1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011- Bài số 25 doc

4 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 120,55 KB

Nội dung

KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011 Bài số 25 (THỜI GIAN LÀM BÀI : 87X 1,8 PHÚT/ 1CÂU = 160 PHÚT) Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol H 2 . Dung dịch D gồm a mol H 2 SO 4 và 4a mol HCl. Trung hoà 1/2C bằng dung dịch D thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 18,46g. B. 27,40. C. 20,26. D. 27,98. Dùng cho câu 2, 3, 4: Hoà tan hỗn hợp Ba, Na (với tỉ lệ mol 1:1) vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Câu 2: Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà dung dịch A là A. 300ml. B. 30ml. C. 600ml. D. 60ml. Câu 3: Khối lượng muối thu được sau phản ứng trung hoà là A. 5,39g. B. 5,37g. C. 5,35g. D. 5,33g. Câu 4: Cho 560 ml CO 2 (đktc). hấp thụ hết vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là A. 4,925g. B. 3,940g. C. 2,955g. D. 0,985g. Dùng cho câu 5, 6, 7: Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dung dịch X gồm (NH 4 ) 2 SO 4 1,32% và CuSO 4 2% và đun nóng thu được V lít khí A (đktc), dung dịch B và m gam kết tủa C. Câu 5: Giá trị của V là A. 5,60. B. 6,72. C. 4,48. D. 8,96. Câu 6: Giá trị của m là A. 32,3375. B. 52,7250. C. 33,3275. D. 52,7205. Câu 7: Nồng độ phần trăm của chất tan trong B là A. 3,214%. B. 3,199%. C. 3,035%. D. 3,305%. Dùng cho câu 8, 9: Hoà tan 2,15gam hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm A và 1 kim loại kiềm thổ B vào H 2 O thu được dung dịch C và 0,448lít H 2 (đktc). Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần V lít dung dịch HCl 0,1M và thu được m gam muối. Câu 8: Giá trị của V và m lần lượt là A. 0,2 và 3,570. B. 0,2 và 1,785. C. 0,4 và 3,570. D. 0,4 và 1,785. Câu 9: Thêm H 2 SO 4 dư vào 1/2 dung dịch C thu được 1,165g kết tủa. A và B lần lượt là A. Li, Ba. B. Na, Ba. C. K, Ba. D. Na, Ca. Dùng cho câu 10, 11, 12: Hỗn hợp Y gồm 3 kim loại Na, Al, Fe được nghiền nhỏ trộn đều và chia thành 3 phần bằng nhau. Hoà tan phần 1 trong 0,5lit dd HCl 1,2M được 5,04lít khí và dd A. Phần 2 cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 3,92lit khí. Phần 3 cho tác dụng với nước dư thu được 2,24lit khí. Biết thể tích các khí đo ở đktc và thể tích dung dịch không đổi. Câu 10: Khối lượng của Na, Al trong Y lần lượt là A. 3,45g; 8,10g. B. 1,15g; 2,70g. C. 8,10g; 3,45g. D. 2,70g; 1,15g. Câu 11: Nồng độ mol/lít của HCl trong dung dịch A là A. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,3M. D. 0,4M. Câu 12: Khối lượng chất tan trong dung dịch A là A. 35,925g. B. 25,425g. C. 41,400g. D. 28,100g. Câu 13: Cho 20,1 gam hỗn hợp A chứa Al, Mg, Al 2 O 3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72lit H 2 (đktc). Mặt khác, nếu hoà tan hết 20,1gam A vào V lít dung dịch HCl 1M thu được 15,68lit H 2 (đktc) và dung dịch B. Cần phải dùng hết 300ml dung dịch KOH 1M mới trung hoà hết lượng axit còn dư trong B. Khối lượng (gam) của Al 2 O 3 trong A và giá trị của V lần lượt là A. 5,4 và 1,7. B. 9,6 và 2,0. C. 10,2 và 1,7. D. 5,1 và 2,0 . Câu 14: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 kim loại kiềm vào nước thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Nếu cũng cho lượng X như trên tác dụng với O 2 dư thì thu được 3 oxit và thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là A. 3,2. B. 1,6. C. 4,8. D. 6,4. Câu 15: Cho 46,95 gam hỗn hợp A gồm K và Ba tác dụng với dung dịch AlCl 3 dư thu được 19,50 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của K trong A là A. 24,92%. B. 12,46%. C. 75,08%. D. 87,54%. Câu 16: Chia 23,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 51,6. B. 25,8. C. 40,0. D. 37,4. Câu 17: Cho 8,50 gam hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,35. B. 16,05. C. 10,70. D. 21,40. Dùng cho câu 18, 19: Chia 23,0 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Li thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, vừa đủ thu được 1,12 lít khí N 2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối (không chứa NH 4 NO 3 ). Phần 2 hoà tan hoàn toàn trong nước thu được V lít H 2 (đktc). Câu 18: Giá trị của m là A. 48,7. B. 54,0. C. 17,7. D. 42,5. Câu 19: Giá trị của V là A. 4,48. B. 11,20. C. 5,60. D. 8,96. Câu 20: Hoà tan 13,1 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được V lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y. Trung hoà Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 30,85 gam muối. Giá trị của V là A. 5,60. B. 8,96. C. 13,44. D. 6,72. Câu 21: Cho hỗn hợp A gồm Al và Na tác dụng với H 2 O dư thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc) và còn lại một lượng chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong A là A. 2,3 gam. B. 4,6 gam. C. 6,9 gam. D. 9,2 gam. Câu 22: Hoà tan 13,8 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được V lít khí H 2 (đktc) và dung dịch Y. Sục CO 2 dư vào dung dịch Y thu được 50,4 gam muối. Giá trị của V là A. 5,60. B. 8,96. C. 13,44. D. 6,72. Dùng cho câu 23, 24: Hoà tan hoàn toàn 13,200 gam hỗn hợp Na và K vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H 2 (đktc). Cho 5,200 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 3,36 lít khí H 2 (đktc). Cho X tác dụng với Y đến khi phản ứng hoàn toàn thu được x gam kết tủa. Câu 23: Giá trị của m là. A. 10,525. B. 9,580. C. 15,850. D. 25,167. Câu 24: Giá trị của x là A. 12,000. B. 10,300. C. 14,875. D. 22,235. Câu 25: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại kiềm vào nước thu được 0,448 lít khí H 2 (đktc) và 400 ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 1. B. 2. C. 12. D. 13. Câu 26 (B-07): Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng nước dư thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 1,75V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện. Thành phần phần trăm khối lượng của Na trong X là A. 39,87%. B. 29,87%. C. 49,87%. D. 77,31%. Câu 27: Cho hỗn hợp Na, K và Ba tác dụng hết với nước, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H 2 (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch Al(NO 3 ) 3 thì số gam kết tủa lớn nhất thu được là A. 7,8 gam. B. 15,6 gam. C. 46,8 gam. D. 3,9 gam. Câu 28: Cho m gam hỗn hợp A gồm K và Al tác dụng với nước dư, thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Nếu cho m gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thì thu được 7,84 lít H 2 (đktc). Phần trăm khối lượng của K trong A là A. 83,87%. B. 16,13%. C. 41,94%. D. 58,06%. Câu 29: Cho 18,6 gam hỗn hợp A gồm K và Al tác dụng hết với dung dịch NaOH thì thu được 15,68 lít khí H 2 (đktc). Nếu cho 18,6 gam A tác dụng hết với dung dịch HCl thì số gam muối thu được là A. 68,30. B. 63,80. C. 43,45. D. 44,35. . KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010-2011 Bài số 25 (THỜI GIAN LÀM BÀI : 87X 1,8 PHÚT/ 1CÂU = 160 PHÚT) Câu 1: Hoà tan hoàn toàn. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,3M. D. 0,4M. Câu 12: Khối lượng chất tan trong dung dịch A là A. 35,925g. B. 25, 425g. C. 41,400g. D. 28,100g. Câu 13: Cho 20,1 gam hỗn hợp A chứa Al, Mg, Al 2 O 3 tác dụng. tủa. Câu 23: Giá trị của m là. A. 10, 525. B. 9,580. C. 15,850. D. 25, 167. Câu 24: Giá trị của x là A. 12,000. B. 10,300. C. 14,875. D. 22,235. Câu 25: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại

Ngày đăng: 29/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w