“Hắt xì” do viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang Dị ứng là phản ứng của cơ thể đối với một vật lạ khi tiếp xúc với vật đó. Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh nằm trong nhóm bệnh dị ứng gồm hen suyễn, nổi mề đay, chàm da và phù Quink. Nhiều tác nhân gây “hắt xì” Viêm mũi dị ứng tùy thuộc vào từng cơ địa do phản ứng của cơ thể đối với vật lạ khi tiếp xúc ở từng người khác nhau. Vì vậy, cùng môi trường hay hoàn cảnh nhưng có người thường xuyên “hắt xì” nhưng có người thì không sao. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng tùy thuộc vào sự xuất hiện triệu chứng theo mùa, quanh năm hoặc từng đợt. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường gặp là phấn hoa, bụi, nấm mốc ngoài trời. Mùa của phấn hoa tùy thuộc vào từng vùng địa lý, nấm mốc là nguyên nhân gây dị ứng trong điều kiện môi trường ẩm thấp thường gặp tại VN. Còn viêm mũi dị ứng quanh năm thường do bụi trong nhà hoặc bụi trong không khí do ô nhiễm môi trường. Bụi trong nhà, trong đó con mạt sống trong chăn gối nệm, lông vật nuôi, đồ chơi, thảm là tác nhân chính gây dị ứng. Triệu chứng chủ yếu của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng. Ngoài ra, bệnh nhân còn nhảy mũi thành từng tràng dài liên tục, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi. Bảo vệ mũi thường xuyên Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những tổn thương do viêm mũi dị ứng cũng làm cho trẻ nhức đầu, buồn ngủ, uể oải, ảnh hưởng đến học tập. Viêm mũi dị ứng lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang Để có thể phòng ngừa và trị liệu đúng cách cần phải tiến hành 3 bước, chủ yếu là tránh tác nhân gây dị ứng, điều trị bằng thuốc và miễn dịch trị liệu. Tránh tác nhân gây bệnh bằng cách bịt khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Trong nhà có người bị viêm mũi dị ứng nên thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn mền, bao gối hằng tuần và phơi dưới ánh sáng mặt trời, không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Tuyệt đối không nuôi chó, mèo hoặc những vật có lông và hạn chế cho trẻ bị viêm mũi dị ứng chơi thú nhồi bông. Ngay cả người lớn bị viêm mũi dị ứng cũng nên hạn chế con trẻ chơi thú nhồi bông trong nhà vì chính môi trường nhiều bụi hay nấm mốc trong nhà chính là nguyên nhân làm viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm. Còn việc điều trị bằng thuốc, tốt nhất là sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticoid tác dụng tại chỗ. Các thuốc chống nghẹt mũi chỉ nên dùng ngắn hạn, trong vòng 7 ngày. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc chống nghẹt mũi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây viêm mũi do thuốc, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, rất khó trị về sau. Còn miễn dịch trị liệu mục đích làm cho cơ thể quen dần với kháng nguyên gây bệnh. Thời gian điều trị kéo dài từ 4-5 năm mới đạt hiệu quả. Phương pháp này có hiệu quả với các loại dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó, mèo. . “Hắt xì” do viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang Dị ứng là phản ứng của cơ. Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh nằm trong nhóm bệnh dị ứng gồm hen suyễn, nổi mề đay, chàm da và phù Quink. Nhiều tác nhân gây “hắt xì” Viêm mũi dị ứng tùy thuộc vào từng cơ địa do phản ứng. người thường xuyên “hắt xì” nhưng có người thì không sao. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng tùy thuộc vào sự xuất hiện triệu chứng theo mùa, quanh năm hoặc từng đợt. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường