Lưu ý khi giúp trẻ giảm cân Theo con số thống kê, trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em vượt quá trọng lượng cho phép và béo phì ở các thành phố lớn đã tăng 16%. Béo phì không chỉ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác nhau mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, vì vậy, cha mẹ cần phải tác động kịp thời khi thấy thể trọng của con mình đã vượt quá tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc giảm béo cho trẻ hoàn toàn không giống giảm béo cho người lớn nên cha mẹ cần chú ý: Tuyệt đối không dùng 4 biện pháp: uống trà, thuốc giảm cân; nhịn ăn; phẫu thuật hút mỡ và bấm huyệt, vật lý trị liệu. Các biện pháp này đều có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm hạn chế quá trình phát triển sinh lý của trẻ. Không giảm béo quá nhanh: Cơ thể người từ chỗ thể trọng bình thường đến lúc béo phì thông thường phải trải qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Trong quá trình đó, các cơ quan nội tạng như tim, phổi, thận… đều đã thay đổi dần dần để thích nghi với trạng thái cơ thể nặng nề. Việc giảm béo quá nhanh (vài cân trong 1 tuần) khiến tim, phổi và thận không thích ứng ngay được, dễ suy giảm chức năng và gây tổn hại cho hệ thống tuần hoàn, tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Hơn nữa, việc giảm cân do mất nước cũng không phải là biện pháp dài lâu, khi dừng điều trị, cơ thể lại phục hồi lượng nước như cũ và trẻ sẽ lại quay về trọng lượng ban đầu. Giảm béo không nhất thiết phải giảm cân: Không ít cha mẹ lấy việc trẻ sụt cân làm thước đo hiệu quả việc giảm béo, đây là quan niệm sai lầm, bởi quá trình phát triển chiều cao của trẻ vẫn liên tục tăng lên. Giữ cho cân nặng của trẻ không tăng hoặc tăng chậm mới đạt hiệu quả của việc giảm béo. Đối với trẻ béo phì, tốc độ giảm cân cũng chỉ nên khống chế ở mức mỗi tháng giảm 1,5 đến 2kg. Trên cơ sở nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra các biện pháp thích hợp giúp trẻ giảm béo như sau: Điều chỉnh khẩu phần ăn: Đối với trẻ đang ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nếu đã có dấu hiệu thừa cân, sau khi trẻ đã ăn đủ 3 bữa ở trường thì khi về nhà không cần cho ăn thêm bữa tối. Đối với trẻ đã đi học, bữa sáng vẫn phải cho ăn no để trẻ đủ năng lượng học tập; bữa trưa khống chế trong khoảng 100gam thực phẩm chính và khoảng 50gam rau xanh, đậu, cá; bữa tối chỉ nên cho ăn nhẹ như cháo hoặc súp rau. Hạn chế cho trẻ dùng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều đạm, kẹo, bánh ngọt… Tăng cường ăn hoa quả tươi và sữa chua, vừa giúp giảm cân, vừa có lợi cho tiêu hóa. Tăng cường vận động: Các buổi chiều hoặc tối nên dẫn trẻ ra ngoài tham gia vào các trò chơi như nhảy dây, đạp xe, đá bóng, chạy bộ… Nếu nơi ở của bạn không có sân chơi, có thể cùng trẻ lên xuống cầu thang khoảng 30 phút mỗi ngày. Đối với những trẻ mập mạp, khi bắt đầu vận động có thể xảy ra tình trạng thở gấp, đổ mồ hôi, nhũn chân, mệt mỏi thậm chí ho, đau ngực, nếu xác định nguyên nhân là do vận động thì không vấn đề gì. Sau khi vận động, trẻ có đói cũng không nên cho ăn thoải mái, sau khi về nhà nghỉ ngơi hãy cho trẻ uống nước lọc hoặc cùng lắm cũng chỉ cho ăn cháo. Ngoài ra, trong quá trình giảm béo cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Không mắng hoặc hù dọa trẻ về vấn đề ăn uống; Không dùng đồ ăn để thưởng hoặc phạt trẻ; Không nên khóa tủ để thực phẩm hoặc giấu đồ ăn; Không cười nhạo trẻ; Làm gương cho trẻ trong việc ăn uống; Không so sánh trẻ với bạn bè đồng lứa; Khắc phục tâm lý tự ti, giúp trẻ sống vui, thoải mái. . thích hợp giúp trẻ giảm béo như sau: Điều chỉnh khẩu phần ăn: Đối với trẻ đang ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nếu đã có dấu hiệu thừa cân, sau khi trẻ đã ăn đủ 3 bữa ở trường thì khi về nhà. Lưu ý khi giúp trẻ giảm cân Theo con số thống kê, trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em vượt quá trọng lượng cho phép và béo phì ở. phải giảm cân: Không ít cha mẹ lấy việc trẻ sụt cân làm thước đo hiệu quả việc giảm béo, đây là quan niệm sai lầm, bởi quá trình phát triển chiều cao của trẻ vẫn liên tục tăng lên. Giữ cho cân