1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh viêm khớp dạng thấp! doc

11 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 122,42 KB

Nội dung

Bệnh viêm khớp dạng thấp! Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm nhiễu khớp mạn tính tiến triển, thường dẫn đến dính khớp và biến dạng khớp, kèm theo sự có mặt của "yếu tố dạng thấp" trong máu người bệnh. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao Bệnh thường gặp ở mọi quốc gia trên thế giới, chiếm khoảng 1% dân số. Tỷ lệ bệnh tại miền Bắc Việt Nam, theo thống kê năm 2000 là 0,28% dân số. Bệnh thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ nữ/nam thay đổi từ 2,5 đến 1. Theo nghiên cứu về tình hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai từ 1991-2000, bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 21,94% trong đó nữ chiếm 92,3%, lứa tuổi chiếm đa số là nữ từ 36-65 (72,6%). Bệnh hiếm gặp ở phụ nữ trẻ. Những phụ nữ trẻ có sưng đau nhiều khớp, trong đó có các khớp ở bàn tay chỉ có một tỷ lệ thấp là viêm khớp dạng thấp, số còn lại có thể là một bệnh khác. Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, viêm khớp dạng thấp được coi là một bệnh tự miễn dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn hoặc di truyền. Hậu quả Người bệnh thường viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân cả hai bên. Khi bị viêm, bệnh nhân có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động vào buổi sáng. Tình trạng này kéo dài, có thể tới một vài giờ. Trong các đợt viêm như vậy, bệnh nhân thường thấy đau đớn, khó hoặc không vận động được khớp, có thể kèm theo các triệu chứng của các cơ quan khác (biểu hiện tim, mạch, phổi ), có thể sốt, kém ăn, suy kiệt. Sau nhiều đợt viêm khớp tiến triển như vậy (có thể một vài tháng hoặc một vài năm), các khớp có thể biến dạng. Bệnh nhân có thể tàn phế. Bệnh khó phòng Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh có yếu tố di truyền nên khó phòng tránh, song có thể tránh các đợt viêm khớp tiến triển bằng cách điều trị thuốc, tránh các yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ ). Có một số giả thuyết cho rằng một số virus hay vi khuẩn phổ biến tác động vào yếu tố cơ địa thuận lợi (cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật, mắc c bệnh truyền nhiễm hoặc yếu tố môi trường (lạnh ẩm kéo dài) làm khởi phát bệnh. Tránh được các yếu tố này có thể hạn chế được bệnh. Khó khỏi hẳn Bệnh không thể nói là chữa khỏi hoàn toàn, song nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ mang lại kết quả rất tốt, có thể phòng tránh dính khớp, biến dạng khớp. Người bệnh có tểh có chất lượng cuộc sống gần như bình thường. Việc điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Các thuốc và chế độ luyện tập phải được duy trì lâu dài. Tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ thay đổi liều thuốc và hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp. Do đó, việc tái khám hết sức quan trọng. Khi một khớp bị tổn thương nặng, gây đau nhiều và kéo dài ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh, có thể thay khớp nhân tạo. Chế độ dinh dưỡng Người bệnh nên có chế độ ăn cân đối. Không có chế độ ăn đặc biệt nào có thể làm giảm hoặc khỏi bệnh. Không cần kiêng các thực phẩm có chất tanh (cua, tôm ), trừ những người dị ứng với loại thực phẩm này. Nếu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang được dùng các loại thuốc có corticoid (cortison, prednisolon, medẽa ), cần tránh các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, chè Trường hợp này cũng nên ăn hoặc uống cá chất có nhiều canxi như sữa và các sản phẩm của sữa (pho mát, sữa tươi, chua ) và nên ăn thức ăn giàu kali (chuối tiêu, rau cải, quả khô ). Người bệnh cũng cần duy trì cân nặng hợp lý vì béo phì làm cho các khớp phải chịu tải nhiều hơn và làm cho bệnh tăng lên. Một số lưu ý trong sinh hoạt Người bệnh cần sử dụng các loại quần áo mềm dễ mặc, quần áo cài bằng khoá; sử dụng các loại nước uống đóng trong hộp dễ mở, cốc nhẹ, dụng cụ mở hộp dễ sử dụng; dùng thìa có cán dài và to; giày dép đi quai dán nhằm tạo điều kiện và khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ. Nhìn chung, nên cố gắng hoạt động trong điều kiện càng gần bình thường càng tốt. Khi các khớp bị biến dạng, nên học cách thích nghi với tình trạng bệnh, cần duy trì cơ lực và các động tác vận động của khớp ở các khớp chưa bị ảnh hưởng; không để xảy ra các biến chứng như: co cứng ơ các khơp chưa bị tổn thương, các tổn thương da và tình trạng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. Ngoài ra, cần tránh vận động quá mức ở các khớp tổn thương, tránh các động tác có thể gây ra hoặc làm đau khớp tăng lên. Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng cân đối khi đứng, đi và ngồi. Dùng các ghế ngồi cao và có tay vịn giúp việc đứng lên dễ hơn. Khi nâng một vật nào đó, cần nâng bằng cả hai tay. Khi di chuyển đồ vật, nhất là vật nặng, nên đẩy, không nên nhấc lên. Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, song cần nghỉ 5-10 phút sau mỗi giờ đi. Khi đi ngủ, nên nằm ngủ bằng lưng trên nệm chắc và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng có tác dụng giảm đau. . Bệnh viêm khớp dạng thấp! Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm nhiễu khớp mạn tính tiến triển, thường dẫn đến dính khớp và biến dạng khớp, kèm theo sự có mặt của "yếu tố dạng thấp". năm), các khớp có thể biến dạng. Bệnh nhân có thể tàn phế. Bệnh khó phòng Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh có yếu tố di truyền nên khó phòng tránh, song có thể tránh các đợt viêm khớp tiến. nhiều khớp, trong đó có các khớp ở bàn tay chỉ có một tỷ lệ thấp là viêm khớp dạng thấp, số còn lại có thể là một bệnh khác. Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, viêm khớp dạng thấp

Ngày đăng: 29/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN