BỆNH DỊ ỨNG BS. ĐỖ THỊ TƯỜNG OANH TT Lao & Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch Dị ứng là bệnh rất thường gặp trong xã hội và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một cô gái theo lời bạn bè mua một hộp kem thoa mặt về dùng, da mặt bị đỏ và ngứa: Dị ứng. Một người sau buổi tiệc nhậu có nhiều tôm, cua, cá biển bị nổi mề đay khắp người: Dị ứng. Một cô bé sang nhà ông bà chơi, ôm và hôn hít con mèo, về nhà bị lên cơn suyễn khò khè, khó thở: Dị ứng. Một người cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm bị hắt xì, sổ mũi liên tục vào buổi sáng: Dị ứng. Vậy dị ứng là gì? Dị ứng chính là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với các tác nhân mà nó xem là có hại đối với cơ thể. Thông thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập như vi khuẩn, virus và các chất gây hại khác. Nó không phản ứng đối với các chất lạ nhưng lành tính có trong không khí, đồ ăn, thức uống, thuốc men Ở đại đa số người, hệ thống miễn dịch hoạt động hữu hiệu và giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên, ở một số người, hệ thống miễn dịch tỏ ra "mẫn cán" quá mức cần thiết. Nó nhận biết sai các tín hiệu và phản ứng cả với những tác nhân lành tính mà nó tưởng là có hại cho cơ thể và thế là dị ứng xảy ra. Phản ứng dị ứng xảy ra như thế nào? Những tác nhân có thể làm phát sinh một phản ứng dị ứng của cơ thể được gọi là dị ứng nguyên. Khi dị ứng vào cơ thể, nó sẽ phản ứng với các kháng thể loại lgE nằm trên các tế bào bạch cầu ưa kiềm và các dưỡng bào. Các tế bào này lập tức phóng thích ra chất histamine và các hóa chất độc khác để chống lại với các dị ứng nguyên và do đó gây ra các biểu hiện của tình trạng dị ứng của cơ thể. Nếu histamine được phóng thích ra ở phổi sẽ làm các phế quản sưng phù lên và tiết ra nhiều đàm nhớt gây ra ho, khò khè, khó thở. Nếu histamine được phóng thích ở mũi, nó gây ra ngứa mũi, chảy nước mũi và hắt xì. Ở da, histamine gây nổi mề đay và sẩn ngứa. Ở đường tiêu hóa, histamine gây ra đau bụng, tiêu chảy. Trong những trường hợp nặng, thường là dị ứng với thuốc, histamine cùng với các hóa chất độc khác được phóng thích ở nhiều nơi với số lượng lớn gây ra sốc phản vệ với các triệu chứng giãn mạch, tuột huyết áp, mạch chậm, khó thở, mất ý thức và có thể tử vong. Các dạng bệnh dị ứng Các biểu hiện của bệnh dị ứng rất đa dạng và có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có người chỉ bị nghẹt mũi, sổ mũi năm ba bữa, nửa tháng rồi khỏi nhưng cũng có người bị nguy hiểm đến tính mạng khi cơn lên suyễn nặng mà không cấp cứu kịp thời hay bị sốc phản vệ do dị ứng với penicilin hay do côn trùng đốt. Nhìn chung có các dạng bệnh dị ứng như sau: - Dị ứng da do tiếp xúc: nổi mề đay, sẩn ngứa, viêm da 1 - Dị ứng đường hô hấp: viêm mũi dị ứng, ho dị ứng, suyễn. - Dị ứng thức ăn. - Dị ứng thuốc. - Dị ứng do côn trùng đốt. Ngoài ra còn có các dạng dị ứng với áp lực, lạnh, nóng hay với ánh nắng mặt trời, tuy nhiên đây không phải là kiểu dị ứng thực sự do tác động của histamine và do đó nên dùng từ "nhạy cảm" hính xác hơn là dùng từ "dị ứng". Dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị ứng nguyên. Dị ứng nguyên có ở khắp nơi: trong nhà, ngoài đường, không khí, đồ ăn, thức uống, thuốc men Có vô vàn chất có thể trở thành dị ứng nguyên: có thể có nguồn gốc thiên nhiên như nấm mốc, phấn hoa, lông súc vật; có thể có nguồn gốc nhân tạo như mỹ phẩm, phấn rôm, băng keo, vật liệu cách điện, hóa chất dùng trong trang trí nội thất Điều cần lưu ý các dị ứng nguyên này chỉ gây dị ứng với một số người và hoàn toàn vô hại với những người khác. Người ta nhận thấy bệnh dị ứng thường có yếu tố gia đình, tức là những người bị dị ứng thường có người thân trong gia đình hoặc trong dòng họ cũng bị dị ứng. Tuy nhiên, họ không nhất thiết bị dị ứng với cùng một loại bị dị ứng nguyên và cũng không nhất thiết có biểu hiện dị ứng giống nhau: cha thường bị nổi mề đay khi ăn tôm, cua nhưng con thì bị suyễn khi hít phải lông mèo; chị thường viêm mũi dị ứng khi hít phấn hoa còn em thì ho khi ngửi phải mùi ẩm mốc. Làm thế nào để nhận biết mình bị dị ứng với dị ứng nguyên nào? Câu trả lời thật là dễ mà cũng thật là khó. Ta có thể dễ dàng xác định mình bị dị ứng với kem thoa mặt của hãng X khi bị đỏ và ngứa mặt sau khi dùng, hay bị dị ứng với băng keo khi bị nổi mẩn đỏ và ngứa ở chỗ dán băng keo. Thế nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta khó lòng biết được mình bị dị ứng với loại nào. Một người bị nổi mề đay sẽ khó mà xác định rõ được anh ta bị dị ứng với loại thức ăn nào trong bữa ăn có nhiều món, hay là dị ứng với loại bụi nào trong không khí mà anh ta gặp phải trên đường đi làm về. Ngay cả khi đến khám bác sĩ và được dùng những phương tiện hiện đại để chẩn đoán thì cũng chỉ có thể xác định được dị ứng nguyên gây bệnh trong một số trường hợp mà thôi. Để truy tìm loại dị ứng nguyên nhân gây bệnh, bạn nên lưu ý và ghi nhớ những sự kiện và những chi tiết xảy ra trong môi trường xung quanh bạn vào thời điểm bạn bị dị ứng. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nhất là khi tình trạng dị ứng lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ như trường hợp sau đây: Một ông nọ đến khám bác sĩ vì nổi mề đay nhiều lần và được bác sĩ khám và hỏi bệnh rất cẩn thận nhưng vẫn không tìm được nguyên nhân ngoại trừ ghi nhận được rằng tình trạng dị ứng này diễn ra khá đều đặn mỗi tháng một lần vào những ngày đầu tháng. Bệnh nhân được yêu cầu lưu ý những chi tiết xảy ra trong những ngày này. Sau một thời gian, người bệnh nhận thấy bà vợ của ông thường hay đi nhuộm tóc vào những ngày đầu tháng. Sau khi bà vợ được yêu cầu đổi loại thuốc nhuộm tóc khác, người bệnh không còn nổi mề đay nữa. 2 Các kỹ thuật dùng chẩn đoán loại dị ứng nguyên gây bệnh gồm có thử phản ứng da và đo lượng kháng thể lgE chuyên biệt trong máu. Trong thử nghiệm phản ứng da, người bệnh được tiêm dưới da ở mặt trước cẳng tay một loạt các loại dị ứng nguyên nghi ngờ (đã được điều chế dưới dạng thuốc tiêm) với liều lượng rất nhỏ. Nốt tiêm tương ứng với loại dị ứng nguyên nào bị nổi mẩn và ngứa tức là dị ứng nguyên đó nghi ngờ là dị ứng nguyên gây bệnh. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng không hoàn toàn chính xác và thường có dương tính giả, hơn nữa người ta cũng không thể điều chế được thành thuốc tiêm tất cả các loại dị ứng có mặt trên đời này. Còn kỹ thuật đo lượng kháng thể lgE chuyên biệt trong máu thì giá thành khá cao và cũng chưa được phổ biến lắm ở Việt Nam. Dù sao đi nữa thì việc xác định dị ứng nguyên gây bệnh trông cậy chủ yếu ở chính bạn. Hãy chú ý đến những chi tiết xảy ra trong môi trường ở nơi làm việc, nơi ở, những địa điểm thường hay lui tới, đồ ăn, thức uống, thói quen Tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên gây bệnh là nguyên tắc phòng ngừa chủ yếu. Các biện pháp điều trị bệnh dị ứng tùy thuộc vào từng dạng bệnh và sẽ được trình bày chi tiết trong những bài viết sắp tới. 3 . do dị ứng với penicilin hay do côn trùng đốt. Nhìn chung có các dạng bệnh dị ứng như sau: - Dị ứng da do tiếp xúc: nổi mề đay, sẩn ngứa, viêm da 1 - Dị ứng đường hô hấp: viêm mũi dị ứng, ho dị. khó thở: Dị ứng. Một người cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm bị hắt xì, sổ mũi liên tục vào buổi sáng: Dị ứng. Vậy dị ứng là gì? Dị ứng chính là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ. dị ứng, suyễn. - Dị ứng thức ăn. - Dị ứng thuốc. - Dị ứng do côn trùng đốt. Ngoài ra còn có các dạng dị ứng với áp lực, lạnh, nóng hay với ánh nắng mặt trời, tuy nhiên đây không phải là kiểu dị