Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,93 MB
Nội dung
lệ ma chay: Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Văn hoá: Người Dao có nền văn hoá lịch sử lâu đời và tri thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học cổ truyền. Họ không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá gọi là chữ Nôm Dao. Lễ cầu mùa Nhà nửa sàn nửa trệt Ăn: Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày, bữa trưa và bữa tối. Chỉ những ngày mùa bận rộn mới ăn thêm bữa sáng. Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi lại ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc ăn cháo. Cối xay lúa thường dùng là loại cối gỗ đóng dăm tre. Cối giã có nhiều loại như cối gỗ hình trụ, cối máng giã bằng chày tay, cối đạp chân, cối giã bằng sức nước. Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua. Khi ăn xong, người ra kiêng để đũa ngang miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết. Phổ biến là rượu cất, ở một vài nơi lại uống hoãng, thứ rượu không qua trưng cất, có vị chua và ít cay. Người Dao thường hút thuốc lá và thuốc lào bằng điếu cầy hay tẩu. Mặc: Nam mặc quần, áo. Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn. Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần áo ngắn hoặc dài màu chàm và đầu đội khăn Y phục rất sặc sỡ. Hiện trang vẫn giữ được các nét hoa văn truyền thống với những trang trí hoa văn truyền thống. Họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm. Ở: Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất. Phụ nữ Dao đỏ búi tóc vấn khăn lên đỉnh đầu. Trang phục của họ phần cổ áo thêu hoa văn sặc sỡ, riêng chiếc yếm ngực còn gắn những bông hoa tám cánh chạm bằng bạc. Một kiểu kiến trúc nhà ở của người Dao Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn nửa đất được chọn để trưng bày và giới thiệu. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến trúc nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây. Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi nhà của người Dao đều được làm bằng tranh tre nứa lá, không có một chút gạch ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ quí, có tuổi rất già 80-90 năm. Mỗi lần chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh tre nứa lá còn những cột cái bằng gỗ quí có sức bền với thời gian thì họ chuyên chở đi để làm ngôi nhà nơi ở mới. Phương tiện vận chuyển: Người Dao ở vùng cao quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh bằng đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng. Quan hệ xã hội: Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ. Nhà người Dao ở Lai Châu. Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau. Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm bằng nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ. Lễ hội đón xuân của dân tộc Dao Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai. Ma chay: Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên. Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà, ngày thứ ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu. Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt. Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị trí là có thể làm nhà được. Thờ cúng: Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc. một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa. Lịch: Người Dao quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất và sinh hoạt. Học: Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao. Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ. Màn múa chuông của dân tộc Dao Văn nghệ: Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ, bài hát, thơ ca. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ Cấp sắc là nghi lễ truyền thống của những người đàn ông Dao đến tuổi trưởng thành. Trong ảnh thầy cúng đang làm lễ cấp sắc. tôn giáo. Chơi: Người Dao thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo. Nguồn : UBDT Văn hóa ẩm thực của người Dao Món ăn chế biến từ lương thực Xôi: Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc. Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu. Ngoài cơm và xôi, đôi khi người Dao cũng ăn cháo, ăn các loại củ tự gieo trồng hoặc tìm kiếm từ trong rừng. Quà bánh: Các loại quà bánh của người Dao cũng khá đa dạng như: bánh chưng, bánh dầy, bánh rán, bánh gio, bánh trôi, bánh chay, bánh đúc, bánh sừng bò Trước đây, trong các ngày Tết Nguyên Đán và Tết 14 tháng 7 âm lịch người Dao làm nhiều bánh chưng đế đành ăn dần. Không ít gia đình trong suốt tháng giêng hoặc tháng 7 đều có bánh ăn. Món chế biến từ thịt và thủy sản Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem sào gừng và nghệ. Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước và thường cho thêm gừng. Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng được đem xào chín với gừng. Chỉ có lòng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được xào khô và cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu. Trường hợp xào cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như thảo quả, quế, gừng sả Món luộc: Để làm món thịt luộc, rửa sạch thịt và cắt thành miếng to bằng bàn tay. Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín đều thì vớt ra. Nước luộc thịt được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với rau ngót, mồng tơi. Trước khi ăn, thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếng nhà xếp vào bát, đ a hay đổ thịt ra lá dong, lá chuối. Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích. Món thịt hầm thường phải có thêm những thứ bô trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su hào Tuỳ theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị như rượu, hành, hồ tiêu, củ sả, riềng, gừng Món nấu (o khấu): Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các món xào, luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít. Họ rất thích ăn thịt lợn nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều khi đậu phụ, trứng gà cũng được đem nấu canh. Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở hoặc miến dong, nấu xương lợn với bí đao Khi bắt được những con cá to họ cũng hay đem nấu canh với gia vị. Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuất hiện nhiều món thịt nấu. Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa sạch, chặt đuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ. Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản. Khi thấy chảo nóng thì cho mỡ vừa đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi chín thì vớt ra, người chế biến món rán phải biết điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp và lật đồ rán cho khỏi bị cháy. Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lây ít gan có cả mật và thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng. Khi chín gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho mọi người cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn. Món ăn chế biến từ rau Món rau nấu canh: Trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canh mặn hoặc nhạt là món chính. Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấu canh, chẳng hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền, măng, mướp, bầu, bí, khoai sọ Món rau xào: Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non của cây sắn, rau cải làn, rau đớn thường được sào, ít dùng nấu canh. Tuy gọi là rau xào nhưng vẫn phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tức là tránh cho rau bị cháy. So với món nấu thì món xắn thường cho muối mặn hơn. Món hầm: Nhìn chung, món rau hàm thường phải có thịt hoặc xương hay cá thì mới ngon. Với người Dao, những món hầm bằng rau, củ hay quả thường ít cho các gia vị như hành, tỏi, gừng, lá tía tô Món luộc: Trước đây, người Dao ở Vĩnh Phúc ít ăn món rau luộc, nguyên nhân có thể lúc đó nước mắm chưa được phổ biến. Hiện nay, đã ảnh hưởng từ văn hoá của người Việt láng giềng nên người Dao cũng ưa thích món rau luộc. Rất nhiều loại rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền được họ đem luộc ăn với nước chấm. Thức uống Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời. Tuy vậy, chỉ có đàn ông Dao là hay uống rượu, nhất là khi nhà có khách. Còn nữ giới chỉ uống rượu thuốc để chữa bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè. Nước uống của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ, lá cây rừng hoặc hạt vối vừa mát vừa bổ. Hiện nay, nhiều gia đình người Dao đã tự trồng chè nên nước chè xanh cũng là đồ uống phổ biến của họ. Ứng xử trong ăn uống Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải ngồi vào mâm cùng ăn uống. Về vị trí ngồi, hàng được gọi là phía trên là nơi ngồi của đàn ông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và trẻ con. Việc chia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong nhà có khách hoặc các thành viên quá đông, không đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm. Tuy vậy, hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uống cho thuận tiện. Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ, còn mâm trong gian khách có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn tuổi. Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâm phải chờ cho đủ cả gia đình mới được cầm bát đũa. Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời, nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau. Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà gắp cho các cháu nhỏ. Khi thịt gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùi chân cho những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn. Trong bữa ăn, nếu có khách chủ nhà cũng không quên mời và luôn tay gắp miếng ăn ngon cho khách. Đúng theo tập quán trước kia, người Dan vừa ăn cơm vừa uống rượu, khách thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chén mời nhưng không chạm chén. Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của mình mà uống nhiều hay ít mỗi khi nhấc chén uống rượu. Khi uống cạn chén khách cứ tụ nhiên để cho chủ nhà rót rượu xuống. Nếu cảm thấy không muốn uống nữa thì lấy tay đẩy nhẹ miệng chai lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu xuống chén của mình. Khi ăn cơm xong hoặc đang ăn không được để đũa lên miệng bắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong những ngày ma chay hoặc xới cơm cúng vong hồn người chết mới được để đũa như vậy. Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, có một số món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng đồng quy định. Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi, thịt lợn luộc, thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương hầm Nhìn chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như trong những ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ. Còn trong đám ma có thịt lợn luộc, thịt lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi chuối rừng nấu với xương lợn. Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm cũng tuỳ theo từng nghi lễ. Còn vị trí ngồi, được xếp theo giới, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, theo tuổi tác và địa vị của khách. Tuy vậy, vị trí ngồi còn phải tuỳ theo sự quy định của từng loại nghi lễ. Trang phục của người Dao Chuyện ăn mặc của phụ nữ người Dao rất được cọi trọng. Ngay từ bé, các cô gái Dao đã được mẹ dạy cho cách thêu thùa, ăn mặc sao cho đẹp, duyên dáng. Trang phục cảu người Dao Tiền và Dao đỏ cũng có chút khác biệt Trang phục của người Dao đỏ So với người Dao Đỏ ở Quảng Bạ thì người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn bộ trang phục cổ truyền bao gồm khăn đội đầu, áo dài, áo con, dây lưng, xà cạp và đồ trang sức bằng bạc. Khăn đội đầu của người Dao Đỏ ở đây thường có hai loại, khăn vấn bên trong và khăn phủ bên ngoài. Khăn vấn bên trong thường là màu chàm hoặc đen, dài khoảng 155cm, rộng 12cm. Toàn bộ mặt khăn được thêu kín các hoạ tiết trang trí bằng chỉ màu trắng, xanh lơ và màu đỏ. Hai đầu khăn đính nhiều chuỗi hạt cườm và có tua dài màu đỏ. Khăn được gấp đôi theo chiều dọc, hai mép khăn khâu lại với nhau thành một cái ống. Khi đội người ta cuộn nhiều vòng quanh đầu, thường từ hai đến ba khăn nối nhau thành một cái vành rộng. Khăn phủ bên ngoài thường cũng làm bằng vải chàm màu đen, dài 18cm, rộng 23 cm. Hai đầu khăn thêu hoa văn trang trí bằng chỉ màu giống như khăn vấn bên trong. Khi đội, khăn này phủ bên ngoài vành khăn bên trong, hai đầu khăn đỏ về phía sau vai. Cùng với chiếc khăn, trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ ở đây không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân. Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các hoạ tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ như nẹp ngực. Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong. Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ còn mặc áo con, gọi là lui ton, giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có nẹp cổ dài hình chữ nhật, từ cổ xuống nửa thân áo đều bằng vải đỏ và có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng. Góp phần trang trí thêm cho chiếc áo dài còn có dây lưng. Áo người Dao Đỏ không có khuy nên khi mặc người ta vắt chéo thân bên này đè lên thân bên kia rồi buộc dây lưng ra ngoài. Dây lưng bằng vải đỏ và không có hoa văn trang trí. Quần của phụ nữ Dao Đỏ luôn cùng màu với áo là màu chàm hoặc đen, được cắt theo kiểu chân què, cạp lá toạ. Gấu của ống quần có một vài đường thêu bằng chỉ màu trắng, đỏ và vàng. [...]... trên nương Hiện nay, tục cúng vía lúa vẫn được cộng đồng người Dao duy trì mỗi khi vào vụ gieo cấy Tục này được coi là một nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của người Dao, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam Người Dao được chia thành 4 ngành là: Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao quần trắng và Dao tuyển Cũng như các dân tộc khác, sau một năm lao động, sản xuất, họ cũng tổ chức ăn... người Dao Các trò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc ở 7 xã, thị trấn cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân cận đến xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao Xem chi tiết tại: http://www.xaluan.com TỤC THỜ CÚNG VÍA LÚA CỦA NGƯỜI DAO (YÊN BÁI) Từ xa xưa, trong quan niệm của người Dao cũng như nhiều dân tộc khác... người Dao chỉ có người Dao Tiền là mặc váy (váy của người Dao Tiền phía bắc dài hơn váy của người Dao Tiền phía nam) Áo của người Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu, chó Đây cũng là ý niệm xa xưa gián tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc đã có công giết giặc được vua gả công chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân. .. vào công việc của một năm mới để chờ đón xuân sau NGƯỜI DAO ĐÓN TẾT Hàng năm cứ mỗi độ đông về, cánh mai rừng nở rộ là người dân tộc Dao Quần Chẹt đón một năm mới, một Tết Nhảy mới mang đậm bản sắc dân tộc Rộn ràng Tết Nhảy - ảnh sưu tầm Cách thành phố Hòa Bình chừng 15km, thẳng theo hướng Đà Bắc ta bắt gặp khu du canh, du cư của người dân tộc Dao Quần Chẹt Chúng tôi đến xóm Rãnh, xã Toàn Sơn huyện... thêm rực rỡ, trọn vẹn của tổng thể hài hòa 'bản sắc văn hóa Việt' ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI "TRẦU SUN" CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ Hàng năm cứ vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), dân tộc Dao Đỏ ở Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thắng - Lào Cai) lại rộn ràng mở hội “Trầu Sun” Đây là hội chơi xuân truyền thống của đồng bào Dao Đỏ, mục đích của hội là thực hiện các nghi lễ cúng báo thần làng, đất trời phù hộ cho một năm... phục của người Dao Thanh Y Ảnh: baovanhoa.vn Đối với một dân tộc, một quốc gia bản sắc văn hóa là một giá trị có ý nghĩa tâm linh truyền thống cao quý thiêng liêng Khi tìm hiểu về thời trang và cách làm đẹp của người Dao Tiền, chúng ta càng thêm tự hào về bề dày truyền thống văn hóa Ở đó trang phục người phụ nữ Dao chiếm một vị trí đặc biệt, góp phần điểm xuyết thêm cho bức tranh 54 dân tộc anh em thêm... giới người Dao Đỏ thường không thống nhất và khác xa với trang phục nam giới người Dao Đỏ ở Hoàng Su phì, chỉ giống ở chiếc mũ đội đầu nhưng cách đội của những nam giới ở đây cũng khác hẳn Trang phục cảu người Dao Tiền Ảnh: tusachcongdong.com Trang phục thường ngày của thiếu nữ Dao đỏ Ảnh: daidoanket.vn Trang phục của thiếu chudu24.com nữ Dao Tiền Ảnh: Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm:... giống như tay áo của phụ nữ Hmông trên áo của phụ nữ Dao Đỏ ở đây còn thêm cái tạp dề giống như tạp dề của người Hmông Cái giống duy nhất và làm cho người ta nhận ra người Dao Đỏ ở đây chính là nẹp ngực áo được trang trí giống như nẹp ngực áo của người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì Áo con của phụ nữ Dao Đỏ ở đây cũng khác, chỉ bằng một nửa áo con của phụ nữ Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì Nó cũng không được thêu hoạ tiết... của vạn vật hộ mệnh cho khoẻ mạnh, làm ăn phát triển, tránh được hạn ách hay sự tấn công của thú dữ Đặc biệt, trong tín ngưỡng dân gian này thì tục thờ vía lúa-loại cây giúp con người duy trì sự sống đã được người Dao rất chú ý quan tâm Trước đây, người Dao cũng như nhiều dân tộc khác chỉ làm một vụ lúa mùa, lúa nương Sau khi thu hoạch, người ta chọn những bông to nhất, chắc hạt nhất để cất đi làm giống... đêm Đến nay, đời sốngcủa nhân dân ngày càng tiến bộ, các hủ tục đã được loại bỏ bớt thì từ12 năm trở đi, gia đình người Dao sẽ tổ chức tết nhảy một lần và thờigian tổ chức là 3 ngày 3 đêm Đểlàm được một lễ Tết nhảy không hề đơn giản chút nào bởi nó còn phụthuộc vào điều kiện vật chất cũng như đến việc thờ tự, lễ nghi Khônggiống như các dân tộc khác, cách thờ tự của người Dao Nga hoàng ở xãKiên Thành, . gián tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao. Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc - đã có công giết giặc được vua gả công chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc Dao ngày nay, áo thường có. văn hóa Việt'. ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI "TRẦU SUN" CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ Hàng năm cứ vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), dân tộc Dao Đỏ ở Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thắng - Lào Cai) lại. hoá dân gian Việt Nam. Người Dao được chia thành 4 ngành là: Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao quần trắng và Dao tuyển. Cũng như các dân tộc khác, sau một năm lao động, sản xuất, họ cũng tổ chức ăn