có thể kết hợp trồng xen cà chua với tỷ lệ: cứ 2 luống cải bắp lại trồng

Ngày đăng: 30/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w