Bệnh đậu mùa – Phần 2 pps

17 320 1
Bệnh đậu mùa – Phần 2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bệnh đậu mùa – Phần 2 Đường đi bệnh đậu mùa Vùng hạ Sahara châu Phi dường như có nhiều khả năng là nơi xuất phát của virus gây bệnh đậu mùa ở người, nơi mà có lẽ virus đã tiến hóa từ virus đậu khỉ (monkeypox). Khi đã trở thành virus ở người, virus đậu mùa phát tán ra xa khi người nhiễm mang virus trong cơ thể suốt giai đoạn ủ bệnh dài, lây cho các bạn lữ hành dọc theo đường đi. Các trận dịch tiếp nhau đã nhiều lần du nhập virus vào các vùng khác nhau. Việc buôn bán nô lệ tại châu Phi có từ 1 ngàn năm trước, đã đóng vai trò tiếp dẫn sự lây truyền bệnh đậu mùa. Vào khoảng 2500 năm trước CN., các thương lộ cổ xưa, chiến tranh, di dân, hành hương cùng với các binh sĩ hồi hương, thương gia, khách lữ hành, và thám hiểm, đã tiếp tay giúp cho virus lan truyền khắp thế giới cổ đại. Khi các thành bang mọc lên dọc theo các thương lộ, thì đám dân cư đông đúc tại vùng đô thị trở thành nơi lý tưởng ươm mầm bệnh gây nên các vụ dịch đậu mùa không dứt. Virus di chuyển từ vùng châu thổ sông Nile đến các đô thị cổ đại vùng Lưỡng hà, vùng cao nguyên xứ Ba tư, đến vùng Biển Đen và đi vào vùng Tây Á và Trung Á, kể cả vùng thung lũng sông Indus thuộc Pakistan ngày nay. Virus không những chỉ du hành qua cơ thể người bệnh mà còn sống trong các vảy mủ khô dính trong quần áo nhiễm bẩn và các kiện hàng sợi bông được các thương đoàn mang đến tận những nơi xa xôi. Giao thương thời xa xưa qua đường biển từ vùng vịnh Ba tư, dọc theo bờ biển Ả rập, Ba tư,và Ấn độ, và cuối cùng đến Trung quốc, có thể cũng đã đóng vai trò trong việc vận chuyển virus đến châu Á. Ramses V: chết vì bệnh đậu mùa năm 1157 trước Công Nguyên Bằng chứng xưa nhất về sự hiện diện bệnh đậu mùa được tìm thấy trên 3 xác ướp thời Ai cập cổ đại, có niên đại khoảng năm 1570-1080 trước CN., trong đó có xác ướp Pharaoh Ramses V. Vị vua này chết vào năm 1157 trước CN vì bệnh đậu mùa khi mới hơn 30 tuổi. Mặt ông ta có các dấu chứng bị sưng phù và túi mủ. Xét nghiệm vi thể các thương tổn người ta tìm thấy những hạt nhỏ dạng virus đậu mùa,và những mảnh vảy cho phản ứng với kháng thể đậu mùa. Người Hittites sống tại vùng Anatolia có mô tả 1 chứng bệnh bí hiểm gây thành dịch đã tấn công họ sau khi giao chiến với quân đội Ai cập tại vùng phía bắc Syria ngày nay vào giữa thế kỷ 14 trước CN. Bệnh từ các tù binh Ai cập đã lây ra và cướp đi nhiều mạng sống dân thường và binh lính. Bệnh hoành hành trong cọng đồng người Hittites ít nhất là 20 năm. Chúng ta đoán đây chỉ có thể là bệnh đậu mùa. Một trong các tài liệu y học Sanscrit cổ nhất, sách Susruta Aamhita, do 1 thầy thuốc Hindu soạn trước thế kỷ thứ 5, đã mô tả bệnh đậu mùa và cho biết bệnh này có lẽ đã tồn tại tại Ấn độ cổ đại vào khoảng năm 1500 trước CN Các thầy thuốc y học Ayuverda đã dịch các mô tả về bệnh đậu mùa được viết trong khoảng thời gian từ năm 1000 trước CN. từ tiếng Sanscrit và Pali sang tiếng Sinhalese của người sống trên đảo Sri Lanka hiện nay. Các thầy tu Bà la môn đã hành lễ và cầu nguyện nữ thần bệnh đậu mùa trong thiên niên kỷ cuối cùng trước CN. Bệnh đậu mùa đã đến Trung quốc khoảng năm 250 trước CN. khi quân Hung nô từ miền Trung Á tấn công nước này, và chẳng bao lâu sau đã nhanh chóng lan tràn ra khắp miền bắc Trung quốc. Bệnh đậu mùa đã tấn công quân đội của Hán Vũ đế vào năm 48-49 khi đánh dẹp các bộ tộc Vũ lăng (Wuling) thuộc vùng Hồ nam hiện nay. Bệnh đậu mùa từ miền Trung Á đến, và có lẽ cũng đã từ nơi này lan xuống miền Đông nam Á dọc theo “ con đường Miến điện ”. Bệnh đậu mùa bám trụ tại Trung quốc và đã được một thầy thuốc nước Tấn (Chin) vào đầu thế kỷ thứ 4 mô tả đầy đủ Bệnh đậu mùa đã cùng với đạo Phật đến được Nhật bản vào thế kỷ thứ 6. Không có tài liệu cổ nào của người Hi lạp và La mã mô tả rõ ràng về bệnh đậu mùa mặc dù họ đã ghi lại vô số các trận dịch. Tuy nhiên, bằng chứng về bệnh này đã được nêu ra trong đám quân lính Carthage đóng dọc bờ biển Địa trung hải thuộc Bắc Phi vào năm 395 trước CN. Carthage đem quân đội đến đảo Sicily để tấn công thành Syracuse. Khi bao vây thành này, nhiều quân sĩ Carthage ngã bệnh, trên người phủ đầy các mụn mủ, nhiều người chết nên phải rút quân về Khi Alexander Đại đế tiến vào vùng châu thổ sông Indus vào năm 327 trước CN. thì quân đội bị mắc một chứng bệnh mà sử gia La mã Rufus có mô tả là người bệnh bị phủ đầy các vảy nhỏ và lây cho người khác. Bệnh lui dần trước khi đoàn quân rút lui về phương Tây. Các triệu chứng bệnh đậu mùa phù hợp với những mô tả về một chứng bệnh xảy ra trên các binh sĩ xứ Abyssinia thuộc vương quốc Aksum xứ Ethiopia hiện nay khi họ tấn công Mecca trong trận chiến Elephant vào năm 569. Bệnh này lan tràn ra khắp các bộ lạc Ả rập khi Muhammad ra tay thống nhất vào thế kỷ thứ 7. Thầy thuốc Rhazes tại thành Baghdad vào thế kỷ thứ 10 đã ghi lại 1 vụ dịch do hậu quả của trận Elephant, và trở thành người đầu tiên đưa ra 1 chẩn đoán đầy đủ bệnh đậu mùa. Giám mục Gregory của thành Tours, Pháp là người châu Âu đã mô tả đầu tiên về bệnh đậu mùa vào năm 581. Ông ta viết rằng bệnh này đã lan tràn tới miền nam nước Pháp và miền bắc nước Ý. Năm 622,quân Hồi giáo đã mang bệnh này từ 1 vụ dịch tại thành Alexandria,Ai cập vào Tây ban nha, Bồ đào nha, và Pháp ngang qua ngỏ Bắc Phi. Bệnh đậu mùa dần dần đã lan tràn ra khắp Tây Âu theo từng đợt. Nhiều vụ dịch đã được ghi nhận tại Ireland từ năm 675 đến 778, và tại vùng Flanders vào năm 961. Tín đồ hành hương và thập tự binh lại mang bệnh đậu mùa vào Tây Âu khi từ vùng Trung đông trở về.Vào cuối thế kỷ 12 bệnh đậu mùa đã trở thành khá phổ biến tại lục địa Tây Âu. Bệnh đậu mùa theo 1 chiếc tàu Đan mạch đến Iceland vào năm 1241, và đã làm cho 20.000 người ở đây chết. Nhiều trận dịch nữa đã xảy ra tại Iceland trong những năm 1257 và 1291. Các thập tự binh của vua Edward I khi trở về nước Anh năm 1300 cũng đã mang theo bệnh đậu mùa. Một trận dịch từ Iceland đã đến tấn công Greenland vào năm 1430. Vào thế kỷ thứ 16, bệnh đậu mùa đã cắm chốt khắp châu Âu ngoại trừ nước Nga, nơi mà cuối cùng bệnh đậu mùa cũng đặt chân tới vào đầu thế kỷ thứ 17. Bệnh đậu mùa lai vãng các hải cảng xứ Tây ban nha, và người nước này lại xuất khẩu sang vùng Tây Ấn (West Indies) năm 1507. Tình trạng nhiễm trùng hàng loạt trên tàu cộng với đồ vải bị vấy nhiễm các vảy mủ đã cho phép virus di chuyển an toàn sang Tân Thế giới.Virus cũng theo đám nô lệ da đen gốc bờ biển Tây Phi được người Tây ban nha mang đến làm việc trong các hầm mỏ tại đảo Hispaniola (Haiti và Dominica hiện nay) ngay từ năm 1510. Chẳng mấy chốc Hispaniola trở thành cái ổ ươm mầm (breeding ground) bệnh đậu mùa. Căn bệnh này chẳng bao lâu tiến vào đất liền Mexico qua ngã Yucatan, mở đường cho đám Tây ban nha đến chính phục vùng đất này. Cortés đến Campoula là nơi gần Vera Cruz hiện nay vào năm 1519, tại đây ông ta được 1 nhóm Tây ban nha khác nhập bọn, trong nhóm này có 1 nô lệ da đen mang bệnh. Bệnh đậu mùa đã chạy nhanh trước các tay chinh phục, tạo nên sự kinh hoàng và giết chết nhiều tộc trưởng, và sau đó tàn sát một nửa số dân bản xứ của Mexico. Nhờ vậy mà Cortés với chưa đầy 500 quân sĩ đã chinh phục được đế quốc rộng lớn Aztec vào năm 1521. Bệnh đậu mùa, cùng với những bệnh khác của Cựu thế giới, đã mở đường cho người Tây ban nha đi chinh phục khắp châu Mỹ La tinh, dọn đường cho công cuộc chinh phục. Bệnh đậu mùa đã quét sạch dân cư dọc theo bờ biển xứ Peru, và quấy nhiễu các bộ tộc Incas ở vùng cao. Pizarro đến lãnh thổ của người Incas vào năm 1532 khi vùng này bị hoảng loạn vì bệnh tật và nội chiến. Đám nô lệ châu Phi vẫn tiếp tục cung cấp nguồn bệnh gây dịch hoành hành khắp vùng Mỹ La tinh trong nhiều năm trời, tạo điều kiện cho người Tây ban nha và Bồ đào nha dễ dàng chiếm đoạt. Bệnh đậu mùa cũng không chừa Bắc Mỹ. Những người khai hoang châu Âu, nhất là người gốc Anh nơi mà bệnh đậu mùa vẫn tiếp tục hoành hành, đã mang mầm bệnh đến các bờ biển Bắc Mỹ. Các trận dịch đậu mùa cứ đến rồi đi, và nhiều tàu thuyền phải chịu cách ly kiểm dịch nếu nghi ngờ có mang bệnh đậu mùa.Tuy nhiên, quần áo và những bành bông vải bị vấy nhiễm các vảy mủ bệnh đậu từ những tàu này lại được mang lên bờ. Các vụ dịch nỗ ra một phần cũng do sự du nhập đám nô lệ da đen bị nhiễm bệnh. Vào cuối thế kỷ 17, bệnh đậu mùa bắt đầu tiến về phía tây. Ở miền bắc Canada, các giáo sĩ dòng Tên và các công ti buôn bán lông thú vô tình đã làm cho bệnh lan tràn sang các bộ lạc bản xứ. Vào năm 1731, bệnh đậu mùa đã lan khắp các khu thực địa và làng mạc thổ dân Bắc Mỹ. Có khi bệnh đậu mùa được cố ý đưa vào các bộ lạc cứng đầu chống đối sự cai trị thực dân qua hình thức đem tặng chăn mền đã được người mắc bệnh đậu mùa sử dụng. Công nhân hái bông và công nhân nhà máy dệt bị nhiễm bệnh đậu mùa cũng tiếp tay làm lây truyền bệnh này. Thói quen nhổ nước bọt vào bàn tay trước khi nối sợi chỉ đứt và những mụn vảy tróc trên bàn tay người vừa khỏi bệnh đậu mùa, là 2 yếu tố làm cho vải và sợi bông bị vấy bẩn virus. Việc mua bán vải vụn lấy từ quần áo cũ bị vấy nhiễm virus, rồi đem đóng lại thành bành và lưu kho để làm giấy, cũng làm cho bệnh phát tán. Ở trạng thái khô trong nhà kho và trong hầm tàu, virus sống được hàng tháng, thậm chí đến hàng năm. Vào thế kỷ 19, tàu thuyền đã mang bệnh đậu mùa đến khắp nơi trên thế giới khi chở những bành bông, vải vụn, quần áo, cùng với nhiều trường hợp lây nhiễm giữa thủy thủ đoàn và hành khách. Các biện pháp vô vọng Khó mà phân biệt rõ bệnh đậu mùa với bệnh sởi và thủy đậu tại châu Âu, mãi cho đến khi Sydenham nêu ra được những khác biệt vào khoảng thập niên 1660. Tuy nhiên, vẫn còn nhầm lẫn đến tận cuối thế kỷ 18, vì lẽ bệnh đậu mùa không chừa một ai, giàu nghèo cũng mặc. Trong khi châu Âu vừa vật lộn với chứng bệnh mới này, vừa phải đối phó với những bệnh dịch khác từ bên ngoài đưa vào khu vực này, thì phần lớn châu Á đã quen mặt bệnh đậu mùa từ lâu và đã có ý tưởng tiêm chủng để ngừa bệnh này. Ý tưởng về tiêm chủng dường như đã hình thành tại Ấn độ trong hàng ngũ các tu sĩ Bà la môn khi cầu nguyện nữ thần bệnh đậu mùa. Họ nhận thấy rằng không phải tất cả các nạn nhân mắc đậu mùa đều có mức độ nặng giống nhau, một số chỉ mắc phải thể bệnh nhẹ mà thôi. Bằng cách chọn lọc cẩn thận các vảy mủ khô từ những bệnh nhân hồi phục sau khi mắc bệnh đậu mùa thể nhẹ, họ bắt chước cách lây truyền virus tự nhiên bằng cách đặt những mảnh vảy mủ khô nhỏ vào bên trong mũi của những người chưa hề bị mắc bệnh trước đó. Kết quả đạt được là 1 thể bệnh đậu mùa nhẹ có khả năng bảo vệ những người này khỏi bị mắc thể bệnh nặng hơn. Mỗi khi mùa xuân đến, các tu sĩ đi khắp các làng mạc chủng ngừa cho trẻ em. Các tu sĩ nam nữ của đạo Phật tiếp tục truyền thống chủng ngừa cổ xưa này, và sau đó đem phương pháp này vào miền Trung Á và Trung quốc. Các tài liệu thời nhà Tống cho biết phương pháp chủng ngừa này đã được một ni sư Phật giáo đem từ Tây tạng vào Trung quốc. Sau này xuất hiện một dạng chủng ngừa mới, thay vì lấy các vảy mủ khô, người ta lấy chất dịch từ các túi mủ ngoài da của người bị đậu mùa thể nhẹ và chủng ngừa được tiến hành bằng cách đưa dịch mủ đó vào dưới da của người chưa bị nhiễm. Hình thức chủng ngừa sử dụng dịch mủ lấy từ các thương tổn đậu mùa này được mang sang Ba tư và Anatolia thông qua các thương lộ đi từ Ấn độ và miền Trung Á, đến tận thành Constantinople vào khoảng cuối thế kỷ thứ 16. Dường như hình thức chủng ngừa này cũng đã có tại vùng tây Phi. Một chủ đồn điền tại Boston tên là Cotton Mather, đã học được phương pháp này từ 1 nô lệ da đen vào năm 1706 và sau đó khuyến khích những người khai hoang khác áp dụng. George Washinton đã cho đám quân cách mạng của mình chủng ngừa vào năm 1777 sau khi quân đội bị mấy trận dịch đậu mùa. Nông dân tại một số vùng ở châu Âu cũng áp dụng kỹ thuật này. Các thầy thuốc châu Âu tuy có biết đến phương pháp chủng ngừa này nhưng lại không muốn áp dụng. Lady Mary Wortley Montague, vợ của Đại sứ Anh tại Thổ nhĩ kỳ vào đầu thế kỷ thứ 18, biết được phương pháp chủng ngừa này khi theo chồng đến Constantinople. Chính bà cũng đã bị đậu mùa để lại vết sẹo rất xấu, bà ta nguyện áp dụng cách chủng ngừa cho các con mình hầu tránh cho họ khỏi những kinh khiếp của bệnh này. Khi trở về London vào năm 1721, bà đã trình bày ý tưởng chủng ngừa cho triều đình nước Anh. Tuy nhiên do quá sợ bị mắc bệnh đậu mùa, cho nên ít ai dám chịu thử. Trong khi đó, khắp châu Âu đầy những tin đồn rằng những người vắt sữa đã bị đậu bò đều không bị hề hấn gì trong các trận dịch đậu mùa. Các nông dân nuôi bò vắt sữa bắt đầu đem bệnh đậu bò chủng ngừa cho con cái họ. Các thầy thuốc biết được việc này qua các thông báo của 1 bác sĩ người Anh vào năm 1765, và 1 thầy thuốc người Đức vào năm 1769, nhưng thảy đều vô ích. Cuối cùng, vào năm 1798, một thầy thuốc người Anh tên là Edward Jenner công bố 1 báo cáo về tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng đậu bò làm vaccin ngừa bệnh đậu mùa. Trong khi giới thầy thuốc người Anh chần chừ chưa chấp nhận ý tưởng này, thì các nước châu Âu khác đã nhanh chóng sử dụng đậu bò để làm vaccin phòng bệnh đậu mùa. Bất chấp thông tin về chủng ngừa, tại châu Âu người ta vẫn tranh cãi rất nhiều về việc áp dụng phương pháp này. Có người chất vấn về tính an toàn, kết quả miễn dịch đạt được, và có phù hợp về mặt tôn giáo hay không khi làm ngược lại với ý muốn của Chúa. Tính an toàn quả thật gây nhiều lo ngại nhất là khi việc chủng ngừa lại không may bị thao tác vụng về, và “ chất dịch” dùng để chủng lại thường quá mạnh hoặc bị nhiễm bẩn. Không phải lúc nào người ta cũng chăm chút khi lấy “ chất dịch ” dùng để tiêm chủng. Nhân viên tiêm chủng ít kinh nghiệm thường chỉ [...]... chủng không còn đặt ra nữa Bệnh đậu bò Bằng cách nào mà đậu bò bảo vệ cho người không bị nhiễm đậu mùa vẫn còn là 1 bí mật mãi cho đến cuối thế kỷ 19 Năm 1781, Nash mô tả về lịch sử tự nhiên đầy thú vị của bệnh đậu bò, ủng hộ việc lấy virus đậu bò để chủng ngừa thay vì sử dụng virus đậu mùa lấy từ người mắc bệnh Ông này nhận xét rằng bò chỉ mắc bệnh một lần duy nhất, và bệnh lây từ bò sang bò thông... của labo chuyên về virus đậu mùa Trước khi bệnh được chẩn đoán thì người này đã lây bệnh sang bà mẹ và bà này chết Nhà khoa học làm việc cho labo virus đậu mùa vì chuyện này mà tự sát Liệu chúng ta có thấy được sự cáo chung của bệnh đậu mùa ? Có lẽ là không Vẫn còn dự trữ vaccin - để có khi phải đem ra sử dụng Chính quyền Xôviết trong 50 năm đã phát triển hàng tấn virus đậu mùa để làm vũ khí sinh học... trình thanh toán đậu mùa của WHO và hiện tại việc thực hiện tiêm chủng ngừa đậu mùa đã kết thúc Bọn khủng bố và các chính phủ xấu (rogue) đã nhận thấy điểm yếu dễ mắc bệnh của thế hệ này Ngay cả đối với thế hệ già hơn đã được tiêm chủng trước khi bệnh đậu mùa được thanh toán cũng có thể bị nhiễm bởi vì tính đề kháng giảm dần Các thầy thuốc hiện đại gặp khó khăn để phát hiện bệnh đậu mùa Trong quá khứ... đến bệnh đậu mùa Không thể bỏ qua khả năng virus đậu mùa tự nhiên còn ẩn mình đâu đó trong các quần thể dân cư hẻo lánh, hoặc nằm trốn trong các vảy mủ cũ khô trong những nơi kín đáo nào đó Hơn thế nữa, khi gặp điều kiện phù hợp, một chủng virus đậu mùa mới có thể tách ra từ 1 chủng mạnh của virus đậu khỉ Tuy nhiên, các labô bí mật là mối nguy hiểm lớn nhất về sự xuất hiện trở lại của bệnh đậu mùa. .. Từ năm 1980, Tổ chức Y tế thế giới đã dự trữ 20 0 triệu liều vaccin làm từ chủng virus Vaccinia đông khô đủ để dự phòng tình huống bệnh đậu mùa xuất hiện trở lại do tình cờ hoặc cố ý Để kết luận Bệnh đậu mùa cùng với một số bệnh tai ác đã tác động đến các nền văn minh trên thế giới, trong nhiều tình huống đã làm thay đổi diễn biến lịch sử Các trận dịch đậu mùa đã làm lật nhào nhiều lãnh tụ lớn và chặn... chủng ngừa đậu mùa đã được khắp châu Âu chấp nhận, và sau đó mở rộng ra khắp thế giới văn minh Đến cuối thế kỷ 19, tính an toàn của các vaccin đã được cải tiến rất nhiều Nhờ hiểu biết rõ hơn về hiệu quả của sự cách ly người bệnh và tiêm chủng thường xuyên đã làm cho bệnh đậu mùa đã giảm nhanh chóng tại bất cứ nơi nào thực hiện những phương pháp này Sau tuyên bố thanh toán xong bệnh đậu mùa năm 1980,... thành bệnh nặng, nhưng lại giúp cho hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của những biến thể đậu mùa có độc lực mạnh hơn Virus lai Qua sự cấy chuyển (passage) virus đậu mùa sang bò và bê và sau đó trở lại con người, thì virus biến đổi này bắt đầu mang những đặc trưng riêng Vào khoảng cuối thế kỷ 19, virus đã được truyền qua một loạt các động vật thí nghiệm trong qui trình sản xuất vaccin Từ con virus đậu mùa. .. mủ từ bệnh nhân mắc thể đậu mùa nặng thay vì từ nạn nhân bị thể bệnh nhẹ “Dịch” lấy được thường có chứa các tác nhân sinh bệnh khác, hoặc thậm chí chỉ là dịch mủ của các nhiễm trùng khác Các phản ứng có hại đối với chất lạ cũng gây ra nhiều vấn đề Nhiều năm sau khi chủng ngừa với đậu bò, các thầy thuốc không biết rằng miễn dịch tạo ra có thể yếu dần đi và cần phải chủng bổ sung để ngừa khỏi mắc bệnh. .. những vết sẹo xấu xí cũng như chứng bệnh đáng sợ này Người ta cuống cuồng tìm kiếm các cách chữa trị và nhận thấy rằng chủng ngừa là cách có thể giúp tránh khỏi các tác hại nặng nề của bệnh này Đến năm 1977 có trên 60 phòng thí nghiệm trên thế giới đang lưu mẫu virus đậu mùa Sau khi chương trình thanh toán đậu mùa của Tổ chức Y tế thế giới thành công, chỉ còn có 2 labô có mức độ an toàn cao được cộng... Các thương tổn đậu mùa thường hiện diện trên lòng bàn tay của người bệnh, và tay là nơi hồi phục cuối cùng Vì vậy, những người thợ vắt sữa bò vừa mới khỏi bệnh nhưng trên tay của họ vẫn còn các thương tổn sẽ gây nhiễm cho vú con bò qua các vết xây xước tương tự như khi ta làm chủng ngừa Kết quả là những thương tổn khu trú được tạo ra, giống như các thương tổn tại chỗ khi chủng ngừa đậu mùa, sau đó lại . Bệnh đậu mùa – Phần 2 Đường đi bệnh đậu mùa Vùng hạ Sahara châu Phi dường như có nhiều khả năng là nơi xuất phát của virus gây bệnh đậu mùa ở người, nơi mà có lẽ. và thập tự binh lại mang bệnh đậu mùa vào Tây Âu khi từ vùng Trung đông trở về.Vào cuối thế kỷ 12 bệnh đậu mùa đã trở thành khá phổ biến tại lục địa Tây Âu. Bệnh đậu mùa theo 1 chiếc tàu Đan. theo bệnh đậu mùa. Một trận dịch từ Iceland đã đến tấn công Greenland vào năm 1430. Vào thế kỷ thứ 16, bệnh đậu mùa đã cắm chốt khắp châu Âu ngoại trừ nước Nga, nơi mà cuối cùng bệnh đậu mùa

Ngày đăng: 29/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan