Cận thị - Bệnh hay gặp ở trẻ vị thành niên Đã hai thế kỷ trôi qua kể từ khi Fuch có công trình đầu tiên nghiên cứu về cận thị trong đó những kết luận của ông vẫn còn nguyên giá trị cho tới bây giờ. Nguyên nhân của cận thị Cận thị do nhiều yếu tố gây ra nhưng công việc do phải nhìn gần, trong một thời gian dài là nguyên nhân số một. Cận thị gặp nhiều ở tầng lớp “lao động trí tuệ”. Ông đã dẫn ra một ví dụ điển hình: tỷ lệ cận thị gặp rất ít ở các học sinh trường làng, gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trung học và cao nhất ở bậc đại học, sinh viên y khoa có hơn 80% bị cận thị. Nhìn gần dễ gây cận thị. Sau này người ta đưa thêm vài yếu tố đan xen vào nguyên nhân gây ra cận thị như yếu tố di truyền chẳng hạn. Một nghiên cứu trên trẻ sinh đôi cùng trứng cho thấy có 81,6% các cặp bị cận thị trong khi đó ở sinh đôi khác trứng là 57,6%. Như vậy di truyền nhất định có ảnh hưởng đến việc phát sinh cận thị nhưng theo cả 3 cơ chế: trội , lặn và đôi khi liên kết với giới tính. Tập quán dinh dưỡng cũng phần nào ảnh hưởng đến cận thị: người Eskimo ăn nhiều cá nên gần như không bị cận thị ? Vậy còn gì đằng sau những yếu tố đã nêu? Đó chính là môi trường sống của con người hiện đại. Cuộc sống văn minh, làm việc trong cự ly gần là yếu tố phát sinh ra cận thị. Các bậc phụ huynh đã quá quen biết với biểu hiện của bệnh cận thị: trẻ nhìn xa kém, chép bài vất vả hay phải nhìn bài người bên cạnh, xem tivi có xu hường ngồi gần, hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi quan sát. Phát hiện cận thị tương đối dễ dàng trừ một vài trường hợp khó. Các nhà chuyên môn thường xếp loại cận thị như sau: - Cận thị sinh lý hay cận thị học đường : cận thị nhỏ hơn 6 đi-ốp. - Cận thị bệnh lý hay cận thị thoái hóa: cận thị >6 đi-ốp, có thoái hóa đáy mẳt. Các bác sĩ chuyên sâu về khúc xạ có thể đưa ra kiểu phân loại thứ 2: - Cận thị giả (do co quắp điều tiết): thường do nhìn gần lâu quá mức, trạng thái thần kinh bị kích động, dùng thuốc co đồng tử. Nhóm này hay gặp tuổi nhi đồng, cận thị nhẹ, thị lực không ổn định. Điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi, tập luyện. - Cận thị thực thụ thì không như trên và tất nhiên phải đeo kính để có được thị lực hữu dụng. Và điều trị Điều trị cận thị thì lại không phức tạp như nguyên nhân của nó. Vũ khí đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền vẫn là đôi kính gọng kinh điển. Kính gọng thời nay đã nhẹ nhàng, trang nhã và tốt hơn xưa rất nhiều. Chúng ta có vô số loại gọng kính để lựa chọn: cầu đơn, cầu kép, cầu treo. Chất liệu có thể là nhựa, kim loại lồng vào nhựa hay kim loại đơn thuần mà hiện nay titan được coi là ưu điểm nhất bởi không bị ôxi hóa, nhẹ, biến dạng được. Mắt kính rất sẵn và rẻ tiền với chất liệu thủy tinh, plastic, tốt hơn hết là thủy tinh hữu cơ bởi trọng lượng nhẹ, phản quang ít, không bám nước. Phải thừa nhận là đeo kính gọng lâu năm làm biến dạng nhẹ, gây đau cho gốc mũi và vành tai. Trời mưa hay hơi nước bám vào kính cũng gây phiền toái nhất định cho người đeo, lóa mắt khi có nguồn sáng ngược chiều, trường nhìn bị hạn chế là nhược điểm của kính gọng mà ai cũng phải công nhận. Kính tiếp xúc có thể giải quyết tất cả những chuyện vừa nêu nhưng với hai điều kiện: - Bản thân người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về sử dụng kính. - Bạn phải hợp với kính: không bị kích thích khi đeo kính, không có chống chỉ định với KTX (kính tiếp xúc) Có rất nhiều bậc phụ huynh hỏi: có nên mổ laser cho con cái họ ? Bạn nên tính đến việc này khi: con bạn không thể và không muốn đeo kính gọng hay KTX, con bạn đã ngoài 18 tuổi, con bạn không tăng số trong khoảng 1 năm gần đây, không mắc một số bệnh mắt hay bệnh toàn thân thuộc nhóm chống chỉ định (khô mắt, viêm gan, AIDS ). Thực phẩm chức năng, các yếu tố vi lượng như vitamin A- C-E, chorondin, selen và kẽm vẫn còn cần những nghiên cứu lâu dài hơn, qui mô hơn để chứng minh được tác dụng thực sự của nó trong việc điều trị cận thị nhưng những bằng chứng khoa học cho tới nay cũng đủ để tất cả các bác sĩ mắt đồng thuận khuyên bệnh nhân cận thị nên dùng để chống các thoái hóa do tuổi già, chống tăng số cận thị và những thoái hóa tại hắc võng mạc có thể gặp do cận thị. . chuyên môn thường xếp loại cận thị như sau: - Cận thị sinh lý hay cận thị học đường : cận thị nhỏ hơn 6 đi-ốp. - Cận thị bệnh lý hay cận thị thoái hóa: cận thị >6 đi-ốp, có thoái hóa đáy. Cận thị - Bệnh hay gặp ở trẻ vị thành niên Đã hai thế kỷ trôi qua kể từ khi Fuch có công trình đầu tiên nghiên cứu về cận thị trong đó những kết luận của. hình: tỷ lệ cận thị gặp rất ít ở các học sinh trường làng, gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trung học và cao nhất ở bậc đại học, sinh viên y khoa có hơn 80% bị cận thị. Nhìn gần dễ gây cận thị. Sau